Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cần có "cái nhìn mới" về vị trí, vai trò của môn giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
133.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Cần có "cái nhìn mới" về vị trí, vai trò của môn giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 55 - 58

55

CẦN CÓ "CÁI NHÌN MỚI" VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC

CÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngô Thị Lan Anh*

, Bùi Thị Vân Hương

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong những năm qua, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam môn học Giáo dục công dân

vẫn luôn bị coi là môn học phụ, bị xem nhẹ từ người học đến nhà quản lý và bản thân cả người

dạy. Điều này đã làm cho môn học lẽ ra rất quan trọng bởi nó giáo dục, hình thành nhân cách, đạo

đức, thế giới quan, nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn cho người học…thì lại đang bị mất dần

chỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Do đó, để môn học giáo dục công dân phát huy được

giá trị đích thực của nó, các nhà quản lý giáo dục Việt Nam cần tạo ra sự bình đẳng về vị trí môn

học này với các môn học khác như toán, văn, lý, hóa… trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Từ khóa: Giáo dục công dân, Giáo dục, Giáo dục Việt Nam, quản lý giáo dục

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đã có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu

trong nước bàn về vị trí, vai trò của môn Giáo

dục công dân trong hệ thống giáo dục Việt

Nam những năm qua. Hầu hết các bài viết đều

nêu lên một thực trạng "không mấy sáng sủa"

đối với môn học này ở tất cả các bậc học phổ

thông nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

việc người học xem nhẹ môn học này so với

các môn học khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta

cần phải có cái nhìn mới về vị trí, vai trò của

môn học Giáo dục công dân trong hệ thống

giáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi ngay cái tên

gọi của môn học đã nói lên tầm quan trọng của

môn học này đối với việc hình thành, phát triển

nhân cách, đạo đức cho người học, giúp hình

thành ở người học nhân sinh quan lành mạnh,

những ứng xử mang tính đạo đức, nhân văn, là

cơ sở quan trọng để góp phần xây dựng con

người mới đáp ứng công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam. Như lời Bác Hồ từng

dạy: Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con

người xã hội chủ nghĩa.

ĐÔI ĐIỀU ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ VỊ

TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC

CÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO

DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

Môn Giáo dục công dân được đưa vào tất cả

các bậc học phổ thông ở Việt Nam. Ở tiểu

học, môn học này có tên là môn học đạo đức,

*

Tel: 0913 349 907; Email: [email protected]

ở trung học cơ sở và phổ thông trung học được

gọi là môn học Giáo dục công dân. Song, số

tiết dành cho môn học này chỉ là 1 tiết trên 1

tuần học và được xem như là một môn học phụ

không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập

và phát triển của học sinh. Chính vì vậy, từ bậc

phụ huynh cho đến học sinh thậm chí các thầy

cô giáo cũng không thật xem trọng môn học

này và không đầu tư cho nó. Nhiều học sinh

ngay từ bậc tiểu học, tập trung nhiều vào các

môn học toán, học tiếng Việt, học ngoại ngữ,

học các môn phát triển năng khiếu như nhạc,

họa… trong khi đó, chẳng có mấy học sinh

thích học môn đạo đức. Còn lên các bậc học

của trung học cơ sở và trung học phổ thông,

theo định hướng của cha mẹ, thầy cô, học sinh

càng chú trọng hơn tới các môn học liên quan

tới nghề nghiệp của các em trong tương lai, vì

thế môn học Giáo dục công dân lại càng không

được quan tâm đến.

Thầy cô giảng dạy môn học này, việc đổi mới

phương pháp giảng dạy còn chậm, vẫn chủ yếu

theo lối thầy đọc, trò chép, nếu có trình chiếu

cũng chỉ là hình thức, chưa thật sự có sự đầu tư

để chuẩn bị những tiết giảng tạo hứng thú cho

người học. Phương tiện, kỹ thuật dạy học hỗ

trợ cho giờ lên lớp của môn học này còn rất

hạn chế, các giờ ngoại khóa, thực hành kỹ

năng cho môn học gần như không có điều kiện

kinh phí để thực hiện. Bởi đây vẫn chỉ được

xem là môn học phụ, không có nguồn đầu tư

phát triển cho môn học này [2].

60Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!