Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC pdf
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1402

CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y - PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC

DẪN NHẬP

Chữa bệnh muốn đạt kết quả, trước hết phải nhờ vào chẩn đoán đúng bệnh. Chẩn đoán đúng

bệnh luôn luôn là hướng phấn đấu của mọi thầy thuốc ở mọi thời đại. Chẩn đoán đúng bệnh

bằng phương tiện đơn giản, trong thời gian ngắn nhất là mục tiêu vươn tới của mọi nền y học ở

mọi quốc gia.

Phương tiện chẩn đoán của Đông y là tứ chẩn. Tứ chẩn hoàn toàn dựa vào học vấn về y lý và

kinh nghiệm thực tiễn của bản thân người thầy thuốc. Công cụ để tiến hành tứ chẩn tuy đơn

giản, lý luận của tứ chẩn tuy hợp với lý luận của khoa học, nhưng từ những kết luận ở tứ chẩn

đem lại cũng không thể coi là vạn năng, vì lý luận tứ chẩn ra đời đã lâu, con người sống ở hoàn

cảnh ra đời của lý luận tứ chẩn cũng khác con người ở hoàn cảnh sống ngày này rất nhiều.

Phương tiện chẩn đoán của khoa học Tây y tuy cho kết quả rất chính xác, nhanh chóng, nhưng

chỉ có thể là những hình ảnh máy móc ghi nhận được ở từng chức năng làm đối tượng của

máy móc đó, còn như những hiện tượng bệnh do nhiều chức năng cộng lại hình thành thì

những máy móc tinh vi kia dường như vô hiệu hoặc tỏ ra kém hiệu quả. Cũng phải kể đến một

hạn chế nữa của khoa học Tây y là những máy móc dùng để chẩn đoán rất đắt tiền và không

thể di chuyển đến mọi nơi, mọi lúc được dễ dàng.

Phép chẩn đoán bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc là một sự kết hợp các mặt mạnh và tiện lợi của

khoa học kỹ thuật hiện đại phương Tây cùng với lý luận y học cổ truyền phương Đông, đã

được lương y và là nhà nghiên cứu y học cổ phương Đông Lê Văn Sửu phát minh năm

1983, trong quá trình cộng tác với khoa Sinh lý Quân sự Học Viện Quân y thực hiện đề tài

khoa học cấp Nhà nước số 48070203 do Giáo sư Tô Như Khuê và các cán bộ trong khoa đảm

nhiệm (1983 – 1986).

Năm 1985, công trình này đã được gửi lên Bộ Y tế, nhưng vì nhiều lý do nên chưa được Bộ tổ

chức hội thảo khoa học để đánh giá. Đến năm 1995 Trung ương hội Y học cổ truyền Việt Nam

mời tác giả giới thiệu phương pháp này tại lớp học đào tạo đặc cách Thạc sĩ Đông y do Trung

ương hội tổ chức với mục đích để các nhà làm Đông y khắp các tỉnh thành về dự khoá học thử

nghiệm phương pháp và cho nhận xét, đến kết thúc khoá học, trong các bản thu hoạch cá nhân

của học viên đều rất hoan nghênh và đánh giá cao tác dụng của phương pháp, nhiều người đã

mua máy đo đem về địa phương ứng dụng. Cũng năm đó Nhà Xuất bản Y học Hà Nội đã xuất

bản toàn bộ công trình này, bao gồm cả hai đề tài ứng dụng phương pháp này của Bác sĩ

Nguyễn Tấn Phong.

Tháng 2 năm 2000, tại đại hội toàn quốc Hội sinh lý học Việt Nam trong Tổng hội Y học Việt

Nam khai hội ở Hà Nội, phương pháp này đã được giới thiệu tại đại hội cùng với một máy điện

tử đo đồng bộ 24 đường kinh (cả hai bên) có phần mềm đã được lập trình kết quả đo và tính

toán, chỉ sau 5 phút kể từ khi bắt đầu đo đến khi in ra kết quả đo tính, thầy thuốc có thể theo đó

đọc kết quả chẩn đoán. Cuộc giới thiệu này đã được toàn ngành Sinh lý học Việt Nam quan

tâm và cổ vũ.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2

Tháng 6 năm 2000, Hội Sinh lý học Việt Nam đã tổ chức sinh hoạt khoa học chuyên đề về

phương pháp này tại Hà Nội. Sau khi tác giả giới thiệu phương pháp, có minh hoạ thực hành

bằng máy đo và kết quả đo trước nhiều cử toạ, khi kết luận buổi sinh hoạt, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ

Công Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Sinh lý học đã tóm tắt ý kiến của ban tổ chức buổi sinh hoạt

khoa học với nội dung hoan nghênh phương pháp về các mặt khoa học, giản tiện, khả năng

ứng dụng rộng rãi. Hội Sinh lý học sẽ cùng tác giả giúp đỡ để ngày càng hoàn thiện phương

pháp và tiến tới giới thiệu trong toàn ngành y học cả nước, đồng thời cũng yêu cầu nhóm kỹ sư

chế tạo máy và viết lập trình chặt chẽ, đầy đủ hơn, hoàn thiện máy tiện thao tác hơn và bảo

đảm độ chính xác để tiến tới có thể cung cấp máy cho các địa phương sử dụng, góp phần hiện

đại hoá nền y học cổ truyền Việt Nam, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.

Vì thế, chúng tôi đưa toàn bộ nội dung phương pháp thành một phần trong các phép chẩn bệnh

của bộ sách này, hy vọng được độc giả ứng dụng rộng rãi.

Các công trình ứng dụng: Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Phương pháp “chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc” đã được Tiến sĩ y khoa Nguyễn Tấn

Phong, viện Tai – Mũi - Họng trung ương ứng dụng và được các tạp chí khoa học đăng

tải:

1. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc - Hội

nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Pháp lần thứ II (11/1993).

2. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc -

Hội nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Pháp lần thứ II (11/1993).

3. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc – Hội

nghị Tai – Mũi - Họng và đầu cổ Việt - Mỹ (3/1997).

4. Một kỹ thuật mới của y học phương Đông trong chẩn đoán bệnh - Hội thảo Tai –

Mũi - Họng của Hội Tai – Mũi - Họng Hà Nội.

5. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc -

Tạp chí thông tin y dược học (JORL-No1-4/1996).

6. Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt kinh lạc -

Tạp chí thông tin y dược học (JORL-No1-4/1997).

7. Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ các tỉnh

huyệt trên các đường kinh – Tạp chí Sinh lý học (Việt Nam Journal Of Physiology

Volume 4. No1-June 2000).

Trích biên bản sinh hoạt KH của Hội Sinh lý học Việt Nam ngày 16/6/2000.

“Qua hơn hai giờ chúng ta đã nghe lương y Lê Văn Sửu báo cáo về phương pháp chẩn đoán

trạng thái của cơ thể và các bệnh dựa trên kết quả đo nhiệt độ các tỉnh huyệt, theo chúng

tôi là một trong những phương pháp rất có giá trị. Phương pháp cho phép xác định nhanh

chóng nhiệt độ tại các tỉnh huyệt và chỉ sau 10 phút đã cho các dẫn liệu để có thể dựa vào đó

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 3

chẩn đoán trạng thái sức khoẻ và các bệnh tật không chỉ của các cơ quan nội tạng, mà cả

đối với các bệnh thuộc thần kinh trung ương.

Các nhận định của lương y Lê Văn Sửu dựa trên kết quả đo nhiệt độ các tỉnh huyệt trên một số

đối tượng tham gia buổi sinh hoạt này, nhìn chung là rất chính xác.

Sau khi xem nhiệt độ ghi được tại các tỉnh huyệt ở các chi có thể nhận thấy sự khác biệt rõ về

chỉ số này. Tuy nhiên có những trường hợp nhiệt độ ở chi dưới được đo ở các tỉnh huyệt hoặc

thấp hoặc cao hơn nhiều so với trường hợp xác định bằng các loại nhiệt kế khác. Điều này có

thể do sự khác biệt nhiệt độ ở các tỉnh huyệt với nhiệt độ ở các vùng da khác, hoặc do các điện

cực được xác định để đo nhiệt độ tại các huyệt chưa thích hợp. Do đó, chúng tôi đề nghị hội

Sinh Lý học cùng tác giả của phương pháp chẩn đoán bệnh theo nhiệt độ tại các tỉnh

huyệt xem xét lại các datrit. Nếu do các đầu đo (datrit không thích hợp) nên cải tiến lại các đầu

đo. Sau khi tiến hành công việc này, chúng tôi thấy có thể sử dụng rộng rãi phương tiện đo

nhiệt độ của lương y Lê Văn Sửu vào thực tiễn để khám và theo dõi bệnh”.

Ngày 16 tháng 6 năm 2000

Chủ trì buổi Sinh hoạt khoa học

Phó chủ tịch Hội Sinh Lý học Việt Nam

GS.TS. Đỗ Công Huỳnh

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 4

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC: NGUYÊN LÝ, CÁCH TIẾN HÀNH VÀ

NHẬN ĐỊNH CHẨN ĐOÁN

Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

1. Nguồn gốc

Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của

xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y.

Tứ chấn của Đông y là cách gọi tắt bốn phương pháp: Vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn và

thiết chẩn.

Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn (bắt mạch) và xúc chẩn (sờ nắn).

Sách “Tân biên Trung y học khái yếu” (Nhân dân vệ sinh xuất bản xã - Bắc Kinh - 1974) viết

về nội dung xúc chẩn như sau:

“Xúc chẩn chủ yếu co nắn ngực bụng để thấy mềm cứng, có đau hay không, có hòn cục hay

không; sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương, bong gân hay không; sờ nắn da xem mát hay

không; sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không?... Sờ nắn kinh lạc là sờ ấn

các huyệt trên kinh lạc để tìm điểm phản ứng bệnh lý theo phương pháp chẩn đoán trị liệu

của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ”.

2. Quá trình phát triển

a. Từ “Xúc chẩn”: Người xưa khi xúc chẩn ở tứ chi có hai mức như sau:

• Sờ cả hai phía lòng bàn tay và mu bàn tay của người bệnh, phân biệt dương cứng

(ngoại cảm) hay bệnh âm chứng (nội thương). Phía mu bàn tay nóng hơn là dương

chứng (ngoại cảm), bởi vì bệnh ngoại cảm dương chứng thường là khu trú ở dương

kinh. Phía lòng bàn tay nóng hơn là âm chứng (nội thương), bởi vì bệnh nội thương âm

chứng thường là phát ở âm kinh.

• Sau khi đã phân biệt bệnh ngoại cảm hay nội thương, lại tiến thêm một bước, so sánh

giữa các ngón tay tìm xem nóng hay lạnh rõ rệt ở ngón nào, từ đó biết được bệnh ở

đường kinh nào.

Tuy nhiên, cách xúc chẩn này chỉ cho ta biết được đại cương bệnh ngoại cảm hay nội

thương, bệnh ở đường kinh nào, còn như mức độ nặng hay nhẹ và tương quan giữa các

tạng phủ, kinh lạc phải dựa vào các chẩn khác nữa mới đủ tin dùng.

b. Đến “tri nhiệt cảm độ”: Khoảng những năm 60, trong quyển 3, bộ sách Châm cứu học,

với tiêu đề “Chẩn đoán học”, do Thượng Hải biên soạn, phát hành, có giới thiệu phép “Tri

nhiệt cảm độ” của Xích Vũ người Nhật Bản. Phép này dựa vào sức chịu nóng của các tỉnh

huyệt khác nhau để nhận định: Huyệt chịu nhiệt thời gian ngắn trội là đường kinh đó đang có

hàn, số lớn đường kinh có thời gian chịu nhiệt tương đương nhau lấy làm trung bình.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 5

Phép “Tri nhiệt cảm độ” này đã dựa vào một số phương tiện chính xác như: Hương đặc chế

có sự ổn định nhiệt lượng để hơ vào huyệt; đồng hồ bấm giây để đo thời gian từ khi đặt

hương hơ tới lúc người bệnh chịu không nổi tự rút tay ra.

Nhưng nhìn chung, phương pháp còn những cơ sở gây ra sai lạc lớn như: Khoảng cách

giữa nguồn nhiệt ở cây hương với các huyệt đo khó có sự đồng đều: thời gian bắt đầu hơ và

bắt đầu bấm đồng hồ khó có sự ăn khớp nhau. Ngoài ra kết quả số đo cũng chỉ được tính

bằng sự so sánh giữa đa số tương đương với số ở thời gian ngắn trội, với số ở thời gian dài

trội, do vậy chỉ có thể theo đó nhận định nét lớn mà thôi. Cũng còn phải kể đến một tác dụng

phụ nữa là tất cả các tỉnh huyệt trải qua đo bằng hương, đương nhiên phải chịu sự hơ nóng

lên, do đó mà có sự kích động không cần thiết, hoặc giả có thể nhân đó gây sai lệch hoạt

động kinh khí không cần thiết.

c. Ra đời phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Từ năm 1983, tại học viện Quân y, tôi đã dùng nhiệt kế điện tử của Liên Xô, loại máy TĐM￾60 và TZM-1 – Made in USSR để đo nhiệt độ tỉnh huyệt dùng vào chẩn đoán và theo dõi điều

trị lâm sàng. Phương pháp này được phát triển từ cách thức tiến hành và huyệt vị mà Xích

Vũ đã nêu trong phép “Trị nhiệt cảm độ”, nhưng có những ưu điểm hơn như sau:

• Máy có độ nhạy và chính xác (đo được chênh lệch 1/100

C, do đó nhiệt độ các tỉnh huyệt

lệch nhau 1/10OC là đã biết.

• Thời gian đo đủ 24 điểm khoảng 20 phút (hiện nay máy đo do ĐHSP 1 Việt Nam chế tạo

chúng tôi đang dùng, chỉ chừng 10 phút). Khoảng thời gian đo càng ngắn càng có lợi cho

việc đánh giá tương quan vì ít sự nhiễu công năng do ngoại cảnh gây nên.

• Khi lập công thức tính toán, chúng tôi chia riêng chi trên và chi dưới bởi lý lẽ các tỉnh

huyệt ở chi trên và chi dưới có khoảng cách đến trung tâm nhiệt của cơ thể khác nhau,

do đó còn có tác dụng tìm ra sự phân ly sinh lý và bệnh lý khác nhau giữa nhiệt độ của

tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới theo nghĩa lý cổ điển: Thực nhiệt, phải nhiệt tới lòng

bàn chân; thực hàn, phải hàn tới lòng bàn tay.

• Trong nội bộ từng chi, cách phân định hàn nhiệt của từng đường kinh trong chi được

dựa vào sự so sánh với nhiệt độ trung bình của cả chi, không dựa theo đa số, do đó kết

quả chẩn đoán bằng các chỉ số phù hợp với Học thuyết tạng phủ và Tạng phủ biện

chứng luận trị của lý luận Đông y. Kiểm nghiệm ở người bệnh khi bệnh biến thay đổi, ở

người khoẻ khi thay đổi bài tập (vũ thuật, thể dục) thấy số đo nhiệt độ tại tỉnh huyệt kinh

lạc và chỉ số tính toán biểu thị hoạt động của công năng kinh khí tương ứng với chứng

trạng một cách phù hợp. Do đó, theo số đo và kết quả tính các chỉ số nhiệt độ kinh lạc

trên, có thể chẩn bệnh và gọi ra được chứng trạng tương ứng, cho dù không trực tiếp

thấy người bệnh.

• Kết thúc cuộc đo, do đầu đo đặt lên huyệt vị mức độ vừa phải, không gây phản ứng kích

thích ở huyệt vị như hơ hương gây nóng, nên không ảnh hưởng tới tình trạng sẵn có ở

người bệnh.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 6

3. Cơ sở biện chứng của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

Tứ chẩn của Đông y là một thành tựu có được từ quá trình thực nghiệm lâu đời của các y

gia lỗi lạc phương Đông. Khi chẩn bệnh, người thầy thuốc luôn phải vận dụng tứ chẩn để

trên cơ sở những dữ liệu thu gom được ấy, tiến hành tổng hợp, phân tích, loại trừ, đạt đến

xuyên qua các biện pháp, các hiện tượng để tìm bản chất, tìm mâu thuẫn chủ yếu, như thế

mới đi đến quyết định phương hướng và phép chữa bệnh hiệu quả. Cái bản chất, cái mâu

thuẫn chủ yếu đó chính là sự mất điều hoà âm dương trong con người, có cơ sở từ sự

chênh lệch mức độ hoạt động của các công năng tạng phủ gây nên.

Con đường tiếp cận hiểu biết đúng về mức độ hoạt công năng của các tạng phủ thông qua

tứ chẩn là quá dài và phức tạp, bởi những biểu hiện chứng trạng thu nhận được rất phong

phú và đa dạng, lại đòi hỏi người thầy thuốc cần có nhiều kinh nghiệm bản thân, đã được

tiếp xúc với nhiều người bệnh.

Trong khi ấy, một quy luật đơn giản của vạn vật là “công sinh nhiệt” cũng được thể hiện

trong con người, tức là khi công năng tạng phủ hoạt động tăng thì nhiệt tăng, khi công năng

tạng phủ hoạt động giảm thì nhiệt giảm, sự tăng giảm nhiệt độ ấy thể hiện qua tỉnh huyệt

bằng quan hệ kinh lạc.

Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ tỉnh huyệt, thông qua nhiệt độ của từng tỉnh huyệt

để đánh giá mức độ hoạt động công năng các tạng phủ khác nhau, tức là ta đã đi trên

con đường gần nhất, trực tiếp nhất đến bản chất của hiện tượng bệnh tật trong con người.

PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y

Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 7

Cách vận hành máy đo nhiệt độ kinh lạc

1. Các loại máy

• Máy: TM – 60 made in USSR.

• Máy: TM – 1 made in USSR.

• Máy: NR – 02.

• Máy: MDN – 568.

• Máy: ABM – Bs.

Hoặc các loại máy có cùng công dụng tính năng.

Hình 142. Ba thế hệ máy đo nhiệt độ kinh lạc

2. Các thao tác máy

• Kiểm tra nguồn điện (pin, hoặc biến thế, nắn dòng), đặt máy cân bằng.

• Bật công tắc mở máy, điều chỉnh chuẩn kim (tuỳ theo từng loại máy có hướng dẫn riêng)

sau đó tắt máy.

• Khi đo, tay trái cầm cần đo đặt vào huyệt, để điểm đầu cần đo có diện tiếp xúc tốt nhất,

tay phải mở máy theo dõi kim chỉ nhiệt độ cho tới khi nào kim dừng hẳn hoặc số ngừng

nhảy thì đọc số.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!