Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu 1: Trình bày nội dung, vai trò của cơ chế quản lý kinh tế. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Câu 1. Trình bày nội dung, vai trò của cơ chế quản lý kinh tế. Những giải
pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ?
Bài làm
Cơ chế quản lý kinh tế có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và thịnh
vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc. Cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn,
phù hợp sẽ tạo động lực xã hội và trở thành công cụ phát triển kinh tế phục
vụ đắc lực cho việc tạo ra của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã
hội. Ngược lại, cơ chế quản lý kinh tế lạc hậu, đi ngược lại các quy luật
khách quan sẽ làm kìm hãm, trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến
những hậu quả mà khắc phục nó phải là tốn một thời gian rất dài không chỉ
một vài năm mà phải là hàng mấy chục năm. Vậy nội dung, vai trò của cơ
chế quản lý kinh tế là gì ? Cơ chế quản lý kinh tế mà Việt Nam đang áp dụng
là gì ? Những giải pháp nào để hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta
nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra cho sự phát triển đất nước ? Bằng
những kiến thức về quản lý kinh tế, chúng ta hãy phân tích làm rõ vấn đề
trên
Cơ cấu kinh tế của hệ thống kinh tế quốc dân luôn ở trạng thái động và
phải bảo đảm nội dung biến động thỏa mãn những nhu cầu không ngừng
tăng lên của xã hội. Sự biến đổi, chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vận hành
theo những quy luật vận động khách quan : đó chính là cơ chế kinh tế. Nhận
thức cơ chế kinh tế khách quan để từ đó xây dựng cơ chế điều khiển nhằm
đảm bảo quá trình vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế theo đúng yêu cầu, quy
luật khách quan là công việc hệ thống quản lý phải giải quyết và đây cũng
chính là nội dung xây dựng cơ chế quản lý kinh tế. Như vậy, cơ chế quản lý
kinh tế được hiểu như là hệ thống các yếu tố, phương pháp, cách thức, công
cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để vận hành, tác động, điều khiển quá trình
vận động của hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý, mục
tiêu phát triển đã hoạch định. Cơ chế quản lý kinh tế là sản phẩm sáng tạo
của chủ thể quản lý, vì vậy nó mang tính chủ quan của chủ thể quản lý
nhưng đồng thời nội dung của nó cũng phải dựa trên cơ sở nhận thức, phản
ánh những nội dung khách quan của cơ chế kinh tế. Sự phù hợp hay không
phù hợp của cơ chế quản lý với cơ chế kinh tế hoặc sẽ tạo động lực hoặc sẽ
tạo áp lực cản trở chính quá trình vận động, phát triển cơ cấu kinh tế của hệ
thống kinh tế quốc dân.
Về mặt cấu trúc, cơ chế quản lý kinh tế bao gồm 2 thành phần cơ bản :
một là hệ thống các mục tiêu để định hướng nội dung vận động của hệ
thống kinh tế trong từng thời kỳ và hai là hệ thống các yếu tố, phương pháp,
công cụ quản lý kinh tế được chủ thể quản lý sử dụng để vận hành, điều
khiển hoạt động của hệ thống kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng cơ chế quản lý kinh tế là
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Riêng ở Việt Nam, trong suốt
thời kỳ quá độ đi lên CNXH, Đảng ta đã xác định rõ phải phát triển nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nói rõ hơn, đó chính là nền kinh tế mà phương
thức vận hành của nó tuân theo các quy luật kinh tế khách quan của nền
kinh tế thị trường, các quy luật của thời kỳ quá độ đồng thời có sự quản lý
của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với
xu hướng phát triển khách quan của thời đại bởi vì sử dụng cơ chế thị
trường để quản lý nền kinh tế không phải là thuộc tính của CNTB mà nó
được xem như là một thành quả của văn minh nhân loại đồng thời trong thời
kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
nhìều hình thức sở hữu, đây là những điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của
nền kinh tế thị trường .
Về nội dung, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và chủ quan
trong quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về nhân tố khách quan, cơ chế thị trường được sử dụng như “bàn tay vô
hình” để điều tiết hoạt động của nền kinh tế theo các quy luật khách quan :
quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả, quy
luật lợi nhuận… Nội dung của cơ chế “Bàn tay vô hình” gồm ba yếu tố : một
là quan hệ cung - cầu là cơ chế điều tiết mối quan hệ giữa các chủ thể tham
gia hoạt động của nền kinh tế; hai là giá cả và lợi nhuận đóng vai trò đóng
vai trò phân phối các nguồn lực (giá cả) và tạo động lực cho các chủ thể (lợi
nhuận); ba là cạnh tranh là cơ chế phát triển của doanh nghiệp và của hệ
thống kinh tế quốc dân đó. Chính cơ chế thị trường tạo nên tính năng động,
tính trách nhiệm và tính hiệu quả trong quá trình vận động của nền kinh tế.
Tuy nhiên, phải thấy rằng cơ chế thị trường như con dao 2 lưỡi, bên cạnh
những mặt tích cực, nó còn có những mặt tiêu cực như : luôn chứa đựng
những yếu tố tự phát, dễ làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng
do tính tất yếu của các chu kỳ kinh tế, tình trạng độc quyền do cạnh tranh thị
trường tạo ra sẽ dần dần hạn chế các nguồn lực, hàng hóa công cộng không
được thị trường quan tâm, thông tin trên thị trường bất cân xứng, mội trường
sinh thái bị phá hủy, sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội ngày càng rõ đe
doạ đến tính ổn định của đất nước …
Vì vậy, để sử dụng rộng rãi cơ chế thị trường phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của nó thì cần phải có sự can thiệp của Nhà nước
thông qua chính sách, cơ chế quản lý nhằm xác lập trạng thái ổn định của cơ
chế thị trường trong quá trình tác động của cơ chế. Nếu cơ chế thị trường là
cơ chế vận hành khách quan của nền thị trường thì hoạt động quản lý của
nhà nước mang dấu ấn chủ quan của chủ thể quản lý nhà nước Nhà nước
1-1 1-2