Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu 3 : Phân tích bối cảnh lịch sử của chỉ thị toàn quốc kháng chi ến (22.12.1946) và kết quả của
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
101.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1036

Câu 3 : Phân tích bối cảnh lịch sử của chỉ thị toàn quốc kháng chi ến (22.12.1946) và kết quả của

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Câu 3 : Phân tích bối cảnh lịch sử của chỉ thị toàn quốc kháng chiến

(22.12.1946) và kết quả của chủ trương ấy.

BÀI LÀM

I. Phân tích bối cảnh lịch sử :

Từ tháng 9/1945 đến 12/1946, vượt qua muôn vàn thử thách sóng gió do thù

trong giặc ngoài gây ra, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giữ vững được chính quyền

cách mạng, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống

thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi.

Mặc dù đã cùng ta kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946, song với

bản chất ngoan cố và phản động của chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân Pháp đã ráo

riết thực hiện âm mưu đặt lại nền thống trị trên toàn bộ đất nước ta. Trước tình hình

đó, Đảng ta thấy rõ “Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình

cũng nhất định phải đánh Pháp”. Đầu 11/1946, Hồ Chí Minh ra chỉ thị “Công việc

khẩn cấp bây giờ” người nêu lên kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, vạch ra

những công việc về quân sự , chính trị, kinh tế…. Người nhấn mạnh cần phải hiểu

và làm cho dân hiểu cuộc kháng chiến của ta rất gay go, gian khổ, phải kháng chiến

lâu dài để chống lại chiến tranh “chớp nhoáng” của địch. Muốn kháng chiến lâu dài

và thắng lợi phải có quyết tâm “Cố gắng sức qua khỏi mùa lạnh lẽo, thì ta sẽ gặp

mùa xuân”…

Đúng như nhận định của Đảng, thực dân Pháp hoàn toàn bội ước cố ý gây

cuộc chiến tranh xâm lược toàn bộ nước ta, Đảng phải lãnh đạo nhân dân cả nước

đứng lên kháng chiến trong một bối cảnh một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ;

hai là đấu tranh đến cùng để giữ lấy độc lập và tự do.

A- Thuận lợi :

( Trong nước :

Trước ngày kháng chiến toàn quốc nổ ra, Đảng ta đã có những chủ trương

quan trọng kịp thời chỉ đạo kháng chiến ở miền Nam và chuẩn bị cho cả nước kháng

chiến.

* Nội dung chỉ thị “Kháng chiến toàn quốc” (25 tháng 11 năm 1945)

* Nghị quyết hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (19/10/1946) và văn kiện

“Công việc khẩn cấp bây giờ” đã đặt nền móng cho đường lối kháng chiến của Đảng

ta.

- Từ tháng 2 năm 1946, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đấu tranh với Pháp,

liên tiếp nhân nhượng Pháp những quyền lợi quan trọng để bày tỏ thiện chí hòa bình

của nhân dân Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà

ta biết khó có thể tránh khỏi.

- Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cùng những thành quả đạt được

từ sau khi giành chính quyền đến ngày kháng chiến toàn quốc đã tạo nên những

thuận lợi mới, căn bản có thể phát huy lâu dài, bảo đảm thắng lợi cho nhân dân ta

trong cuộc kháng chiến. Như : tổ chức tổng tuyển cử, bầu Quốc hội (06/01/1946),

ban hành hiến pháp Nhà nước (11/1946)… đã tạo tính hợp hiến, hợp pháp của chính

phủ Hồ Chí Minh. tích cực xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm : Quân đội và Công

an nhân dân. Thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946) thu hút sức mạnh

của khối đại đoàn kết dân tộc. Phát động “tuần lễ vàng”, xây dựng “quỹ độc lập”, diệt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!