Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nhan 4 cau tho cuoi bai khi con tu hu cua to huu
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
155.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1429

Cam nhan 4 cau tho cuoi bai khi con tu hu cua to huu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú của Tố Hữu

Bài làm

Dàn ý chi tiết

1/ Mở bài - Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”:

+ Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với

mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. + Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu

biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng. 2/ Thân bài - Giới thiệu bốn câu thơ cuối bài thơ:

+ Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm

hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật. + Tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ

đó càng khao khát được tự do, tung hoành. - Tâm trạng nhà thơ trong nhà tù:

+ Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống

trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không

thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. + Khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong

tâm trạng của mình

- Cảm giác ngột ngạt, tù túng của nhà thơ: Tiếng chim ở ngoài không gian bao

la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách

biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”. - Niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù:

+ Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột

ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa

thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”. + Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác

giả vẫn cứ thế kéo dài. 3/ Kết bài: Nêu ý nghĩa của 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”: Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện

một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh

gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc

một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét. Bài số 1:

Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ

mười chín tuổi vừa giác ngộ lý tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định

xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú

báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này. Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt

động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với

cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người

thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống

phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!