Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Căn cứ k20 trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1964-1975).
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1522

Căn cứ k20 trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1964-1975).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

Căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc

(1964-1975)

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bắc

Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Duy Phƣơng

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khoá luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới

cô giáo Nguyễn Duy Phương - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong

suốt quá trình làm luận văn.

Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử – trường

Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức về lí luận

cũng như những kiến thức thực tiễn qua các năm học, làm cơ sở để em hoàn thành đề tài của

mình.

Ngoài ra còn có sự giúp đỡ về tài liệu, các thông tin liên quan tới đề tài của các cô chú ở

phường Mỹ An và Khuê Mỹ của Quận Ngũ Hành Sơn. Qua đây em xin gửi tới toàn thể cán bộ

phường lời cảm ơn chân thành nhất.

Đồng thời, để có được kết quả này, em xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình,

bạn bè.

Là một đề tài nghiên cứu về căn cứ cách mạng, mặc dù đã có nhiều cố gắng song cũng

không tránh khỏi những hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn

để em hoàn thành bài viết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bắc

3

A.P ẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng

mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc chiến tranh

giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Thắng lợi này

“mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những chiến công chói lọi

nhất, một biểu trưng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách

mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại

của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu

sắc”.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho dân tộc ta

nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Trong đó bài học về xây dựng hậu phương, căn

cứ kháng chiến có ý nghĩa rất quan trọng. Như V.I. Lênin từng nói “Muốn tiến hành

chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững

chắc”.

Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa truyền thống

đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta luôn đặt vấn

đề xây dựng hậu phương lên hàng quan trọng bậc nhất. Một trong những chìa khóa

tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề xây dựng căn cứ

kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn

cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương”.

Từ thực tiễn Việt Nam - một đất nước đất không rộng, người không đông, nền

kinh tế nông nghiệp lạc hậu phải chống lại những tên đế quốc có nền công nghiệp

và khoa học kĩ thuật phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn. Nên Hồ Chí

Minh xác định “thắng lợi phải đi đôi với trường kì, kháng chiến càng lâu dài và ác

liệt, càng phải huy động cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương.

Vì vậy nhất thiết phải xây dựng căn cứ, hậu phương vững mạnh toàn diện về mọi

mặt…”.

4

Trên cơ sở đó căn cứ cách mạng đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, rộng

khắp toàn cả nước, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước.

Trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ - ngụy đã chọn Đà Nẵng làm

nơi đổ bộ đầu tiên và nhanh chóng xây dựng Đà Nẵng thành khu liên hiệp quân sự

lớn nhất miền Trung. Để kịp thời đối phó với âm mưu đó, Khối Đa Mặn trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố “địa lợi - nhân hòa” đã

được Thành ủy Đà Nẵng và Quận ủy Quận III chọn để xây dựng căn cứ cách mạng,

lấy mật danh là K20.

Từ đây căn cứ cách mạng K20 trở thành khu vực trọng yếu nhất của thành phố

Đà Nẵng nhằm đảm bảo tốt hơn nữa cho việc trú đóng, hoạt động của cán bộ và các

cơ quan Quận ủy Quận III, và quan trọng hơn nữa là làm căn cứ bàn đạp quan trọng

và là chỗ dựa vững chắc nhất tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng Đà

Nẵng hoạt động cho đến ngày toàn thắng.

Là một sinh viên đang sống và học tập trên quê hương của một mảnh đất anh

hùng. Với mong muốn tìm hiểu thêm về truyền thống và những chiến công của căn

cứ K20 trên quê hương Ngũ Hành Sơn để từ đó thấy được vai trò vô cùng to lớn của

căn cứ cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm nên tôi quyết

định chọn đề tài “Căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964-

1975)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Căn cứ cách mạng có vai trò cực kì quan trọng, là một trong những nhân tố có

vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn

toàn. Vì vậy tìm hiểu về căn cứ cách mạng trong phong trào cách mạng nói chung

và trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ nói riêng đã thu hút sự quan

tâm của nhiều người trong giới nghiên cứu. Những tác phẩm, bài viết, luận án đề

cập đến vấn đề căn cứ kháng chiến ngày càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn.

Trong tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, Nxb Sự thật,

Hà Nội, 1970 và “Đường lối quân sự của Đảng ta là ngọn cờ trăm trận trăm thắng

của chiến tranh nhân dân ở nước ta”, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 1973, Đại

5

tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày về căn cứ địa dưới góc độ lý luận, giải quyết

một số vấn đề như: Khái niệm căn cứ địa, các hình thức phát triển từ thấp đến cao

của căn cứ địa, cơ sở xây dựng và vai trò của căn cứ trong chiến tranh giải phóng.

Sau năm 1975, do nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, đề tài căn cứ kháng chiến tiếp tục

được đi sâu nghiên cứu, đáng chú ý là bài viết của Trần Bạch Đằng (1993), “Vài

suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” ( Tạp chí lịch sử quân sự

số 3) và của Văn Tạo (1995), “Căn cứ địa cách mạng truyền thống và hiện tại”

(Tạp chí lịch sử quân sự số 4). Các bài viết này tiếp tục làm rõ những vấn đề lí luận

về căn cứ địa như: Khái niệm, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm… các tác giả cũng đã

nêu bật những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói chung và trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ nói riêng.

Ngoài ra, còn có một số cuốn sách viết về căn cứ kháng chiến của các địa

phương như: “Chiến khu miền Đông Nam Bộ 1945 -1954” của tác giả Hồ Sơn Đài

năm 1996, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, hay Luận án Thạc sỹ Lịch sử “Căn cứ địa

cách mạng ở Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975” của

Nguyễn Thị Thu, 2009, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên

cứu một cách khái quát và có hệ thống về căn cứ cách mạng ở các địa phương như:

Hoàn cảnh ra đời, vị trí, đặc điểm, nội dung, vai trò… Những công trình này đem

lại những kiến thức bổ ích và những bài học về phương pháp cho việc nghiên cứu.

Riêng nói về căn cứ K20, do đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh cách

mạng, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên đã được một số cá

nhân và tập thể tác giả trong giới khoa học nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh

khác nhau.

Về sách thì hầu hết chỉ có những tác phẩm chủ yếu viết về lịch sử địa phương,

lịch sử nghành. Về lịch sử nghành có một số cuốn sách như : “Mãi mãi vì nhân

dân” của Công an Quận Sơn Trà, 2000, Nxb Đà Nẵng; “Lịch sử lực lượng vũ trang

nhân dân thành phố Đà Nẵng 1945 – 2000” của Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng,

2002, Nxb Quân đội nhân dân, Đà Nẵng; “Đà Nẵng di tích và thắng cảnh”, của

Bảo tàng Đà Nẵng, 2009, Nxb Đà Nẵng. Những tác phẩm này được viết với nhiều

6

mục đích khác nhau nên chỉ mới giới thiệu sơ lược về truyền thống đấu tranh cách

mạng ở vùng thuộc căn cứ K20.

Về lịch sử địa phương có một số tác phẩm như : Viện sử học, 2001, “Lịch sử

thành phố Đà Nẵng (1930 – 2005)” của Đảng bộ phường Khuê Mỹ - Đảng bộ

phường Bắc Mỹ An (2005), Nxb Đà Nẵng, hay cuốn “Lịch sử Đảng bộ quận Ngũ

Hành Sơn (1930 - 2000)”, của Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn, 2005, Nxb Đà Nẵng

đã phản ánh khá đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và

nhân dân K20 nói riêng và của quân dân Đà Nẵng nói chung.

Ngoài các sách được xuất bản thì còn có một số bài viết, tạp chí đã viết về căn cứ

K20, các tác giả của những bài viết có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn nên đã đề cập

sâu hơn đến hoạt động của căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

như: Bùi Thị Lâm (2005), “Đất thánh K20”, trong : Đà Nẵng - khoảng khắc 29

tháng 3, Nxb Văn học, Hà Nội; Lê Hoàng Vinh, Lê Trung Dũng, 2011, “Ngũ Hành

Sơn vùng lịch sử, văn hóa tâm linh”, Nxb Văn học, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Phỉ

(2000), “Căn cứ lõm cách mạng Đa Mặn - Mỹ Thị - Mảnh đất thánh”, trong : Một

thời để nhớ, Nxb Đà Nẵng.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu một cách hoàn

chỉnh và có hệ thống về căn cứ K20 mà chỉ có những tác phẩm viết về căn cứ mang

nhiều tính gợi mở. Nhưng những nguồn tài liệu đã được công bố nói trên luôn là

những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài này.

3. ối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề

3.1. ối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước (1964 - 1975).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, làm rõ truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân thuộc vùng

căn cứ K20 và sự ra đời cũng như hoạt động của căn cứ trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước.

- Thứ hai, làm sáng tỏ vai trò, vị trí quan trọng của căn cứ K20 cũng như sự sáng

tạo độ đáo của Đảng bộ và nhân dân K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước (1964 -1975).

7

Thứ ba, rút ra những đóng góp và bài học kinh nghiệm cần thiết cho công cuộc

xây dựng đất nước hiện nay, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ tiếp tục phát huy

truyền thống lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian là căn cứ K20 nay là Phường Khuê Mỹ

và Phường Mỹ An. Thời gian từ năm 1964 -1975.

4. Nguồn tài liệu

Gồm các nguồn tài liệu thànhvăn đã được in ấn xuất bản.

Các tài liệu thực địa ở quận, phường và nguồn phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.

Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu trên mạng Internet.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi vận dụng một số phương pháp:

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lí

luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ kháng chiến để làm cơ sở nghiên

cứu. Về phương pháp chuyên nghành, luận văn vận dụng phương pháp lịch sử là

chủ yếu, kết hợp với phương pháp lôgic để dựng lại toàn bộ quá trình hình thành,

phát triển và các hoạt động của căn cứ K20 với tất cả những diễn biến, sự kiện điển

hình một cách chân thực.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp liên ngành,

tiếp xúc các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng

hợp, trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu… để nghiên cứu và trình bày luận văn.

6. óng góp của đề tài

- Về mặt khoa học: Khôi phục lại được sự ra đời, vai trò và đóng góp của căn cứ

K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964 -1975). Qua đó, góp phần

hiểu rõ hơn về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân Bắc Mỹ An trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964 -1975).

- Về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp những nguồn tư liệu về căn cứ K20, giúp

nhân dân đang sinh sống trên địa bàn hiểu rõ hơn về khu di tích lịch sử quan trọng

này. Từ đó, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ dân cư trong

phường Khuê Mỹ - Mỹ An nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời góp thêm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!