Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Mi-An-Ma: thực trạng và triển vọng
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
487.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1912

Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Mi-An-Ma: thực trạng và triển vọng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Các vấn đề Quốc tế

12/2012 131 1 132 12/2012

CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC CỦA

TRUNG QUỐC, MỸ VÀ ẤN ĐỘ Ở MI-AN-MA:

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

PGS. TSKH. Trần Khánh*

Tóm tắt

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên,

nhất là nguồn năng lượng giàu có, công cuộc cải cách theo hướng dân

chủ diễn ra khá mạnh mẽ ở Mi-an-ma từ năm 2010 đến nay đã và đang

làm tăng nhanh vị thế chiến lược của Mi-an-ma trong bàn cờ địa chính

trị của các nước lớn ở châu Á, trước hết là giữa Trung Quốc, Mỹ và Ấn

Độ. Xu hướng này cũng làm tăng nhanh nguồn “tài nguyên địa chính

trị” của Mi-an-ma, làm cho nước này trở thành một trong những tâm

điểm của những đổi mới hiện nay ở Đông Nam Á và tạo ra một sức hút

lớn đối với các cường quốc trên thế giới. Bài viết này khảo sát thực trạng

cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ tại Mi-an-ma hiện

nay và trong giai đoạn tới.

Vị thế của Mi-an-ma trong cuộc chơi chiến lược giữa các

nước lớn

Vị trí địa lý ngày càng có tầm chiến lược

Mi-an-ma (trước năm 1989 gọi là Miến Điện) nằm ở khu vực

Đông Nam Á lục địa với diện tích khoảng 678.500 km2

và dân số trên 59

* Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

triệu người (năm 2011). Đất nước này có đường biên giới dài cả trên đất

liền và biển. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cụ thể là với khu tự trị

Tây Tạng và tỉnh Vân Nam với độ dài biên giới 2.185 km; Phía Đông

giáp Lào với 238 km và với Thái Lan là 1.799 km; Phía Nam và Tây

Nam giáp biển Andaman và Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ Dương với độ dài

của đường biển trên dưới 3.000 km. Phía Tây giáp Ấn Độ với độ dài

1.462 km và với Băng-la-đét là 72 km. Chiều dài của đất nước từ Bắc

xuống Nam khoảng 2090 km và chỗ rộng nhất giữa phía Đông và phía

Tây khoảng 925 km. Bên cạnh đó, Mi-an-ma có hai con sông lớn là

Irrawaddy (dài 2.150 km) và sông Thanlwin (dài 1.660 km) chảy từ Bắc

xuống Nam. Cùng với yếu tố địa lý tự nhiên trên, sự đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống đường bộ xuyên biên giới giữa Mi￾an-ma và Trung Quốc, giữa Ấn Độ, Mi-an-ma và Thái Lan đã và đang

làm cho vị thế địa lý Mi-an-ma thay đổi, trở nên quan trọng hơn trong

giao lưu quốc tế, nhất là trong thương mại hàng hải ở Ấn Độ Dương và

thông thương đường bộ, đường sông nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương

một cách ngắn nhất.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng chưa bị khai thác

nhiều

Mi-an-ma được xếp vào loại nước giàu có bậc nhất trên thế giới về

khoảng sản, tài nguyên rừng và nguồn thủy điện. Đây có lẽ là một trong

những nguyên nhân chính mà thực dân Anh trước đây tìm mọi cách

chính phục nước này. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Mi-an-ma đứng

thứ 10 của thế giới về trữ lượng dầu khí với 3,2 tỷ thùng dầu và 2.460 tỷ

m3

khí tự nhiên. Riêng về xuất khẩu khí đốt (chủ yếu xuất sang Thái Lan

và Trung Quốc), trong những năm gần đây, hàng năm mang về số ngoại

tệ cho Mi-an-ma là hơn 3 tỷ USD. Điều đáng chú ý là hầu hết các mỏ dầu

khí của nước này nằm trên cạn (đất liền), dễ khai thác. Mặc dù công cuộc

, 12/2012:

131-153.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!