Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1346

Cam kết về lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM

TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

THẾ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 - NĂM 2020

NGUY

ỂN THỊ KIM CÚC LU

ẬT QU

ỐC T

Ế KHÓA 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM

TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

THẾ HỆ MỚI

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Hữu Phước

Học viên: Nguyễn Thị Kim Cúc, Lớp Cao học Luật, Khóa 26

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 - NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả,

thông tin, số liệu, …trong luận văn được trích dẫn đảm bảo đúng quy định. Tác giả

xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật TP. HCM, Khoa Luật Quốc tế và đặc

biệt là giảng viên hướng dẫn TS. Ngô Hữu Phước đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Cúc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CPTPP  Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

EU  Liên minh châu Âu

EVFTA  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu

FTA  Hiệp định thương mại tự do

ILO  Tổ chức Lao động quốc tế

NAFTA  Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

Tuyên bố 1998  Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và quyền cơ

bản trong lao động và cơ chế theo dõi thực hiện

VN-EAEU FTA  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế

Á-Âu

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI............................................9

1.1. Những vấn đề cơ bản về cam kết về lao động trong các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới.................................................................................9

1.1.1. Khái niệm cam kết về lao động...............................................................9

1.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới ...............................................................................................................13

1.1.3. Vai trò của cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới ...............................................................................................................25

1.2. Những vấn đề cơ bản về lao động cưỡng bức .........................................28

1.2.1. Khái niệm lao động cưỡng bức.............................................................28

1.2.2. Phân loại lao động cưỡng bức..............................................................29

1.2.3. Các dấu hiệu của lao động cưỡng bức .................................................30

1.3. Những vấn đề cơ bản về lao động trẻ em ................................................33

1.3.1. Khái niệm lao động trẻ em và tuổi lao động tối thiểu ..........................33

1.3.2. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất........................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................37

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG

CƯỠNG BỨC VÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN .39

2.1. Các quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các

hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên ..............39

2.1.1. Những nội dung cơ bản về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em

trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên ..39

2

2.1.2. Một số nhận xét về quy định xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ

em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.

...............................................................................................................42

2.2. Pháp luật lao động Việt Nam về xoá bỏ lao động cưỡng bức ...................44

2.2.1. Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về xoá bỏ lao động cưỡng

bức ...............................................................................................................44

2.2.2. Một số kiến nghị về xoá bỏ lao động cưỡng bức......................................59

2.3. Pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em ..........................64

2.3.1. Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em

...............................................................................................................64

2.3.2. Một số kiến nghị về xóa bỏ lao động trẻ em.............................................69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................72

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc các quốc gia trên thế giới tăng

cường hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu. Đáp ứng yêu cầu đẩy

nhanh và mở rộng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những điều ước

quốc tế đã có hiệu lực, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiếp tục tham gia ký

kết, gia nhập trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế, trong đó có các hiệp

định thương mại tự do. Được coi là sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa, trong vài

thập kỷ qua, số lượng hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày càng nhiều và

gia tăng càng nhanh.1 Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, tính đến đầu

năm 2020, đã có 262 hiệp định thương mại tự do được ký kết trong tổng số 484 hiệp

định thương mại khu vực.2

Về nội dung, trong giai đoạn đầu, khi các hiệp định thương mại tự do mới ra

đời, các hiệp định này chủ yếu quy định các vấn đề thương mại truyền thống như

việc cắt giảm các hàng rào thương mại (thuế quan, quota nhập khẩu, hải quan, …),

và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Một trong

các đặc điểm quan trọng của FTA truyền thống là các thành viên FTA không có

biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các quốc gia, vùng lãnh thổ

không thuộc FTA.3 Tiếp đó, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, các hiệp

định thương mại tự do với những quy định khác như sở hữu trí tuệ, đầu tư nhằm

đảm bảo hoạt động cạnh tranh diễn ra lành mạnh được ký kết. Trong thời gian gần

đây, khi đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, các quốc gia có xu

hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của các hiệp định này đến các vấn đề phi

thương mại như cam kết về lao động hay môi trường. Phù hợp với xu thế chung của

thế giới, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định

thương mại tự do với các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ có nội dung

liên quan đến các cam kết về lao động (gọi tắt là các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới), cụ thể là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á- Âu,

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác

toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

1 Ngô Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc (2019), “Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(124), tr.51.

2 http://rtais.wto.org/UI/publicsummarytable.aspx, 17/02/2020.

3 Trần Thị Bích Nhân, Đỗ Thị Minh Hương (2019), “Cơ hội và thách thức khi thực thi các hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Tài chính điện tử.

2

Liên quan đến các cam kết về lao động, các thành viên của các hiệp định này

thường đặt ra nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc

tế bao gồm tự do liên kết và công nhận thực chất quyền thương lượng tập thể, xoá

bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong

việc làm và nghề nghiệp. Trong bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được thừa

nhận ở phạm vi toàn cầu, xoá bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động trẻ

em là hai tiêu chuẩn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ, lao

động trẻ em và lao động cưỡng bức là hai trong số các hình thức bóc lột tồi tệ nhất

còn tồn tại hiện nay trong xã hội. Theo thống kê, ước tính trên thế giới có khoảng

40,3 triệu người là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại vào năm 2016; cụ thể, đã có

24,9 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buộc phải làm việc trái với ý muốn của cá

nhân họ (lao động cưỡng bức) và 15,4 triệu người đã sống trong hôn nhân không

mong muốn (hôn nhân cưỡng bức).4 Về hoạt động sử dụng lao động trẻ em, trên thế

giới hiện nay có khoảng 152 triệu trẻ em, trong đó có 64 triệu trẻ em gái và 88 triệu

trẻ em trai, đang phải làm việc mỗi ngày. Gần một nửa trong số đó, khoảng 73 triệu

trẻ em đang phải làm những công việc nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự an

toàn và phát triển đạo đức của họ.

5

Nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế, quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tuân

thủ và thực thi các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế theo nguyên tắc pacta sunt

servanda – một trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Điều này có nghĩa là,

nếu không tuân thủ, thực thi hoặc thực thi không đúng quy định của điều ước quốc

tế, cam kết quốc tế thì phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Do đó, nếu các thành

viên của các hiệp định thương mại tự do không tận tâm, thiện chí thực hiện các cam

kết về xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em thì phải chịu trách nhiệm pháp

lý quốc tế.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói

riêng, vấn đề lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em đã được ghi nhận

nhưng chưa toàn diện, đầy đủ và tương thích với các cam kết về xoá bỏ lao động

cưỡng bức và lao động trẻ em trong ba hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà

Việt Nam là thành viên. Do đó, việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề pháp lý liên

quan đến lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự

4

ILO and Walk Free Foundation (2017), Global estimates of modern slavery: forced labour and forced

marriage, tr.10.

5

ILO (2017), Global estimates of Child labour: Results and Trends, 2012-2016, tr. 11.

3

do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên đặt ra nhu cầu cấp thiết để nâng cao khả

năng thực thi có hiệu quả các cam kết mà Việt Nam tự nguyện chấp nhận sự ràng

buộc. Từ thực tiễn pháp lý quốc tế và Việt Nam nói trên, tác giả chọn vấn đề “Cam

kết về lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em trong các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc

tế, định hướng nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em

trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trên bình diện quốc tế và Việt

Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế.

Chúng tôi có thể liệt kê một số công trình của các tác giả tiêu biểu sau đây:

- Tổ chức Lao động quốc tế và Quỹ Walk Free (2017), Global estimates of

modern slavery: Forced labour and forced marriage. Trong công trình này, tác giả

tập trung nghiên cứu tổng quan về chế độ nô lệ hiện đại còn tồn tại hiện nay trên thế

giới; phân tích các hình thức lao động cưỡng bức và hôn nhân cưỡng bức thông qua

các yếu tố như đặc điểm, mức độ và thời gian bị lạm dụng; đề xuất một số kiến nghị

về chính sách nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ hiện đại trên toàn cầu.

- Tổ chức Lao động quốc tế (2017), Global estimates of Child labour:

Results and Trends, 2012-2016. Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu

và làm rõ về tình hình lao động trẻ em trên thế giới; đánh giá các xu hướng có liên

quan về sử dụng lao động trẻ em hiện nay theo khu vực, độ tuổi, giới tính; phân tích

các đặc điểm của lao động trẻ em, khả năng và tỷ lệ trẻ em tham gia vào lực lượng

lao động trẻ em có cơ hội được đi học; đề xuất một số kiến nghị nhằm xóa bỏ lao

động trẻ em.

- Lars Engen (2017), Labour Provisions in Asia-Pacific Free Trade

Agreements, Ninth Tranche of the Development Account Project, United Nations

Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Background Paper

No.1.2017. Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ mối quan

hệ giữa thương mại và các tiêu chuẩn lao động; phân tích các loại điều khoản về lao

động trong các hiệp định thương mại tự do, bao gồm tiêu chuẩn và cam kết, cơ chế

tuân thủ và cơ chế giám sát; nghiên cứu tổng quan các điều khoản về lao động trong

khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng

thực thi các điều khoản về lao động trong khu vực.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!