Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
43.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
801

cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MÙA XUÂN NHO NHỎ

Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê

Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nhà thơ

Thanh Hải làm công tác văn hoá văn nghệ ở Đoàn văn công tỉnh và cán bộ Tuyên

huấn ở chiến khu. Sau năm 1975, ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên.

Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế. Với 50 mùa xuân cuộc đời, nhà thơ đã

để lại 6 tập thơ: “Những đồng chí Trung Kiên”; “Huế mùa xuân” (2 tập); “Dấu võng

Trường Sơn”; “Mưa xuân đất này” và “Thanh Hải thơ tuyển”. Thơ Thanh Hải là

tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng,

đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. Ông được tặng giải thưởng

văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn

học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt

Nam , được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó

là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời

thơ.

Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu

lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả. Chính cái giọng điệu dịu

ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và

góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ.

Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch

thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi

sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu

không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào

đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bát ngờ, nhạc điệu, trạng thái

xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng

sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân thiên nhiên được đặc tả ở những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím

biếc, con chim chiền chiện hót vang trời. Một mùa xuân dịu dàng tươi sáng bởi màu

sắc, náo nức rộn ràng bởi âm thanh, và lồng lộng không gian. Thiên nhiên tràn trề

sức sống mãnh liệt và dâng hiến hết mình: sông hết mình xanh, bông hoa hết mình

tím, và con chim nhỏ bé kia cũng đang căng hết sức lực của vòm ngực cất lên tiếng

hót làm vang động cả bầu trời cao rộng. Vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất ấy có sức

quyến rũ, mê hồn, khiến thi sĩ như tỉnh như say. Nhà thơ thầm hỏi/ hay thốt lên “hót

chi mà vang trời “ , tưởng như nghe được tiếng lòng trìu mến bao dung, quyến luyến

cõi đời của một người thơ xứ Huế. Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía

bầu trời cao vút lại như kết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người,

chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa

tay tôi hứng”. Nhà thơ hứng lấy tiếng chim , (có thể hình dung) với một sự đón nhận,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!