Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nhan ve dep bai tho bao tiep tin thang tran cua chu tich ho chi minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Báo tiệp (Tin thắng trận) của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
Hai tiếng Bác Hồ gợi trong lòng chúng ta những gì? Là niềm tự hào của cả dân
tộc về người lãnh tụ vĩ đại; là tình yêu thương của triệu triệu con người Việt
Nam và các dân tộc khác dâng lên cho "bảy mươi chín mùa xuân trong sáng" đã suốt đời vì sự nghiệp cách mạng. Và cũng trong con người vĩ đại ấy là hình
ảnh giản dị của Người mà ta cảm nhận được qua: Cuộc sống của Người và
trong những bài thơ. Dẫu suốt đời Người không tự nhận là nhà thơ – mà chỉ là
người bạn của văn nghệ, nhưng những vần thơ của Người cứ đi vào lòng mỗi
chúng ta và gợi biết bao điều suy nghĩ. Thơ của Bác – cũng như những sáng tác
văn chương của Người, hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Tất cả bắt đầu từ mục đích mà Người đề ra khi cầm bút. Ở mảng thơ thiên về
chất trữ tình (tất nhiên vẫn đầy chất "thép"), ta tìm thấy được rất nhiều nét tài
hoa nghệ sĩ, hòa quyện giữa chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)… Đi sâu vào một bài
thơ trong số ấy: Tin thắng trận (Báo tiệp), để hiểu hơn về Người và về chính sự
rung cảm của trái tim ta. Hiểu một bài thơ, điều đầu tiên mà ai cũng biết đó là nhận thức, song quan
trọng hơn vẫn là một trái tim. Nghĩa là ta phải để lòng mình hòa với hồn thơ
của tác giả – mà mấy ai giống nhau. Đặc biệt là đối với thơ của Bác; bởi thơ
của Người luôn "giản dị" nhưng chứa ở tầng sâu biết bao ý nghĩa. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đăng Mạnh có nhận định (đại ý): Hiểu thơ Bác là hiểu con người
của Bác và vì thế ta cần để lòng mình trong sáng, tĩnh lặng đón lấy được cái
hồn của những câu thơ thanh khiết. Làm sao ta có thể hiểu hết tâm hồn của câu
thơ "Giang tâm như kính, tịnh vô trần" (Lòng sông gương sáng bụi không mờ) – trích Tân xuất ngục học đăng sơn (Nhật kí trong tù), khi lòng ta ít nhiều còn
vẩn đục… Đã có biết bao nhà phê bình đến với thơ Bác, song có lúc họ thú
nhận dường như chưa hiểu hết được ý thơ (Hoài Thanh). Vì thế, em – chỉ là
một trong những trái tim tuổi trẻ được nghe về Bác, được học về Bác, xin được
đem trọn tấm lòng mình viết nên những dòng cảm nghĩ về tấm lòng của Người
Cha già dân tộc, về cái hay cái đẹp của bài thơ Tin thắng trận này. Báo tiệp (Tin thắng trận) được Bác viết năm 1948, lúc cuộc kháng chiến chống
Pháp "gian lao mà anh dũng" ở giai đoạn bắt đầu với rất nhiều khó khăn. Người "thuyền trưởng Hồ Chí Minh" đang để hết tâm trí chèo lái con tàu Tổ quốc
vượt bao ghềnh thác hiểm nguy. Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử đó và
trong giây phút hiếm hoi Bác đến với thơ. Bài thơ mở ra với hình ảnh của "trăng" – một người "bạn thơ" rất đỗi tri kỉ tri
âm của Người (dẫu tiêu đề là Báo tiệp). "Trăng" xuất hiện rất độc đáo, rất riêng
mà quen thuộc lạ kỳ:"Nguyệt thôi song vấn: – Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thi". (Trăng đẩy cửa sổ hỏi: – Thơ xong chưa?
Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được).