Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nhan ve doan tho dat nuoc (2)
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
371.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1395

Cam nhan ve doan tho dat nuoc (2)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Ngữ văn 12

Bài Làm

Chương Đất Nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng là sự cảm của

Nguyễn Khoa Điềm về vai trò và những hy sinh to lớn của nhân dân trong công

cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Cũng như những nhà thơ trẻ

tiêu biểu của thời kỳ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy

ngẫm của mình về nhân dân thông qua những trải nghiệm của chính bản thân

mình. Tư tưởng "Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại" là tư

tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca

này. Tư tưởng chủ đạo nói trên được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện bằng một hình

thức thơ trữ tình - chính luận. Cái lý lẽ mà tác giả đưa ra nhằm thuyết phục

người đọc thật giản dị: Không phải ai khác mà chính nhân dân - những người

vô danh - đã kiến tạo và bảo vệ, giữ gìn đất nước, đã xây dựng nên những

truyền thống văn hóa, lịch sử hàng ngàn đời của dân tộc. Lý lẽ ấy nhà thơ

không phát biểu một cách khô khan, trừu tượng mà bằng hình ảnh gợi bằng

giọng thơ sôi nổi tha thiết của mình. Thông qua những vần thơ kết giữa cảm

xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý

thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước thế hệ trẻ trong

những năm chống Mĩ. Mượn hình thức trò chuyện tâm tình với một người con gái yêu thương, kết cấu

chương V của bản trường ca có vẻ phóng túng, tự do, nhưng từ trong chiều sâu

của cảm hứng của mỗi phần vẫn bám rất chắc vào tư tưởng cốt lõi: Đất nước

nhân dân. Tư tưởng đó được nhà thơ thể hiện cụ thể, sinh động và được triển

trên các bình diện: trong chiều dài của thời gian (thời gian đằng đẵng) và bề

dày của truyền thống văn hoá, phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc. Ba

phương diện ấy gắn bó, hoà quyện, thống nhất chặt chẽ với nhau trong một "hệ

quy chiếu". Đất nước của nhân dân vốn là linh hồn của cả bài thơ. Cả chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng như được bao bọc bởi

không khí của văn hoá dân gian. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và

linh hoạt các chất liệu của văn hoá dân gian, từ ca dao, tục ngữ đến truyền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!