Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cam nang ve bien phap nghe thuat nhan hoa khong the bo qua
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Cẩm nang về biện pháp nghệ thuật nhân hóa không thể bỏ qua - Tiếng
Việt lớp 3
Khái niệm và cách phân loại biện pháp nghệ thuật nhân hóa
“Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ
thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng
trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”. Trong đó, “sự vật” bao gồm con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng. Cô
Kiều Anh cho biết thông thường sẽ có ba kiểu nhân hóa chính: Dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật:
Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần” => Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim. 2. Dùng từ ngữ xưng hô với vật như với người. Ví dụ: “Này chú chuột đồng, sao cậu lại lén lút vào nhà mình mà không xin
phép?” => Gọi con chuột bằng “chú” như cách nói chuyện xưng hô với con người. Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để tả hoạt động, tính
chất của vật. Ví dụ: “Những tán cây trong vườn trêu đùa với gió.” => Dùng hoạt động “trêu đùa” của con người để miêu tả loài cây. Ở kiểu nhân hóa “tả” sự vật bao gồm bốn hình thức chính: tả hành động, tả
tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách. Học sinh có thể tham khảo một
vài ví dụ sau để hiểu rõ hơn:
a.Tả hành động: “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở” => Hành động “òa khóc” của các em bé được dùng để miêu tả gấu con. b.Tả tâm trạng: “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương” => “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng tả người, được đem ra tả những bông hoa
khiến chúng như có tình cảm tâm tư riêng biệt. c.Tả ngoại hình: “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai” => “uốn mình” được sử dụng để miêu vẻ vẻ đẹp mềm mại của con sông.