Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A- LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ rất lâu, loài người chúng ta đã biết trao đổi những sản phẩm mà
mình tự sản xuất được cho nhau để thỏa mãn nhu cầu. Theo tiến trình của lịch
sử, nhu cầu của con người ngày càng tăng, sự trao đổi không chỉ diễn ra trong
những không gian nhỏ như một huyện, một tỉnh hay một quốc gia mà giữa
các quốc gia với nhau. Đó chính là hoạt động ngoại thương. Và qua thực tế,
chúng ta biết được quá trình này làm cho các nước trao đổi hàng hóa cho nhau
đều có lợi và nó đã đóng góp một phần lớn vào thu nhập quốc dân. Người đầu
tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương là
A.Smith. Như chúng ta đã biết rằng các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới
hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sẳn xuất
trên những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản
thì họ không sản xuất nữa. Trong điều kiện đó A,Smith cho rằng, có thể giải
quyết bằng cách phát triển sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm của
ngành này xuất khẩu để mua lương thực từ nước ngoài về. Như vậy thông qua
việc mua – bán trai đổi sản phẩm đã giải quyết được mặt hạn chế của tăng
trưởng.
Hoạt động này giữ một vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được
lợi thế của từng nước trên trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương
của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “
Cán cân thanh toán xuất khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập
của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
Với những vai trò và ý nghĩa của hoạt động ngoại thương nhóm chúng
tôi đã thực hiện nghiên cứu về những kết quả đạt được của Việt Nam trong
những thời gian qua, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
Do điều kiện có hạn, lượng kiến thực tích lũy được còn hạn chế nên bài
viết của chúng tôi không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo
của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung và sự góp ý của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
1