Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Càng biển động lực của sự phát triển kinh tế miền trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
52(4): 13 - 18 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
1
CẢNG BIỂN - ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TRUNG
Lê Tiến Dũng (Nhà xuất bản - Đại học Thái Nguyên)
Nguyễn Thị Hằng (Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên)
Tóm tắt
Biển có một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, là cánh cửa để mở ra thế giới của các quốc
gia. Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế, là vùng duy nhất của Việt Nam mà tất cả các tỉnh đều
giáp với biển Đông. Miền Trung có đầy đủ các yếu tố để phát triển một nền kinh tế biển hoàn chỉnh, đặc biệt là
kinh tế cảng. Hiện tại, miền Trung có 17 cảng biển, trong đó có 3 hải cảng tầm quốc gia là Đà Nẵng, Quy Nhơn và
Nha Trang. Các cảng biển miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển, chúng đóng vai trò là cửa mở để thu hút
đầu tư. Vì vậy, cảng biển giữ vai trò động lực trong phát triển kinh tế miền Trung.
I. Đặt vấn đề
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước ngày càng
hội nhập sâu với thế giới thì bài toán phát triển
cảng biển càng trở nên cấp bách bởi cảng biển có
một vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế. Trong
chiến lược phát triển của mình, nhiều quốc gia trên
thế giới đã xác định thế kỷ 21 là kỷ nguyên của đại
dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc
biệt chú trọng đến việc khai thác biển (kể cả những
quốc gia không có biển).
Miền Trung được coi là “mặt tiền” của Việt
Nam, của Đông Nam Á và cả châu Á - Thái Bình
Dương. Đây là vùng duy nhất của Việt Nam có tất
cả các tỉnh đều giáp với biển Đông. Một điều khó
khăn đối với vùng đất này là địa hình kéo dài và
hẹp ngang nên rất bất lợi trong việc phát triển
không gian kinh tế trên quy mô rộng. Mặt khác,
đây là vùng phải gánh chịu nhiều thiên tai hơn so
với hai đầu đất nước. Nhưng bù lại, miền Trung
được ban tặng cho một nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá là Biển. Biển miền Trung rất giàu tiềm
năng và có nhiều lợi thế. Vì thế, có thể coi nền
kinh tế miền Trung thực chất là kinh tế biển, do
vậy, triển vọng phát triển là vô cùng lớn. Nhưng
Miền Trung lại tương đối nghèo nàn so với hai đầu
đất nước. Không ít người đã lặng lẽ tiến hành
những chuyến khảo sát dọc ven biển miền Trung
với một câu hỏi day dứt: miền Trung sẽ còn loay
hoay với cái nghèo đến bao giờ? Không bó tay
trước những rào cản mang tính tự nhiên, miền
Trung miệt mài đi tìm giải pháp cho việc mở cảng
biển để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Sự
ra đời của các cảng biển, trong đó có các cảng
nước sâu là một trong những việc làm thiết yếu
đầu tiên để vực dậy nền kinh tế của miền đất đầy
tiềm năng này.
II. Điều kiện phát triển kinh tế cảng biển miền
Trung
Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và
lợi thế, có đầy đủ các yếu tố để phát triển một nền
kinh tế biển hoàn chỉnh, đặc biệt là kinh tế cảng.
Vùng đất này sở hữu 1.172km bờ biển và có lợi
thế đặc biệt về vị trí địa lý. Miền Trung không chỉ
nằm ở giữa nước Việt Nam mà còn ở vị trí trung
tâm các trục giao lưu quốc tế của các nước
ASEAN. Đây là phần đất vươn ra biển Đông xa
nhất của nước ta; do đó các hải cảng của miền
Trung rất gần với đường hàng hải quốc tế, nối khu
vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á và các châu lục
khác. Phía Tây của miền Trung có nhiều cửa khẩu
giao thương với các nước nằm sâu trong lục địa
châu Á như Lào, Myanmar, vùng đông bắc Thái
Lan và đông bắc Campuchia. Do vậy, Hội nghị lần
thứ 8 của Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê
kông họp tại Manila (tháng 10-1998) đã đưa ra
khái niệm “Hành lang kinh tế Đông Tây” và quyết
định chọn dự án xây dựng tuyến đường bộ từ
Mukdahan (Thái Lan) qua Nam Lào đến Đà Nẵng
làm dự án đầu tiên trong hợp tác tiểu vùng. Năm
2000, Myanmar trở thành thành viên ASEAN, qui
mô dự án được mở rộng và khu vực cảng
Maưlamyine gần thủ đô Yangon được chọn làm
cửa ra phía Tây của hành lang. Như vậy, Hành
lang kinh tế Đông Tây có tổng chiều dài 1.450km,
đi qua vùng Nam Myanmar, Bắc Thái Lan, Nam
Lào và ba tỉnh miền Trung Việt Nam. Cửa khẩu
Lao Bảo ở phía tây tỉnh Quảng Trị hiện đang hoạt
động rất nhộn nhịp. Một số cửa khẩu biên giới
khác ở tỉnh Quảng Nam,.. đang được tiếp tục mở