Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm xúc học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mai Hồng Đào
CẢM XÚC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mai Hồng Đào
CẢM XÚC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH MAI TRANG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Mai Hồng Đào
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ.
Trước tiên, lời biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi đến TS. Huỳnh Mai Trang,
người Cô đáng kính đã truyền cảm hứng và định hướng cho tôi ngay từ những
bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học – đầy khó khăn nhưng
vô cùng hạnh phúc. Tôi chân thành cảm ơn Cô đã luôn tin tưởng tôi, dành cho
tôi sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong
thời gian tôi học tập tại Trường và quý Thầy Cô công tác tại Phòng Sau đại
học đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi thực hiện Khảo sát về Cảm xúc trong Học
tập. Lời cảm ơn vô cùng to lớn xin được gửi đến các bạn sinh viên của trường
đã đồng hành cùng tôi trong thực nghiệm Nâng cao Cảm xúc trong Học tập
cho sinh viên.
Tôi rất cảm ơn tác giả Reinhard Pekrun đã cho phép tôi sử dụng thang đo
AEQ phiên bản tiếng Anh cũng như cung cấp tài liệu để thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình đã luôn
ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trên con đường phát triển tri thức và cũng
xin cảm ơn các anh chị, các bạn của lớp Cao học Tâm lý học Khóa 28 đã động
viên, chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn
Mai Hồng Đào
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM XÚC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN.......................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu cảm xúc trong học tập ..................................................... 6
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về cảm xúc trong học tập ở
nước ngoài............................................................................................... 6
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về CX liên quan đến học tập ở
trong nước ............................................................................................. 12
1.2. Khái niệm cơ bản .......................................................................................... 14
1.2.1. Cảm xúc ................................................................................................. 14
1.2.2. Cảm xúc trong học tập........................................................................... 19
1.3. Thang đo cảm xúc trong học tập và khung lý thuyết của thang đo .............. 23
1.3.1. Thang đo cảm xúc trong học tập............................................................ 23
1.3.2. Khung lý thuyết của AEQ...................................................................... 27
1.4. Một số lý luận khác liên quan đến đề tài....................................................... 36
1.4.1. Một số lý luận liên quan đến sinh viên.................................................. 36
1.4.2. Lý luận nâng cao cảm xúc trong học tập ............................................... 38
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 42
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẢM XÚC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................ 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 43
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 43
2.1.2. Công cụ nghiên cứu ............................................................................... 44
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ...................................................................... 46
2.2.1. Cảm xúc của sinh viên liên quan đến lớp học ....................................... 46
2.2.2. Cảm xúc của sinh viên liên quan đến việc học...................................... 48
2.2.3. Cảm xúc của sinh viên liên quan đến thi cử .......................................... 51
2.2.4. So sánh các CX lớp học, CX việc học và CX thi cử ............................. 53
2.2.5. Mối tương quan giữa các CXTHT......................................................... 55
2.2.6. Mối tương quan giữa các CXTHT và học lực của sinh viên................. 59
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 63
Chương 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM NÂNG CAO CẢM XÚC
HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................. 64
3.1. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm.................................................................. 64
3.1.1. Định hướng nghiên cứu thực nghiệm.................................................... 64
3.1.2. Mô tả thực nghiệm................................................................................. 66
3.2. Kết quả thực nghiệm..................................................................................... 69
3.2.1. Kết quả tác động của thực nghiệm đối với việc nâng cao cảm xúc
trong học tập giữa ba nhóm .................................................................. 70
3.2.2. Kết quả phân tích bài viết ...................................................................... 74
3.3. Bàn luận ........................................................................................................ 77
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CX Cảm xúc
CXTHT Cảm xúc trong học tập
ĐHSP TPHCM Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTB Điểm trung bình
STN Sau thực nghiệm
SV Sinh viên
TN Thực nghiệm
TTN Trước thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại cảm xúc trong học tập theo ba chiều kích (theo Pekrun
và cộng sự, 2007, trang 16)................................................................... 22
Bảng 1.2. Giả định cơ bản về Kiểm soát, Giá trị và Cảm xúc trong học tập
(theo Pekrun và cộng sự, 2007) ............................................................ 31
Bảng 2.1. ĐTB chung của các CX liên quan đến lớp học của SV ĐHSP
TPHCM................................................................................................. 47
Bảng 2.2. ĐTB xét theo bối cảnh của các CX liên quan đến lớp học của SV
ĐHSP TPHCM ..................................................................................... 47
Bảng 2.3. ĐTB chung của các CX liên quan đến việc học của SV ĐHSP
TPHCM................................................................................................. 49
Bảng 2.4. ĐTB xét theo bối cảnh của các CX liên quan đến việc học của SV
ĐHSP TPHCM ..................................................................................... 50
Bảng 2.5. ĐTB chung của các CX liên quan đến thi cử của SV ĐHSP
TPHCM................................................................................................. 51
Bảng 2.6. ĐTB xét theo bối cảnh của các CX liên quan đến thi cử của SV
ĐHSP TPHCM ..................................................................................... 52
Bảng 2.7. Hệ số tương quan hạng Spearman của từng CXTHT của SV
ĐHSP TPHCM xét giữa lớp học, việc học và thi cử............................ 55
Bảng 2.8. Hệ số tương quan hạng Spearman của các CXTHT của SV ĐHSP
TPHCM xét trong lớp học, việc học và thi cử...................................... 57
Bảng 2.9. Hệ số tương quan hạng Spearman giữa các CXTHT và học lực
của SV ĐHSP TPHCM......................................................................... 59
Bảng 3.1. Giai đoạn và hoạt động tiến hành thực nghiệm .................................... 68
Bảng 3.2. Chênh lệch ĐTB của từng CXTHT liên quan đến lớp học ở
ba nhóm................................................................................................. 70
Bảng 3.3. Chênh lệch ĐTB của từng CXTHT liên quan đến việc học ở
ba nhóm................................................................................................. 71
Bảng 3.4. Giá trị Sig. và chênh lệch ĐTB của các CXTHT có sự khác biệt có
ý nghĩa giữa điểm trung bình trước và sau thực nghiệm giữa ba
nhóm ..................................................................................................... 73
Bảng 3.5. Tần số của đối tượng biết ơn trong ba lần viết của nhóm 1.................. 75
Bảng 3.6. Tần số chủ đề của các hoạt động mang lại sự lòng qua ba lần viết
của nhóm 2............................................................................................ 76
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình chung của từng CX liên quan đến lớp học, việc
học và thi cử của SV ĐHSP TPHCM................................................. 53
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình chênh lệch của từng CXTHT liên quan đến thi
cử ở ba nhóm ...................................................................................... 72
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình cấu trúc thành phần của cảm xúc ........................................... 16
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc Bảng hỏi Cảm xúc Thành tích - AEQ.................................... 24
Sơ đồ 1.3. Tóm tắt lý thuyết kiểm soát - giá trị của CXTHT ................................ 29
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc Bảng hỏi Cảm xúc trong Học tập........................................... 44
Sơ đồ 3.1. Mô hình thực nghiệm nâng cao CXTHT cho sinh viên........................ 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có
vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước; đó là những chủ
trương, chính sách được ưu tiên thực hiện trước so với các chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội khác (Bộ Quốc phòng – Viện Khoa học Xã hội Nhân văn
quân sự, 2016). Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, trong đó nêu rõ phương hướng chung cho các bậc học là:
“Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục…”
(2018, trang 1). Như vậy, giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng và nhiệm vụ nâng
cao chất lượng giáo dục càng phải được ưu tiên thực hiện.
Đại học là một trong những bậc học rất được chú trọng mà ở đó hoạt động học
tập của sinh viên là sự trang bị cho nghề nghiệp chuyên môn với những tri thức, kỹ
năng, thái độ,… cần thiết để “trở thành chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và
có trình độ nghiệp vụ cao” (Nguyễn Thạc & Phạm Thành Nghị, 2015, trang 110).
Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, “nét đặc trưng trong hoạt động học tập
của sinh viên là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, các động cơ khác nhau và về
toàn bộ nhân cách người sinh viên” (2015, trang 111). Qua đây, có thể thấy hoạt
động học tập giữ vai trò quan trọng đối với sinh viên và việc quan tâm đến chất
lượng hoạt động học tập cho sinh viên là điều cần thiết.
Nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên đã được các tác
giả trong và ngoài nước tìm hiểu như: nhận thức, động cơ, phương pháp, kỹ năng,
sự thích ứng, khó khăn tâm lý, … và đặc biệt là cảm xúc. Cảm xúc có liên quan mật
thiết (Schutz & Lanehart, 2002, được trích dẫn trong Govaerts & Grégoire, 2008) và
ảnh hưởng nhiều (Isen, 2000; Mikolajczak, 2012; Pekrun, 2006; được trích dẫn
trong Hanin, Grégoire, Mikolajczak, Fantini-Hauwel, & Nieuwenhoven, 2017) đến
mọi khía cạnh của hoạt động dạy và học. Thêm vào đó, cảm xúc còn có những ảnh
hưởng khác nhau (tích cực, tiêu cực) đến người học cho nên nghiên cứu cảm xúc
trong học tập là rất cần thiết.
2
Cảm xúc trong học tập nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả trên thế
giới với những vấn đề nghiên cứu: khái niệm cảm xúc trong học tập (Govaerts &
Grégoire, 2008, trang 35); xây dựng và phát triển thang đo cảm xúc trong học tập
(Govaerts & Grégoire, 2008, trang 35); một số thang đo liên quan đến cảm xúc
trong học tập như Thang đo Cảm xúc trong Học tập (AES) (Govaerts & Grégoire,
2008), Bảng hỏi Cảm xúc Thành tích (AEQ) (Pekrun, Goetz, Frenzel, Barchfeld, &
Perry, 2011), Bảng hỏi Cảm xúc Thành tích cho học sinh tiểu học (AEQ-ES)
(Lichtenfeld, Pekrun, Stupnisky, Reiss, & Murayama, 2012), Thang đo Điều khiển
Cảm xúc của trẻ em trong môn Toán (CERS-M) (Hanin và cộng sự, 2017). Bên
cạnh đó, một số thực nghiệm nâng cao cảm xúc cho sinh viên cũng được tiến hành
(Toepfer & Walker, 2009; Bhullar, Schutte, & Malouff, 2011).
Ở nước ta, cảm xúc của sinh viên đã được nhiều tác giả xem xét đến ở những
khía cạnh như: trí tuệ cảm xúc (Trần Thị Thu Mai, 2013b; Trần Thị Gấm, 2012); kỹ
năng quản lý cảm xúc (Phạm Thị Thu Lan, 2017),… nhưng cảm xúc liên quan trực
tiếp đến hoạt động học tập như cảm xúc trong học tập của sinh viên thì vẫn chưa
được nhiều nghiên cứu tìm hiểu. Từ việc thiếu đi nghiên cứu về cảm xúc trong học
tập của sinh viên sẽ cản trở việc tìm hiểu những cảm xúc của sinh viên đối với hoạt
động học tập cũng như việc phát triển những đề tài có liên quan cũng sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Như vậy, một nghiên cứu xác định thực trạng cảm xúc trong học tập của sinh
viên là hoàn toàn cần thiết. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn khoa học, hỗ
trợ cho sinh viên, giảng viên, các nhà tâm lý học và các cá nhân có sự quan tâm
trong việc tìm hiểu về các cảm xúc trong học tập khác nhau của sinh viên, xem xét
thực trạng và từ đó có thể đề xuất những biện pháp nâng cao cảm xúc trong học tập
cho sinh viên, góp phần phát triển sức khỏe tinh thần cho sinh viên. Đồng thời, đây
sẽ là nền tảng cho việc phát triển những nghiên cứu sâu rộng hơn về cảm xúc trong
học tập. Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên, đề tài “Cảm xúc học tập của
sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Mô tả thực trạng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh và chứng minh hiệu quả của việc nâng cao cảm xúc trong
học tập thông qua hoạt động viết bày tỏ lòng biết ơn và sự hài lòng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cảm xúc trong học tập của sinh viên.
Khách thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Có sự khác biệt về các loại cảm xúc học tập ở sinh viên.
4.2. Tác động của hoạt động viết bày tỏ lòng biết ơn và sự hài lòng là khác nhau
trong việc làm thay đổi cảm xúc học tập ở sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: cảm xúc, cảm
xúc trong học tập, nâng cao cảm xúc.
5.2. Khảo sát thực trạng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Tiến hành thực nghiệm nâng cao cảm xúc trong học tập thông qua hoạt
động viết bày tỏ lòng biết ơn và hoạt động viết bày tỏ sự hài lòng của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở nội dung và khách thể nghiên
cứu.
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Cảm xúc trong học tập được nghiên cứu ở đề tài là các cảm xúc liên quan đến
lớp học, việc học và thi cử; có nội dung được tìm hiểu gần nhất với các cảm xúc
thành tích đã được nghiên cứu bởi Pekrun và cộng sự (2011). Đề tài tập trung so
sánh giữa các cảm xúc trong học tập tích cực và các cảm xúc trong học tập tiêu cực
xét trong lớp học, việc học, thi cử; riêng các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc trong
học tập sẽ không được nghiên cứu trong đề tài này. Bên cạnh đó, đề tài tập trung