Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm thức lưu vong trong văn xuôi việt nam hải ngoại (qua khảo sát tác phẩm của thuận, đoàn minh phượng, linda lê và nam lê)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HOÀNG THỊ THU HIỀN
CẢM THỨC LƢU VONG TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI
(QUA KHẢO SÁT TÁC PHẨM
CỦA THUẬN, ĐOÀN MINH PHƢỢNG,
LINDA LÊ VÀ NAM LÊ)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ HƢỜNG
Phản biện 2: TS. BÙI THANH TRUYỀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp
tại Đại học Đà Nẵng vào ngày14 tháng 12 năm 2013
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn chương nhân loại, hiện tượng các nhà văn
hải ngoại thành danh ngày càng nhiều. Giải Nobel văn chương danh
giá hằng năm được tổ chức tại Viện Hàn lâm Thụy Điển đã từng
chứng kiến và tôn vinh nhiều tài năng văn chương hải ngoại kiệt
xuất. Đó là nhà văn Pháp gốc Do Thái H.Bergson (Nobel 1927), nhà
văn Đức Thomas Mann (Nobel 1929), nhà văn Colombia Gabriel
Garcia Marquez (Nobel 1982), nhà văn Mỹ gốc Nga J. Brodsky
(Nobel 1987), nhà văn Pháp gốc Trung Quốc Cao Hành Kiện (Nobel
2000), nhà văn Anh gốc Ấn Độ V.Naipaul (Nobel 2001)… Điều đó
chứng tỏ rằng, không có ranh giới địa lý cho văn chương nghệ thuật.
Những tác phẩm văn chương đích thực vẫn được khẳng định dù
người khai sinh ra nó đang sống ở đâu, mang quốc tịch nào bởi tầm
nhân loại mà các tác phẩm đó vươn tới.
Dẫu vậy, ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài, những
danh xưng: “văn học Việt Nam hải ngoại”, “văn học lưu vong”, “văn
học di dân”… thường bị các nhà nghiên cứu văn học trong nước né
tránh vì nó ít nhiều đụng chạm tới vấn đề chính trị. Những lí luận
kiểu “Người Việt Nam ở hải ngoại không thể đóng góp vào văn học
Việt Nam được vì họ đang mất dần sự thuần chất của ngôn ngữ, mất
cái tiếng đang được nói ở Việt Nam” [64] không phải là cá biệt.
Nhưng, bất chấp những khoảng cách địa lý, sự khác biệt về chính trị
và những rào cản văn hóa – ngôn ngữ, theo dòng thời gian, văn học
Việt Nam ở hải ngoại đã từng bước chinh phục độc giả quốc tế bằng
những tác phẩm cảm động về đất nước và con người Việt Nam, thực
2
sự làm nên một diện mạo mới và góp phần mở rộng tấm bản đồ của
văn chương Việt Nam đương đại.
Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê là những tên
tuổi nổi bật trong đời sống văn chương Việt Nam hải ngoại những
năm gần đây. Các tác phẩm của họ đến tay độc giả trong nước dù
được viết bằng tiếng mẹ đẻ hay bằng ngoại ngữ, đều thấm đẫm nỗi
cô đơn, lạc loài nơi đất khách và khát vọng “về nguồn” của những
tâm hồn Việt đầy ưu tư và mẫn cảm. Cảm thức lưu vong đã trở thành
một dòng cảm thức đặc biệt xuyên suốt nhiều tác phẩm văn xuôi của
bốn tác giả hải ngoại này, dẫn dắt độc giả dấn thân vào những địa hạt
rộng lớn của hiện thực cuộc sống và tâm hồn con người hiện đại.
Trong văn chương hải ngoại nói chung và văn xuôi Việt Nam
hải ngoại nói riêng, lưu vong đã trở thành một dòng chảy ngầm làm
nên dấu ấn và bản sắc cho tác phẩm của các nhà văn xa xứ. Với ám
ảnh về sự mất mát, trôi dạt, lưu vong vừa là một trạng huống mang
tính khách quan của hoàn cảnh, vừa là một nét tâm lí đặc thù của con
người hiện đại, đặc biệt là những kiếp phận tha hương. Bởi lẽ, sự
thay đổi không gian sống tất yếu sẽ kéo theo hệ lụy về những đổi
thay trong tâm lí con người, đẩy con người vào bi kịch “lưu vong
kép” với nỗi cô độc, bơ vơ đến tận cùng… Mặc dù chưa có độ sâu về
lý thuyết và tầm rộng về ảnh hưởng nhưng cùng với nữ quyền, hậu
thực dân, hậu thuộc địa, liên văn bản…, lưu vong cũng được xem là
một trong những phát hiện độc đáo của lí thuyết văn học và văn hóa
học thế giới những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
Chọn đề tài Cảm thức lưu vong trong văn xuôi Việt Nam hải
ngoại (qua khảo sát tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda
Lê và Nam Lê), chúng tôi mong muốn phát hiện và lí giải những khía
3
cạnh tiêu biểu của cảm thức lưu vong - một phạm trù mĩ học mới mẻ
- trong văn xuôi của bốn tác giả hải ngoại qua hai bình diện nội dung
và nghệ thuật. Qua đó, bước đầu khát quát những đặc điểm cơ bản
của cảm thức lưu vong trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau năm
1975. Thực hiện đề tài, chúng tôi cũng hi vọng góp thêm một tiếng
nói khẳng định giá trị của văn xuôi Việt Nam hải ngoại, triển vọng
phát triển cũng như khả năng hợp lưu với văn học trong nước của
dòng văn học “ngoài biên giới” này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam hải
ngoại
Nghĩ về văn học hải ngoại (2004) của Nguyễn Mộng Giác
được xem là công trình công phu nhất về văn học hải ngoại từ trước
tới nay. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số bài viết có giá trị của
Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Mạnh Trinh, Trần Lê Hoa Tranh,
Anatoly Sokolov…
2.2. Những công trình nghiên cứu về cảm thức lưu vong
trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại
Vấn đề lưu vong đã được đề cập tới trong một số bài viết của
Nguyễn Hưng Quốc (Lưu vong như một phạm trù mĩ học, Sống và
viết như những người lưu vong…), Nguyễn Hạnh Nguyên (Nỗi niềm
thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học di dân Việt Nam), Hoàng
Ngọc Tuấn (Vấn đề ngôn ngữ trong văn chương lưu vong)…
2.3. Những công trình nghiên cứu bàn về tác phẩm của
Thuận, Đoàn Minh Phương, Linda Lê và Nam Lê
Nghiên cứu về tác phẩm của Thuận, các nhà phê bình đã chú
tâm vào đánh giá kĩ thuật viết và cảm thức về sự lạc loài của con
4
người trong xã hội tiêu thụ. Đáng chú ý là các bài viết Đôi nét về thi
pháp và kết cấu của Chinatown (Nguyễn Hoàng), Cảm thức lạc loài
trong sáng tác của Thuận (Trịnh Đặng Nguyên Hương)…
Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng cũng được chú trọng
nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học có giá trị của Thái Phan
Vàng Anh (Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng, Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại…), Lê Tuấn Anh (Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng), Trần Thị Yến Minh (Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng)…
Đã có một số bài viết nghiên cứu về Vu khống và Lại chơi với
lửa của Linda Lê: Đọc Linda Lê quả là niềm hoan lạc (Nguyễn
Khánh Long), Linda Lê: Cuộc đời và tác phẩm (Đào Như), Linda Lê
– trăn trở Viết và Chết (Thu Thủy)…
Nhiều tờ báo uy tín của thế giới như The New Yord Times, The
Times, Library Journal, San Francisco Chronicle… và giới phê bình
trong nước (Trương Quế Chi, Nguyễn Thanh Sơn…) cũng đã dành
nhiều lời ca ngợi về Nam Lê và tập truyện ngắn Con thuyền (2008).
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các nhà phê bình, nghiên
cứu đã quan tâm đến cảm thức lưu vong trong văn học Việt Nam hải
ngoại và cả trong các tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phượng,
Linda Lê và Nam Lê. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào về cảm thức lưu vong trong văn xuôi của bốn tác giả
hải ngoại này. Vì thế, vấn đề Cảm thức lưu vong trong văn xuôi Việt
Nam hải ngoại (qua khảo sát tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh
Phượng, Linda Lê và Nam Lê) có thể được coi là một hướng nghiên
cứu mới, có tính khoa học. Việc nghiên cứu, nếu thành công, không
5
chỉ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm thức lưu vong trong văn
xuôi của bốn tác giả hải ngoại trên hai bình diện nội dung và nghệ
thuật, lí giải nó một cách hệ thống, góp phần làm nổi bật các giá trị
của văn xuôi Việt Nam hải ngoại mà còn góp thêm nguồn tư liệu hữu
ích cho những người quan tâm tới văn học Việt Nam hải ngoại và
sáng tác của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm văn xuôi của bốn nhà văn hải ngoại Thuận,
Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê đã xuất bản tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những biểu hiện của cảm thức lưu vong trên phương diện nội
dung và nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh
Phượng, Linda Lê và Nam Lê.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp hệ thống – cấu trúc
Cấu trúc toàn bộ các tác phẩm văn xuôi của Thuận, Đoàn
Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê thành một hệ thống hoàn chỉnh;
tiến hành khảo sát các tác phẩm trong tính hệ thống nhằm xem xét,
đánh giá cảm thức lưu vong trong hệ thống đó.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Xem xét, lí giải, đánh giá các vấn đề của cảm thức lưu vong
được đặt ra trong tác phẩm văn xuôi của bốn tác giả, khái quát các
biểu hiện cụ thể của cảm thức lưu vong trên các bình diện nội dung
và nghệ thuật.
6
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Tìm ra nét tương đồng, dị biệt của cảm thức lưu vong trong
sáng tác của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp hỗ trợ khác.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
Nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Văn xuôi Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và
Nam Lê trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hải ngoại.
Chương 2: Văn xuôi Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và
Nam Lê – Thế giới của những phận người xa xứ.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm thức lưu vong trong văn
xuôi Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê..
7
CHƢƠNG 1
VĂN XUÔI THUẬN, ĐOÀN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ
VÀ NAM LÊ TRONG DÕNG CHẢY VĂN XUÔI
VIỆT NAM HẢI NGOẠI
1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM
1.1.1. Lƣu vong
Lưu vong trong từ điển ngôn ngữ của đa số các dân tộc gắn
liền với ám ảnh về sự mất gốc. Ở Việt Nam, người Việt thường chiết
tự từ lưu vong một cách đơn giản theo nghĩa Hán – Việt: “lưu” với
nghĩa trôi nổi, “vong” với nghĩa mất mát.
1.1.2. Văn học hải ngoại
Văn học hải ngoại (còn gọi là văn học lưu vong hay văn học di
dân) là khái niệm được dùng phổ biến để chỉ sáng tác của các nhà
văn sống ở nước ngoài. Đây là mảng văn chương xuất hiện ở Âu –
Mỹ từ trên 100 năm nay.
Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn tiêu chí khảo sát văn
chương hải ngoại trong những sáng tác của những nhà văn Việt Nam
hiện đang sinh sống (định cư hoặc tạm trú) tại nước ngoài, được viết
bằng tiếng Việt hoặc chính thứ quốc ngữ nơi nhà văn đó sinh sống,
đề cập đến những vấn đề liên quan đến đất và người Việt Nam hoặc
những vấn đề về con người trong một kỉ nguyên hội nhập. Cảm thức
lưu vong trong luận văn được dùng với nghĩa truyền thống: cảm giác
về sự cô đơn, lạc loài, mất mát, phiêu dạt của con người hiện đại.
1.2. VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI TRONG BỨC
TRANH CHUNG CỦA VĂN HỌC DI DÂN THẾ GIỚI
8
1.2.1. Nhu cầu văn hóa, văn học của ngƣời Việt Nam hải
ngoại
Hiện tượng người Việt Nam lưu vong trên khắp thế giới gắn
liền với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Sau năm 1979, tổng số
người Việt sống ở nước ngoài lên gần hai triệu người. Bơ vơ giữa đất
khách, phần lớn những người Việt xa xứ chưa đọc được ngoại ngữ.
Nhưng họ cần một cái gì đó để đọc, để tìm sợi dây liên hệ với tổ
quốc, với thế giới xung quanh. Do đó, thưởng thức văn chương trở
thành một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi phải hình thành một đội ngũ người
viết giàu tâm huyết và đủ nhiệt thành.
Cùng với các nhà văn Việt Nam sống ở hải ngoại trước năm 1975,
các nhà văn thế hệ một rưỡi hoặc hai đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, tập
hợp lực lượng sáng tác để hình thành một sinh hoạt văn học với hai dòng:
“dòng chính” (Mainstream Literature) bao gồm sáng tác của các nhà văn
gốc Việt được viết bằng tiếng nước sở tại và “dòng thiểu số” (Ethic
Literature) bao gồm sáng tác được viết bằng tiếng mẹ đẻ.
1.2.2. Những ám ảnh, mặc cảm và khát vọng hợp lƣu - hội
nhập
Trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại, những ám ảnh quá khứ,
hoài niệm về một thời đã qua trở thành tâm điểm, gốc rễ của mọi xúc
cảm thực tại. Ám ảnh quá khứ đã khiến cho tâm lí lưu vong trở thành
một thứ tâm lí bảo thủ. Chính vì mang tâm lí này nên những nhà văn
di dân trở thành những kẻ xa lạ với văn học quốc gia mình định cư
và ngay cả sinh hoạt văn chương dân tộc. Ở đâu họ cũng cảm thấy bơ
vơ, lạc lõng.
Những năm gần đây, trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại, nỗi hoài
hương phảng phất chút trầm buồn đã được thay thế bởi tâm thế hợp lưu và
9
hội nhập. Cùng với khát vọng tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, văn xuôi
hải ngoại cũng nỗ lực hết mình để hòa chung với dòng văn học nơi quốc
gia họ định cư. Bên cạnh những nhà văn hội nhập văn chương bằng
những tác phẩm văn xuôi viết bằng tiếng Việt, một bộ phận không nhỏ đã
chuyển sang tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc các thứ tiếng khác với tư cách là
công cụ sáng tác và giao tiếp. Họ cũng đã giành được nhiều giải thưởng
lớn của văn học chính quốc và thế giới.
1.3. THUẬN, ĐOÀN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ VÀ NAM LÊ
– HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHỮNG THÂN PHẬN LY
HƢƠNG
1.3.1. Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê –
những mảnh đời văn chƣơng xa xứ
Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê đều là
những nhà văn hải ngoại đã thành danh trên đất khách. Những biến
cố trong cuộc đời tha hương của các nhà văn đã được ánh chiếu phần
nào vào tác phẩm.
Sáng tạo trong tâm thế một nhà văn nhập cư, tác phẩm văn
xuôi của các nhà văn hải ngoại luôn ngập tràn những suy ngẫm về
thân phận tha hương và lưu lạc.
1.3.2. Sự gặp gỡ của tâm thức Việt và ám ảnh về nguồn cội
trong văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và
Nam Lê
Các tác phẩm văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda
Lê và Nam Lê là một minh chứng cho sự neo đậu của những dư ảnh
quá khứ trong tâm cảm người Việt Nam lưu vong. Hình ảnh quê
hương, cội nguồn luôn hiện về chập chờn trong hành trình lưu lạc
của các nhân vật.
10
Tâm thức Việt và ám ảnh về nguồn cội còn chi phối cách lựa
chọn ngôn ngữ sáng tác của các nhà văn hải ngoại. Những áng văn
xuôi dù viết bằng ngôn ngữ bản xứ (Linda Lê, Nam Lê) hay
ngôn ngữ dân tộc (Thuận, Đoàn Minh Phượng) đều mang đậm hồn
dân tộc.
11
CHƢƠNG 2
VĂN XUÔI THUẬN, ĐOÀN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ VÀ
NAM LÊ – THẾ GIỚI CỦA NHỮNG PHẬN NGƢỜI XA XỨ
2.1. NHỮNG KIẾP NGƢỜI LẠC LOÀI NƠI ĐẤT KHÁCH
2.1.1. Trên hành trình lạc xứ
Con người phải sống tách biệt với quê hương xứ sở trong khi
bản thân khát khao được gắn bó với mảnh đất mình sinh thành nên
họ bị rơi vào trạng huống tha hương.
Hầu hết các nhân vật trong văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh
Phượng, Linda Lê và Nam Lê đều trải đời mình cả nơi quê hương và
đất khách với những bi kịch mang nhiều nỗi niềm dị biệt. Họ ra đi vì
vì thực tế chiến tranh và những mâu thuẫn về chế độ, vì không tìm
thấy ý nghĩa của cuộc sống hiện tồn nhưng luôn có khát vọng đổi
thay số phận…
Bởi thế, các nhân vật trong văn xuôi của bốn tác giả hải ngoại
mà chúng tôi chọn khảo sát đều có một lí lịch rất dài – lí lịch của
những chuyến phiêu lưu qua nhiều miền đất khác nhau để kiếm tìm
hạnh phúc, chân lí và sự thật. Những chuyến đi ấy có thể họ định
nghĩa được điểm đến bằng một cái tên cụ thể nào đó trên tấm bản đồ
địa lí, nhưng có những chuyến đi vô tận mà lữ khách dường như
không biết mình đang đi về đâu.
Một điều đặc biệt là trên những cuộc hành trình ấy, họ đều gặp
gỡ nhau ở sự bế tắc không thể nào hóa giải.
2.1.2. Với ám ảnh “về nguồn”
Trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại, nhân vật thường sống
trong kí ức, lấy kí ức để níu kéo niềm vui sống ở thực tại, để tìm lại
sự bình yên sau những giông bão của cuộc đời (tác phẩm của Nam
12
Lê, Thuận). Quê hương, nguồn cội trở thành một ám ảnh khôn nguôi
trong tâm can nhân vật.
Bên cạnh đó, ở một số tác phẩm (của Linda Lê, Đoàn Minh
Phượng), kí ức chỉ là những mảnh chắp vá rời rạc của những con
người muốn chối từ quá khứ, lãng quên những gì vốn dĩ thuộc về
mình. Bởi, quá khứ ấy, xứ sở ấy ghi dấu bao nỗi đau tinh thần mà họ
phải chịu đựng. Nhưng dù muốn trốn chạy và chối bỏ, quá khứ vẫn
cứ đeo bám tâm thức họ và nấp bóng ở một nơi chốn nào đó trong
sâu thẳm tâm hồn những kẻ lạc xứ.
2.2. NHỮNG TÂM HỒN LƢU VONG GIỮA CÕI NGƢỜI
2.2.1. Mặc cảm cô đơn
Dấn thân nơi xứ sở xa lạ, những thân phận tha hương trong
văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê
không tránh khỏi cảm giác bơ vơ, lạc lõng. Càng vượt thoát nỗi đau
ly hương để tìm sự hài hòa nơi cuộc sống xứ người, các nhân vật
càng phải đối mặt với nỗi bất an, bơ vơ, cô độc.
Không chỉ lạc loài giữa một nơi chốn xa lạ, những thân phận
tha hương nhỏ bé trong tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phượng,
Linda Lê và Nam Lê còn cảm thấy bơ vơ ngay giữa gia đình, giữa
những người thân yêu ruột thịt. Mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ -
con cái chỉ tồn tại như một nghĩa vụ cần phải có. Họ sống bên nhau
như những cá thể phi liên kết với những mảnh hồn thiếu đồng điệu.
Hơn thế, các nhân vật còn thấm thía nỗi cô đơn bản thể. Họ
không định nghĩa được mình là ai, mình đến từ đâu và sống vì mục
đích gì; họ không tìm thấy bóng dáng mình giữa loài người… Câu
hỏi “tôi là ai?” luôn làm day dứt tâm can những kẻ lạc xứ.
13
2.2.2. Mặc cảm vong thân
Ngập chìm trong nỗi cô đơn cội nguồn và bản thể, những kiếp
phận tha hương trong sáng tác của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda
Lê và Nam Lê rơi vào bi kịch vong thân. Bởi một khi không tìm
được sự đồng cảm từ đồng loại và không thể minh giải được sự tồn
tại của bản thân, tất yếu họ sẽ đánh mất mình, sẽ sống cuộc đời
không phải của mình, sẽ hành động trong vô thức bản năng.
Mặc cảm vong thân trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại trước
hết thể hiện ở bi kịch cam chịu, thỏa hiệp với hoàn cảnh, đầu hàng
trước số mệnh. Con người lãnh đạm với cuộc sống, lặng lẽ chấp nhận
những định đoạt mà người khác dành cho mình, hoàn toàn buông
xuôi trước hoàn cảnh.
Mặc cảm vong thân còn khiến những nhân vật của Thuận,
Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê trở nên tha hóa. Họ giành
giật sự sống từ người khác, chìm vào những cuộc truy hoan không có
điểm dừng, để tâm hồn lạc vào một thế giới chỉ tồn tại sự tàn độc, bất
nhẫn… Tâm hồn nó họ đã lưu vong quá xa khỏi thế giới nhân bản
của loài người.
2.2.3. Khát vọng truy tìm bản thể
Khát khao được sống với bản thể đích thực đã thôi thúc nhân
vật trong văn xuôi của các nhà văn hải ngoại tìm đến cái chết để
khẳng định sự tồn tại của mình, để được sống với con người bên
trong rực cháy ước mơ và khát vọng.
Nhưng chết để được chạm tay vào cái Tôi đích thực là một sự
lựa chọn quá nghiệt ngã và không phải ai cũng có thể dũng cảm dấn
thân. Vì thế, đối với nhiều nhân vật, cuộc truy tìm căn nguyên tồn tại
mà họ đang mải miết dấn thân là một hành trình không có bến đỗ.