Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảnh ngày xuân
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
113.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
996

Cảnh ngày xuân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CẢNH NGÀY XUÂN

I.Giới thiệu vị trí, bố cục và nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

1.VÞ trÝ ®o¹n trÝch:

§o¹n trÝch n»m ë phÇn ®Çu (PhÇn 1) cña “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên

ngoại, tác giả đã tả cảnh ngày xuân, chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.

2. Bố cục

+4 câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân

+ 8 câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

+ 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

3.Nội dung nghệ thuật :

- Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh đặc sắc và một hệ thống từ giàu chất tạo hình. Nguyễn Du đã gợi tả thật

sinh động bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cả không khí lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.

II. Phân tích

1. 4 câu thơ đầu: Khung cảnh mùa xuân

- Hai câu đầu gợi tả cảnh mùa xuân theo cách riêng.

+ Hình ảnh : "Ngày xuân con én đưa thoi" gợi không gian, dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu

trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt vải không chỉ giúp người đọc hình dung

cảnh mùa xuân rất đặc trưng: "rồi dặt dìu mùa xuân chim én về" (Văn Cao) mà còn gợi ra hình như thời gian

trôi rất nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh.

+ Cảm giác nuối tiếc thời gian thoáng hiện ra ở câu thơ tiếp theo : "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu

mươi" (Thiều quang"gợi lên cái mầu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của

đất trời), làn ánh sáng đẹp của mùa xuân trở đi trở lại đã hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai, sang tháng

ba, những số từ "chín chục", "ngoài sáu mươi" cùng với từ "đã" nói lên điều ấy.

- Hai câu thơ tiếp theo Nguyễn Du đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa". So với hai câu thơ cổ xưa, rõ ràng hai câu thơ của NDu

đã trở thành bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng. Đường nét thanh tú, màu sắc hài hoà, trong

trẻo.

+ Cỏ non xanh tận chân trời => Thảm cỏ non xanh mơn mởn, ngọt ngào trải rộng tới chân trời là gam màu

nền cho bức tranh xuân. Bức tranh không gian rộng lớn như mở ra đến vô cùng vô tận. Quả là một hình ảnh

đầy sức sống và có sức gợi tả đặc biệt.( ở bản dịch này, người soạn sách đã thống nhất theo bản dịch của

Đào Duy Anh dùng từ "tận" chứ không dùng từ "rợn" như một số bản dịch khác. Từ "tận" sát hợp hơn so

với từ "dợn" (rợn) vì "dợn" gợi một vẻ gì u ám, sợ hãi không hợp với cảnh chiều xuân trong sáng, lòng

người thảnh thơi…)

+ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa: Trên nền cỏ xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng như

những trang sức quý giá để tô điểm cho vẻ đẹp của mùa xuân. Hai chữ "trắng điểm"là nhãn tự, cách chấm

phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa. Màu sắc có sự

hài hoà tới mức tuyệt diệu là do bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình.

=> Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân

với vẻ đẹp riêng: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ

nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm"làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn

chứ không tĩnh tại. Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh rất sống động, có hồn. Có lẽ mùa xuân

ngây ngất có sức quyến rũ và làm đắm say lòng người trên là quãng thời gian êm đềm, ngắn ngủi của cuộc

đời Kiều.

2. 8 câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

- Hai câu đầu, nhà thơ nói về Lễ hội Thanh minh diễn ra vào tháng ba. Tác giả đã tách hai từ "lễ

hội"thật tài tình khiến ta thấy rõ trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc:

+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân

+ Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê.

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!