Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu 6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
59.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1704

Câu 6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Câu 6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở Việt Nam

Bài làm

Mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang

hướng tới là xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật

chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến,

phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và

tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã

hội, công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã

hội để đạt được những mục tiêu đó, vai trò của người quản lý kinh tế có ý

nghĩa quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại. Trong bất cứ lĩnh

vực hoạt động kinh tế nào, người quản lý cũng phải là những chủ thể hội

đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Làm gì để xây dựng đội ngũ cán

bộ quản lý kinh tế giỏi, bản lĩnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế

đất nước đang là vấn đề bức xúc đặt ra hàng đầu cho Đảng và nhà nước

ta.

Cán bộ quản lý kinh tế là tất cả các cá nhân thực hiện chức năng quản

lý nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế, họ cũng là người lao động nhưng

khác những người trực tiếp hoạt động sản xuất - kinh doanh ở chỗ lao

động mà họ thực hiện là lao động quản lý - một thứ lao động sản xuất đặc

biệt, nó không nằm ngoài mà nằm trong quá trình sản xuất vật chất, tạo ra

giá trị mang lại lợi nhuận cho từng đơn vị kinh tế. Do đó, quản lý kinh tế

trước hết là một nghề có chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nói đến cán bộ

là nói đến con người và người cán bộ phải được đặt trong mối quan hệ xác

định; quan hệ với đường lối, nhiệm vụ, chính trị trong từng thời kỳ nhất

định; quan hệ với bộ máy và cơ chế chính sách; quan hệ với thực tiễn hoạt

động kinh tế của đất nước.

Trong hoạt động kinh tế, cán bộ quản lý giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là

nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế của

một quốc gia, một doanh nghiệp, bởi họ trực tiếp tham gia xây dựng đường

lối, thể chế, kế hoạch chính sách, công cụ quản lý kinh tế và cũng là người

trực tiếp thực hiện những đường lối, kế hoạch đó, sử dụng những công cụ,

thực lực kinh tế để tác động quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường hoặc

trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý kinh

tế, các quyết định quản lý mà họ đưa ra có tác động sâu sắc, lâu dài đến

đời sống KTXH … . Có hai nhóm cán bộ quản lý kinh tế hoạt động ở hai

lĩnh vực khác nhau : quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý trong sản xuất

- kinh doanh. Hai nhóm cán bộ này thực hiện chức năng quản lý có khác

nhau, có những đặc điểm và yêu cầu riêng khác nhau nhưng có đặc điểm

và yêu cầu chung của một loại nghề nghiệp đặc biệt : nghề quản lý. Do vậy

họ phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và

năng lực quản lý nhất định.

Về phẩm chất chính trị, biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của cán bộ

quản lý kinh tế hiện nay là phải nắm vững quán triệt được quan điểm,

đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nước và ở từng cấp phải

biết cụ thể hoá đường lối quan điểm vào nội dung quản lý, vào trong hoạt

động thực tiễn của đơn vị, biểu hiện qua việc làm, kết quả cống hiến vào sự

nghiệp phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương. Cụ thể hơn,

yêu cầu về phẩm chất chính trị cho mỗi cán bộ quản lý là : phải có quan

điểm, lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong công

việc được giao, có ý chí và có khả năng làm giàu cho tập thể - xã hội và

cho bản thân, có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả

công việc của bản thân, đánh gía con người mà mình quản lý, biết cách

biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người, tạo

được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia cũng như hoạt động trong quá

trình đổi mới họ vừa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa phải rất năng

động sáng tạo.

Về phẩm chất đạo đức, người quản lý kinh tế phải sống và làm việc

theo pháp luật, đồng thời với tư cách là người quản lý, họ phải biết chăm lo

việc công của đơn vị, của nhà nước cũng như chăm lo đến con người, tập

thể, cộng đồng, biểu hiện qua cách xử sự công bằng, công tâm, khách

quan, có văn hoá, tôn trọng con người… Bên cạnh đó, người quản lý phải

là tấm gương cho người dưới quyền và người lao động trực tiếp noi theo,

điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải là người liêm khiết, khiêm tốn,

trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi. Sự công bằng, công tâm của người

lãnh đạo, quản lý và thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ,

giữa quyền lợi và trách nhiệm là yếu tố hết sức quan trọng bởi nó đem lại

sự đồng thuận, đoàn kết và thống nhất cao của tập thể mà họ quản lý. Cuối

cùng, người quản lý kinh tế còn phải biết lưu giữ và hàm chứa những

truyền thống dân tộc, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố

hiện đại trong tính cách.

Về yêu cầu năng lực quản lý, họ phải có khả năng hoàn thành một hoạt

động nhất định, bao gồm năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản

lý.

Về năng lực chuyên môn, người quản lý kinh tế phải có kiến thức

chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý mới thực để biết sử

dụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, các cán bộ chuyên môn dưới quyền,

giao đúng việc và tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng chuyên môn cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!