Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y -CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y -
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG
LÂM SÀNG
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CÓ KẾT HỢP TÂY Y TRONG CHẨN ĐOÁN
PHÂN BIỆT
Các loại bệnh có biểu hiện lâm sàng khác nhau và cách chữa cũng khác nhau, nhưng nhiều
loại bệnh có cùng một số chứng, do đó, xuất phát từ thực tế lâm sàng, chương này giới thiệu
cách chữa một số chứng trạng thường thấy, nhằm nắm được quy luật về chứng trị và chẩn
đoán chính xác hơn. Dựa vào các tình trạng riêng của bệnh tật để lựa chọn cách chữa trị. Đặc
biệt, đối với một số bệnh cấp tính, trước khi có chẩn đoán rõ ràng, cần phải xử lý gấp rút, kết
hợp Đông và Tây cùng chữa mới có thể nhanh chóng khôi phục sức khỏe cho người bệnh. Do
đó, việc nắm vững cách điều trị chứng trạng lâm sàng có một ý nghĩa rất quan trọng.
SỐT CAO
A. Biện chứng luận trị
Sốt trên 39 độ C gọi là sốt cao, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu thuộc phạm vi ngoại
cảm thực chứng phát nhiệt (của Đông y), thường thấy trong quá trình mắc Ôn bệnh (ôn dịch),
các loại bệnh có tính lây lan và bệnh lây lan cấp tính. Thường do ngoại cảm "lục dâm"(*), nhất là
do ôn nhiệt hỏa tà gây ra. Vì mức độ ở các giai đoạn phát triển, diễn biến bệnh có khác nhau,
do đó biểu hiện trên bệnh lý chia ra 4 phần riêng rẽ là vệ, khí, doanh, huyết. Nói chung, tà mới
dấy lên nhẹ mà nông, thường thấy chứng ở phần vệ, tiếp đó là chuyển vào khí phần, tiến thêm
một bước nữa biểu hiện sốt rất cao. Nếu lại chuyển vào doanh phần, huyết phần, thì có phát
sinh nhiệt cực hóa hỏa, hoặc chứng nguy nặng là nhiệt cực sinh phong. Có trường hợp do tà
nhiệt bế ở trong có thể xuất hiện chứng "Nhiệt nhập tâm bào". Gặp tình huống cụ thể, do bệnh
khác nhau, cần biện chứng kết hợp với biện bệnh, ngoài việc khẩn cấp châm cứu chữa chứng
sốt cao, phải nhanh chóng chẩn đoán rõ ràng và chính xác để tiến hành chữa nguyên nhân
bệnh. Khi cần thiết phải kết hợp Đông và Tây y để cứu chữa.
B. Điểm chủ yếu để kiểm tra
1. Cần chú ý đến mùa phát bệnh, tình hình nơi đang lưu hành bệnh truyền nhiễm, có tiếp xúc
với người có bệnh và đi qua nơi có bệnh hay không, đã tiêm phòng dịch hay chưa?
2. Cần làm rõ: Khởi bệnh nhanh hay chậm, loại hình sốt, quá trình bệnh dài hay ngắn, đã qua
giai đoạn nào, nếu lây lan cấp tính, ngoại tà cấp tính, sốt rét, say nắng thì khởi bệnh rất gấp,
quá trình bệnh rất ngắn. Cơn sốt dài quá hai tuần thường thấy ở bệnh thương hàn, lao, phong
thấp nhiệt, bệnh máu trắng, và khối u ác tính. (Bảng 24).
3. Làm rõ các hội chứng khác nhau và chứng trạng của các cơ quan, kết hợp với kiểm tra toàn
thân, mọi mặt để phát hiện những triệu chứng thực thể. Phân tích nguyên nhân sốt cao, khi cần
thiết, phải phối hợp với xét nghiệm, chiếu điện kiểm tra.
(*) Lục dâm: Sáu thứ khí quá mạnh.
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2
Bảng 24: Bảng chẩn đoán phân biệt sốt cao
Phân biệt bệnh tật Điểm chủ yếu để nhìn nhận các loại sốt cao khác nhau
Viêm nhiễm hệ thống hô hấp hư:
Viêm đường hô hấp trên, cảm
cúm, viêm amiđan cấp tính, viêm
phổi, lên sởi, lao phổi, viêm phổi
có mủ, tinh hồng nhiệt, bạch hầu.
(1) Phần lớn phát sinh ở khí hậu đông xuân, hoặc thu đông (lúc
giao mùa) (trừ viêm amiđan, lao phổi).
(2) Bệnh lây đường hô hấp có thể do tiếp xúc hoặc ở trong vùng
dịch.
(3) Thường có đau họng, ho hắng có đờm, hoặc đau vùng ngực,
có khi sung huyết vùng họng, amiđan sưng to, kiểm tra phổi có
tiếng ran thô, ẩm và các triệu chứng bất thường khác.
(4) Sởi, tinh hồng nhiệt có nốt ban chẩn đặc thù, bạch hầu có
màng giả đặc thù ở vùng họng.
Viêm nhiễm hệ thống tiêu hóa như:
Lỵ cấp tính, viêm ruột, thương hàn,
viêm gan siêu vi trùng, viêm túi
mật cấp tính.
(1) Bệnh truyền nhiễm đường ruột thường xảy ra ở mùa hạ, thu,
có thể bị nhiễm khuẩn qua thức ăn, đồ uống.
(2) Thường quặn bụng, nôn mửa, trước bụng, đi ỉa khác thường
(lỏng hoặc táo), hoặc phân nhày, có máu mủ, kiểm tra có vàng
da, vùng bụng ấn đau, cơ bụng co, bụng trướng hoặc gan lách
sưng to, thể chứng khác thường.
Viêm nhiễm hệ thần kinh trung
ương như: Viêm màng não mủ,
viêm não Nhật bản B do dịch.
(1) Viêm màng não mủ và viêm não Nhật bản B có mùa phát
bệnh đặc thù và đã qua tiếp xúc. Viêm màng não mủ có thể do
viêm tai hoặc viêm phổi.
(2) Có đau đầu, buồn nôn, mửa, hôn mê, co quắp, có thể cứng
gáy, Kerning (+), Brudzinsky (+), Babinsky (+) (có hội chứng não
- màng não).
Viêm nhiễm hệ sinh dục và tiết
niệu như: Viêm cầu thận cấp, mạn
tính, viêm bàng quang, sốt cao sau
đẻ.
(1) Đái nhiều lần, đái gấp, đái đau, hoặc đái ra máu, kiểm tra có
thể đau vùng bàng quang khi ấn, hoặc vùng thận gõ thấy đau.
(2) Sốt cao ở đàn bà sau khi đẻ từ ba đến năm ngày, có rét run,
nước hôi nặng mùi, vùng dạ con ấn đau rõ rệt.
Ký sinh trùng như: Sốt rét, bệnh
giun móc cấp tính.
(1) Đi lại qua các vùng đất có đặc điểm mùa tiết và đã qua tiếp
xúc.
(2) Có các hình thái sốt khác nhau và chứng kèm theo khác
nhau; gan hoặc lách có thể sưng to.
Ngoại tà viêm nhiễm cấp tính như
nhọt độc, viêm tổ chức phong sào (tổ
chức liên kết dưới da), viêm tuyến
vú, viêm hạch lâm ba (limphô).
(1) Khởi bệnh thường rất nhanh, kèm theo rét run.
(2) Chung quanh vùng viêm sưng đỏ, nóng đau thành khối rắn
ấn đau hoặc di động dễ, chứng trạng rõ rệt.
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 3
Khối u ác tính, bệnh máu trắng
(Leucose)
(1) Quá trình bệnh phần nhiều kéo dài.
(2) Gầy sút rất nhanh, hoặc thiếu máu rõ rệt.
(3) Sưng to tất cả các hạch toàn thân, hoặc kèm gan, lách sưng
to.
(4) Ấn những khối u có thể có chứng trạng tương ứng với thể
chứng.
Các chứng phong thấp, say nắng,
ngoại tà gây bệnh cấp tính ổ bụng,
chứng bại huyết (nhiễm trùng
huyết).
Tham khảo các bệnh ở thiên chuyên về các bệnh tật đó.
C. Cách chữa
1. Xử lý cấp cứu
a. Để người bệnh nghỉ ngơi trên giường, cho uống thật nhiều nước, khi cần thiết có thể truyền
tĩnh mạch, dùng khăn thấm nước lạnh (nơi có điều kiện, có thể dùng nước đá) đắp lên trán,
đầu, dưới nách và rãnh háng để làm giảm thân nhiệt.
b. Châm cứu để chữa:
Thể châm: Đại chuỳ, Khúc trì, Thiếu thương, Thương dương (chích máu). Nếu không có mồ hôi
thì gia Hợp cốc, có mồ hôi thì gia Gian sử.
Nhĩ châm: Nhĩ tiêm, Bình tiêm (nặn 3 - 5 giọt máu), Bì chất hạ, Thần môn (lưu kim 60 phút).
Thủy châm: Lấy các huyệt Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc. Mỗi lần chọn dùng hai huyệt, (Hợp cốc
hoặc Khúc trì khi dùng riêng thì lấy cả hai bên, khi phối hợp với các cách châm khác thì dùng
một bên). Mỗi huyệt tiêm 0,1 - 0,2cm3
.
c. Dùng thuốc một vị: Rượu hành để chườm, dùng thích hợp với trẻ em sốt cao. Dùng rượu
đốt được (50 - 60 độ), đổ vào bát, thêm 4 - 5 củ hành trắng đã bóc sạch, đem đốt. Đợi lửa ngọn
leo đến miệng bát thì thổi tắt ngay, sau đó lấy khăn tẩm rượu còn hơi nóng đó lần lượt lau chùi
ở ngực, lưng, đau, cổ và tứ chi, cho đến khi da dẻ hơi đỏ lên thì thôi. Ngày làm vài ba lần.
2. Biện chứng thí trị (điều trị theo chứng)
Xem phần: Cách chữa một số bệnh thường gặp bằng châm cứu, và phần: Tạng phủ biện
chứng luận trị.
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 4
HÔN MÊ
A. Biện chứng luận trị
Hôn mê là triệu chứng do trung khu thần kinh bị ức chế nghiệm trọng. Y học Phương Đông cho
rằng bệnh lý đó được phân biệt làm hai loại là đàm bế và nhiệt bế. Nhiệt bế là tà nhiệt của sốt
cao chuyển vào trong tâm bào; đàm bế là sương đàm ở tâm khiếu, kết hợp với thấp mà làm
thành đàm trọc, kết hợp với hỏa mà làm thành đàm hỏa. Nếu hôn mê quá sâu, chính khí không
thắng nổ tà khí có thể xuất hiện hình ảnh của chứng hư thoát, đó là bệnh cơ thuộc "nội bế
ngoại thoát".
B. Điểm chủ yếu để kiểm tra
1. Chứng trạng của hôn mê là mất ý thức hoàn toàn, nghiêm trọng thì các loại kích thích từ
ngoài vào đều không có phản ứng, đại tiểu tiện không tự chủ.
2. Quan sát mức độ hôn mê như sau
Nông: Còn phản xạ nuốt, còn ho hắng, phản xạ giác mạc và đồng tử còn, cấu véo biết đau.
Vừa: Phản xạ mạc mất, phản xạ đồng tử chậm, phản xạ bệnh lý dương tính, cấu véo không có
phản ứng rõ ràng.
Sâu: Phản xạ đồng tử chậm hoặc mất, phản xạ nuốt mất.
3. Làm rõ điều kiện phát sinh hôn mê và quá trình hôn mê, như tiến triển bệnh nhanh hoặc
chậm, có các nguyên nhân như ngoại thương, ngộ độc, hoặc do sốt cao, nôn mửa, co quắp,
tiền sử huyết áp, viêm thận, bệnh gan, bệnh đái đường, bệnh tim, động kinh hay không v.v…
Chú ý đến tuổi người bệnh, như trẻ em thường thấy viêm màng não dịch, hoặc viêm não Nhật
bản B, người già thường thấy xuất huyết não.
4. Chú ý kiểm tra toàn thân: Mạch, huyết áp, nhiệt độ tình trạng hô hấp và khứu giác, chấn
thương sọ não, phản xạ của đồng tử với ánh sáng. Nghe tim. Có bại liệt chi hay không, có phản
xạ bệnh lý hay không, kiểm tra các hội chứng não và màng não, làm xét nghiệm phân, nước
tiểu để chẩn đoán phân biệt và quan sát diễn biến của bệnh.
5. Khi cần thiết thì xét nghiệm máu, phân, nước tiểu đều đặn thường xuyên, có điều kiện thì
kiểm tra dịch não tủy hoặc soi đáy mắt giúp cho chẩn đoán, (Bảng 25).
CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 5
Bảng 25: Chẩn đoán phân biệt hôn mê
Tên bệnh Điểm chủ yếu để chẩn đoán
Các loại viêm
màng não và
viêm não
(1) Sốt cao, đau đầu, nôn mửa.
(2) Hội chứng màng não rõ ràng, hoặc các triệu chứng thực thể
khác ở hệ thần kinh.
(3) Dịch não tủy có biến đổi.
Sung huyết não (1) Người bệnh ở tuổi trung niên trở lên, có tiền sử cao huyết áp.
(2) Trước hôn mê có tiền triệu choáng váng đau đầu.
(3) Đột nhiên té ngã, liệt nửa người, thở khò khè.
Co thắt mạch
máu não
(1) Người bệnh ở tuổi trung niên trở lên, có tiền sử cao huyết áp
hoặc xơ cứng động mạch.
(2) Trước khi hôn mê có các chứng trạng choáng đầu, hoa mắt,
chi thể tê dại mất cảm giác, bại một bên người, bại thường phát
sinh khi nghỉ ngơi về ban đêm.
Nhũn não (1) Tuổi người bệnh thường khác nhau, có tiền sử bệnh tim.
(2) Trước khi hôn mê thường có các chứng trạng tim đập mạnh,
thở gấp, đột nhiên liệt một bên người.
(3) Có tiếng bất thường ở ổ van tim, hoặc loạn nhịp tim.
Xuất huyết
màng nhện vùng
dưới đồi
(1) Phát bệnh rất nhanh, trước khi hôn mê có đau đầu dữ dội,
nôn mửa, ý thức u ám.
(2) Hội chứng màng não dương tính.
(3) Dịch não tủy có máu rõ ràng, áp lực lên cao.
Bệnh tật ở
não và màng
não
Chấn thương sọ
não
(1) Có tiền sử chấn thương.
(2) Hôn mê xong tỉnh táo lại, có thể lại tiếp tục hôn mê (có khoảng
tỉnh).
(3) Vùng đầu có vết thương rõ ràng.
Viêm nhiễm Ngộ độc do viêm
phổi hoặc khuẩn
lỵ
(1) Phát bệnh nhanh chóng.
(2) Sốt cao.
(3) Có triệu chứng viêm nhiễm ở phổi hoặc đường ruột.
(4) Người bệnh bị lỵ, khi thăm trực tràng thấy phân có mủ máu.
Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể thấy đại thực bào.