Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cao Bằng - Đất văn chương
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1504

Cao Bằng - Đất văn chương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

CAO BẰNG - ĐẤT VĂN CHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

CAO BẰNG - ĐẤT VĂN CHƢƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung

Thái Nguyên, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn

PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Ngữ

văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp

đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại

trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, cảm

ơn nhà thơ, nhà văn Hoàng Triều Ân, nữ nhà văn Đoàn Ngọc Minh đã tận

tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý báu để tôi hoàn

thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã

động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt luận

văn này.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Bích Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng

dẫn của PGS.TS. Trần Thị Việt Trung. Các kết quả nêu trong luận văn này là

trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Bích Hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 9

3.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 9

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 10

4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 10

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 10

6. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp..................................................................... 11

7. Bố cục luận văn ......................................................................................... 11

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 12

Chƣơng 1 CAO BẰNG - VÙNG ĐẤT BIÊN CƢƠNG GIÀU TRUYỀN

THỐNG ............................................................................................................. 12

LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VĂN CHƢƠNG .............................................. 12

1.1. Cao Bằng - mảnh đất vùng cao biên giới hùng vĩ và đa dạng................ 12

1.2. Cao Bằng - mảnh đất có truyền thống lịch sử hào hùng ........................ 16

1.3. Cao Bằng - mảnh đất giầu truyền thống văn chƣơng............................. 20

Chƣơng 2 VĂN HỌC CAO BẰNG - DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM ............... 26

2.1. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nối tiếp nhau liên tục phát triển 27

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975............................................. 27

2.1.2 Giai đọan từ năm 1975 đến năm 2000.............................................. 28

2.1.3. Giai đoạn 15 năm đầu thế kỷ XXI................................................... 29

2.2. Văn học Cao Bằng phát triển một cách toàn tƣơng đối diện và phong

phú ................................................................................................................. 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2.1. Cao Bằng - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca............................... 31

2.2.2. Văn xuôi Cao Bằng.......................................................................... 40

2.2.3. Nghiên cứu sƣu tầm và phê bình văn học ....................................... 50

2.3. Văn học Cao Bằng - những thành tựu và những thách thức trong thời kỳ

mới ................................................................................................................. 54

Chƣơng 3 MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU...................................................... 60

3.1. Nhà thơ Dao - Bàn Tài Đoàn ngƣời đặt nền móng cho văn học Cao Bằng

thời kỳ hiện đại .............................................................................................. 60

3.2. Y Phƣơng - nhà thơ Tày xuất sắc của Cao Bằng.................................... 69

3.3. Cao Duy Sơn - ngƣời đƣa văn xuôi DTTS lên một tầm cao mới........... 80

3.4. Hoàng Triều Ân - Nhà văn hóa, nhà “Tày học” của quê hƣơng Cao Bằng..91

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 104

PHỤ LỤC I...................................................................................................... 111

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc,

là một vùng non nƣớc hùng vĩ và là nơi chứa đựng đầy các chiến tích, kỳ tích

lịch sử chống giặc giữ nƣớc; nơi chứa đựng những truyền thống văn hóa phong

phú và đặc sắc của các tộc ngƣời dân tộc thiểu số (DTTS) vùng biên viễn của

đất nƣớc. Phải chăng vì thế mà mảnh đất Cao Bằng từ xƣa tới nay đã sinh ra

biết bao võ tƣớng anh hùng, và cũng đã sản sinh ra bao thế hệ nhà thơ, nhà văn

ngƣời DTTS nổi tiếng của địa phƣơng, khu vực cũng nhƣ của cả nƣớc.

Đứng trên phƣơng diện sáng tác văn chƣơng - trong các tỉnh miền núi

phía Bắc nói riêng, các tỉnh có nhiều đồng bào ngƣời DTTS nói chung thì Cao

Bằng là tỉnh có số lƣợng nhà văn, nhà thơ DTTS nhiều nhất và cũng là mảnh

đất sinh ra nhiều cây bút DTTS tiêu biểu, xuất sắc nhất. Từ thế kỷ thứ XVII,

Cao Bằng đã xuất hiện các nhà thơ Tày nhƣ: Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn

với các trƣờng ca viết bằng chữ Nôm Tày (nhƣ Tam nguyên luận, và Lƣợn tứ

quý). Đến thế kỷ thứ XIX, văn chƣơng Cao Bằng lại đƣợc ghi nhận với sự xuất

hiện của nhà thơ Tày nổi tiếng Hoàng Đức Hậu - ngƣời đã sáng tác bằng cả ba

thứ ngôn ngữ Tày, Hán và Quốc ngữ với hơn 120 bài thơ đã thu hút đƣợc khá

nhiều nhà nghiên cứu phê bình sƣu tầm và tìm hiểu.

Sang thế kỷ thứ XX, Cao Bằng vẫn tiếp tục khẳng định đây là một địa

phƣơng có truyền thống văn chƣơng khi đã sinh ra các nhà văn, nhà thơ mở đầu

cho bộ phận văn học các DTTS hiện đại của cả nƣớc nhƣ Bàn Tài Đoàn, Vi

Hồng… và một loạt các cây bút thơ, văn xuôi thuộc các thế hệ sau nhƣ: Hoàng

Triều Ân, Bế Thành Long, Hà Ngọc Thắng, Y Phương, Triệu Lam Châu,

Nguyễn Hữu Tiến, Cao Duy Sơn, Trần Hùng, Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Lư,

Triệu Thị Mai, Bế Phương Mai...; cùng các cây bút nghiên cứu, sƣu tầm và phê

bình văn học DTTS nhƣ: Triều Ân, Hoàng Quảng Uyên, Thu Bình… Các thế hệ

nhà văn, nhà thơ DTTS Cao Bằng cũng chính là những tác giả có nhiều đóng

2

góp cho sự phát triển của văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. Trong đó

có những cây bút DTTS tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều thành tựu và đã đạt nhiều

giải thƣởng cao về Văn học nghệ thuật của quốc gia, quốc tế nhƣ: Nhà văn Vi

Hồng,nhà thơ Bàn Tài Đoàn, nhà thơ Y Phương, nhà văn Cao Duy Sơn, nhà

nghiên cứu, phê bình Triều Ân… Chính vì thế, có thể nói rằng: Cao Bằng chính

là mảnh đất có truyền thống văn chương, mảnh đất sản sinh ra nhiều thế hệ nhà

văn, nhà thơ DTTS xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học

các DTTS nói riêng và cho nền văn học dân tộc Việt nói chung. Vì vậy, nghiên

cứu về văn học Cao bằng cũng chính là nghiên cứu về văn học của một địa

phương miền núi tiêu biểu, có nhiều thành tựu đã đƣợc ghi nhận và khẳng định;

là nghiên cứu một vùng văn chương mang đậm bản sắc văn hóa các DTTS

vùng biên viễn của Tổ quốc Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trƣơng giảng dạy văn học địa

phƣơng cho học sinh các trƣờng Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Nếu

đề tài nghiên cứu thành công sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho việc

giảng dạy văn học địa phƣơng ở Cao Bằng đƣợc hệ thống sâu sắc và đầy đủ

hơn.

Bản thân tôi là một ngƣời con của mảnh đất Cao Bằng, với tình cảm yêu

quý và tự hào về mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, văn học, giàu truyền

thống lịch sử của tỉnh mình - tôi đã lựa chọn đề tài này để thể hiện tình yêu của

mình đối với quê hƣơng; đồng thời mong muốn đóng góp một tiếng nói để

khẳng định vẻ đẹp văn về văn hóa, văn học của địa phƣơng mình, khẳng định

sự đóng góp đáng trân trọng của các thế hệ nhà văn, nhà thơ của Cao Bằng đối

với đời sống văn học các DTTS nói riêng và đối với văn học Việt Nam hiện đại

nói chung.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Có thể khẳng định rằng: Văn học Cao Bằng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu

trong thời kỳ hiện đại, thế nhƣng việc nghiên cứu văn học ở vùng đất này còn

3

khá khiêm tốn. Cho tới nay, theo khảo sát của chúng tôi thì vẫn chƣa có một

công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo về văn

học Cao Bằng (cả về văn học dân gian cũng nhƣ văn học viết thời kỳ hiện đại).

Tuy nhiên trong rất nhiều các công trình nghiên cứu chung về văn học các

DTTS Việt Nam nói chung thì văn học Cao Bằng với các cây bút tiêu biểu của

mình đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu nhắc tới. Chúng tôi xin đƣợc điểm qua về

tình hình nghiên cứu về văn học Cao Bằng cụ thể nhƣ sau:

Đầu tiên có thể kể đến tên một số công trình nghiên cứu có sự giới thiệu

một cách khái quát về những thành tựu và hạn chế của văn học DTTS trong đó

có nhắc tới các nhà văn, nhà thơ của Cao Bằng nhƣ các cuốn: Đƣờng ta đi

(1972), Chặng đƣờng thơ mới (1985), Tuyển tập Văn học Dân tộc và miền

núi (1998), và Mấy suy nghĩ về văn học các DTTS ở Việt Bắc (1976) của tác

giả Nông Quốc Chấn (trong tác phẩm của mình, ông đã nhắc đến Hoàng Đức

Hậu - nhà thơ của Cao Bằng nhƣ một nhà tƣ tƣởng tiến bộ: “Trong lúc rất

nhiều người vẫn nghĩ là mọi cảnh vật ở trên mặt đất này đều do ông trời định

ra, thì nhà thơ Hoàng Đức Hậu đã dám nói trái lại “Chúa Vũ đào thác nước”

quả là một nhà tư tưởng tiến bộ, tư tưởng quý trọng con người, rất đáng khâm

phục” [18, tr.72]); 40 năm văn hóa nghệ thuật các DTTS Việt Nam 1945 -

1985 (1985) do Phong Lê chủ biên; Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn

ngữ dân tộc (1999) của Hoàng Văn An,... Đặc biệt, trong khoảng 20 năm trở

lại đây đã xuất hiện khá nhiều những công trình với định hƣớng nghiên cứu về

văn hóa,văn học các DTTS của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc khu

vực miền núi phía Bắc, nhất là của Đại học Thái Nguyên - một Đại học trọng

điểm quốc gia đặt tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Trƣớc tiên phải kể đến nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình DTTS Lâm

Tiến với các công trình nghiên cứu: Văn học các DTTS Việt Nam hiện đại (

năm 1995); Văn học các dân tộc thiểu số (năm 1997); Về một mảng văn học

dân tộc (1999); Văn học và miền núi - Phê bình tiểu luận (năm 2002) và

4

Tiếp cận văn học DTTS(năm 2011)… Trong các công trình của mình, tác giả

Lâm Tiến đã phác họa lên cả một diện mạo văn học DTTS Việt Nam thời kỳ

hiện đại với các nhà thơ, nhà văn qua các giai đoạn lịch sử, trong đó các tác giả

ngƣời Cao Bằng đƣợc nhắc đến với những cái tên nhƣ: Hoàng Đức Hậu, Bàn

Tài Đoàn, Triều Ân, Vi Hồng, Y Phương, Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng

Uyên…Tác giả đã khẳng định:. “nhờ có nó (Văn học DTTS) mà có những cái

con người ta không thể tìm thấy trong văn học Kinh lại tìm thấy trong văn học

các DTTS. Không ai có thể khắc họa tâm hồn, tính cách của dân tộc Tày như

thơ Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Y phương, Dương Thuấn và tiểu thuyết

của Vi Hồng, Cao Duy Sơn.Cũng không ai có thể làm thay Y Phương làm cái

cầu bắc nhịp, giao thoa văn học giữa các dân tộc” [71, Tr.240,241]. Tuy nhiên,

nhà nghiên cứu phê bình Lâm Tiến cũng đã chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ

hạn chế của bộ phận Văn học DTTS trong thời kỳ này là: “Khác với văn học

dân tộc Kinh, các tác giả trẻ tuổi của văn học các DTTS ngày càng ít đi. Y

Phương, Dương Thuấn, Cao Duy Sơn được coi là lớp nhà văn buổi giao thời

của dân tộc Tày còn được tắm mình một cách tự nhiên trong nguồn mạch văn

hóa trong lành của dân tộc, lại có điều kiện tiếp xúc với văn học Kinh và văn

học thế giới hiện đại, nên đã kết hợp được trong con người họ sự nhuần nhụy

giữa truyền thống và hiện đại” [71, tr.242].

Đặc biệt là tác giả Trần Thị Việt Trung - Một trong những chuyên gia

nghiên cứu về văn học DTTS Việt Nam hiện đại - trong khoảng 10 năm gần

đây đã cho ra đời khá nhiều cuốn sách nghiên cứu, phê bình về mảng văn học

DTTS (với vai trò viết độc lập, Chủ biên hoặc Đồng chủ biên) và công bố trên

20 bài nghiên cứu về văn học DTTS trên các Tạp chí Trung ƣơng và Tạp chí

của các Trƣờng Đại học, trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu về văn

học DTTS nhƣ: Bản sắc dân tộc trong thơ các DTTS Việt Nam hiện đại

(Chủ biên, năm 2010), Văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số

đặc điểm (Đồng chủ biên, năm 2011), Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học

5

DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại (Chủ biên, năm 2013), và mới đây là cuốn

Văn học DTTS Việt Nam - Truyền thống và Hiện đại (Đồng chủ biên, năm

2014)... Trong các công trình nghiên cứu về Văn học DTTS xuất bản trên - có

nhiều lần, nhiều đoạn hoặc là cả một chƣơng tác giả đã giành viết những lời

nhận xét, đánh giá, phân tích và khẳng định về những nét đặc sắc, những đóng

góp quan trọng của các cây bút văn xuôi, thơ, nghiên cứu phê bình ngƣời Cao

Bằng. Tác giả đã nhắc đến Triều Ân - là một “Nhà văn dân tộc Tày đã tận tụy

cả đời với công việc nghiên cứu, sưu tầm VHDG Tày, phong phú và giàu có”

[77, tr.898]; nhà thơ Bàn Tài Đoàn: “hầu như tất cả thơ ông cùng hồn thơ ông

nhập cùng những bài dân ca, những bài hát giao duyên quen thuộc của dân tộc

mình. Họ thấy được tình yêu, mơ ước, khát vọng và lời tâm tình của cộng đồng

vốn đầy sức sống và tràn trề ân nghĩa với cuộc đời, với Đảng, với Bác Hồ” [77,

tr.823]. Tác giả Trần Thị Việt Trung cũng đã giới thiệu và khẳng định: “nhà

văn Hoàng Quảng Uyên - trên vùng đất địa đầu của Tổ quốc cũng là một nhà

văn vừa sáng tác, vừa hăng hái viết phê bình văn học”, và “Khoan hãy nói đến

giá trị khoa họccủa những cuốn sách này, chỉ riêng thái độ dũng cảm của nhà

văn trong việc đặt lại vấn đề hiểu, giảng về thơ Bác như thế nào cho chính xác

trong nhà trường các cấp - với các giáo sư, các nhà khoa học hiện nay cũng đủ

khiến người khác phải nể phục nhà văn của non nước Cao Bằng rồi” [77,

tr.896]…

Tiếp theo là tác giả Đào Thủy Nguyên với cuốn sách: Bản sắc văn hóa

dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn DTTS Việt Nam (Chủ biên, năm

2014). Trong cuốn sách này, tác giả đã dành hai mục của chƣơng 4 để nói về 02

nhà văn Cao Bằng: nhà văn Vi Hồng (với tựa đề: Nhà văn Vi Hồng - Bản sắc

văn hóa dân tộc trong cảm hứng nhân văn truyền thống) [71, tr. 252] và nhà

văn Cao Duy Sơn (với tựa đề: Nhà văn Cao Duy Sơn - đến với hiện đại từ cội

ngồn văn hóa truyền thống) [71, tr.273] cùng một số bài nghiên cứu về Văn học

DTTS đăng trên các Tạp chí, trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia, quốc tế khác đều có

6

nhắc đến một số tác giả tiêu biểu của Cao Bằng nhƣ: Bản sắc văn hóa dân tộc

trong văn xuôi các DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập (Tạp chí

Nghiên cứu văn học tháng 3/2013); Bản sắc văn hóa dân tộc qua hình ảnh thiên

nhiên trong văn xuôi các DTTS (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 220, tháng

5/2013)... Tác giả Cao Thị Hảo cũng là ngƣời đã giành nhiều tâm huyết cho việc

nghiên cứu văn học DTTS. Ngoài cuốn sách: Văn học DTTS Việt Nam thời kỳ

hiện đại - Một số đặc điểm (Đồng chủ biên với Trần Thị Việt Trung, năm 2011),

tác giả Cao Thị Hảo còn có một số bài nghiên cứu về văn học DTTS trong đó có

điểm đến các tác giả Cao Bằng đƣợc đăng tải trên các Tạp chí Trung ƣơng và của

Đại học Thái Nguyên.

Bên cạnh đó còn có một số tác giả khác cũng rất quan tâm với mảng đề

tài nghiên cứu về Văn học DTTS nhƣ tác giả: Nguyễn Đức Hạnh (Đồng chủ

biên với tác giả Trần Thị Việt Trung cuốn “Văn học Dân tộc thiểu số Việt

Nam - Truyền thống và hiện đại” - trong đó có các phần nghiên cứu về các

tác giả ngƣời Cao Bằng nhƣ: “Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và hƣ cấu nghệ thuật

trong 2 tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của nhà văn Hoàng Quảng

Uyên và Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn dƣới góc nhìn văn hóa”, hoặc

tác giả Lê Thị Bích Hồng và Cao Thành Dũng với Bản sắc văn hóa Tày trong

tản văn Y Phƣơng…

Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã kể trên còn có nhiều

bài nghiên cứu lẻ đƣợc đăng trên các Tạp chí: Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam,

Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam... của các tác giả nhƣ: Nguyễn Long,

Nguyễn Thế Thành, Bùi Thị Thu Trà, Nguyễn Thị Hải Anh…, cùng những bài

viết, những đề tài luận án, luận văn của các học viên Cao học và nghiên cứu

sinh của Đại học Thái Nguyên đã góp phần khẳng định giá trị và vai trò của

văn học các DTTS nói chung, của các nhà văn Cao Bằng nói riêng trong thời

kỳ hiện đại.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!