Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
354.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1580

cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề án kinh tế chính trị

1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi

thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị

trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó

nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một

trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

nước ta còn yếu kém.

Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên

của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập

AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh

đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước

công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh

nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có

một chính sách cạnh tranh đúng đắn.

Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền

kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không

hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng

cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của

mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước,

ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn

lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng,

có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, ngày

13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân

Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư

Đề án kinh tế chính trị

2

nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà

nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.

Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường,

nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế

nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận

dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành

tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này

và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện,

xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải

là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển

kinh tế.

Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc

một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường

nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành

mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát

triển kinh tế.

Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có

hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của

nước ta.

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và

nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ

tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.

Đề án kinh tế chính trị

3

PHẦN 2

CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN

1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách

quan

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao

gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị

trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán

kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng

hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh

thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người

với người.

Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh

tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để

trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát

triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của

quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có

được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao

động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các

yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể

chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết

thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy

vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh

là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh

nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng

cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh

về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!