Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nhan ve truyen ngan vi hanh cua nguyen ai quoc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Đề bài: Cảm nhận về truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc Ngữ văn
11
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
a. Ý nghĩa nhan đề: - "Vi hành" chỉ việc làm có ý nghĩa tích cực, khi nhà vua chấp nhận rời xa cung
cấm để hòa nhập vào cuộc sống trong dân gian để thấu hiểu được những bất
công, những khổ cực của dân chúng. - "vi hành" của Khải Định trong tác phẩm, ta lại nhận ra một sự châm biếm đầy
sâu cay, Khải Định "vi hành" sang Pháp để ăn chơi hưởng thụ, một cách nhục
nhã và đê hèn. -Nhan đề tiếng Pháp mà dịch ra có nghĩa là "bí mật, không ai biết", cho thấy sự
lố bịch và đớn hèn của tên vua bù nhìn trên đất Pháp, những tưởng mình cao
sang, nhưng cũng chỉ là trò tiêu khiển cho ngoại quốc. b. Hình tượng Khải Định trong mắt cư dân Pháp: - Câu chuyện đã mở ra bằng việc tác giả đặt ra một tình huống khá hài hước:
Trên một chuyến tàu điện, khi có một cặp đôi trẻ người Pháp nhận nhầm tác giả
là vua Khải Định, sau đó họ đưa ra những lời bình phẩm một cách "trần trụi"
thậm chí có chút xấu tính vì tưởng nhân vật "tôi" không biết tiếng Pháp. - Khải Định có bộ dáng thật kỳ quặc và hài hước:
+ Đầu thì đội cả một "cái đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo
đầy những nhẫn" quê mùa. + Khuôn mặt cũng không có gì gọi là sáng láng khi "mũi tẹt", "mắt xếch", "mặt
bủng như vỏ chanh". + Hành vi, điệu bộ thì lấm lét, sợ sệt, "nhút nhát", "lúng túng", trông chẳng
khác nào một kẻ có ý đồ ăn trộm xấu xa.