Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ nguyễn duy sau 1975 qua các tập thơ ánh trăng, mẹ và em, quà tặng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
TRẦN THỊ BÍCH NGA
Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn
Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng,
Mẹ và em, Quà tặng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Công trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách
nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình
này
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện:
Trần Thị Bích Nga
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Trường
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn. Đồng cảm ơn thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại học Sư phạm đã
giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài
liệu.
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện:
Trần Thị Bích Nga
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Giới thuyết thuật ngữ .............................................................................. 4
4.1. Cảm hứng......................................................................................... 4
4.2. Cảm hứng thế sự đời tư ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
5.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc........................................................ 5
5.2. Phương pháp so sánh......................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG............................................................................................... 7
Chương 1. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam sau 1975............ 7
1.1. Thơ Việt Nam sau 1975 với những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư ..... 7
1.1.1. Khắc khoải, âu lo trước cuộc sống thực tại bộn bề ........................... 7
1.1.2. Thức tỉnh trước bi kịch thời hậu chiến........................................... 10
1.1.3. Khát khao hạnh phúc đời thường .................................................. 13
1.1.4. Ý thức đào sâu vào bản ngã .......................................................... 15
1.2. Thơ Nguyễn Duy trong dòng cảm hứng thế sự đời tư của thơ ca Việt Nam
sau 1975................................................................................................... 17
1.2.1. Nguyễn Duy - nhà thơ của hồn quê Việt........................................ 17
1.2.2. Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Nguyễn Duy- một cái nhìn phác
thảo....................................................................................................... 20
Chương 2. Những biểu hiện cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Nguyễn Duy sau 1975 ...............Error! Bookmark not defined.
2.1. Trăn trở trước thực tế cuộc sống đói nghèo, cay cực ............................ 24
2.1.1. Nỗi buồn về sự ngưng đọng dai dẳng của đói nghèo. ..................... 24
2.1.2. Nỗi xót xa trước cảnh làng quê vất vả nhọc nhằn vì thiên tai. ......... 26
2.2. Ám ảnh về bi kịch tinh thần của con người sau chiến tranh .................. 28
2.2.1. Về quê hương, về kí ức tuổi trẻ với chiến tranh lửa đạn.................. 28
2.2.2. Về những đau thương, mất mát ..................................................... 31
2.2.3. Về thế thái nhân tình .................................................................... 34
2.3. Chiêm nghiệm hạnh phúc đời thường.................................................. 36
2.3.1. Về cuộc sống của những người thân.............................................. 36
2.3.2. Về tình yêu lứa đôi....................................................................... 38
Chương 3. Một số phương thức thể hiện cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy sau 1975 ..................................................... 42
3.1. Hình ảnh thơ ...................................................................................... 42
3.1.1. Cánh cò trắng............................................................................... 42
3.1.2. Ánh trăng..................................................................................... 45
3.2. Thể thơ.............................................................................................. 47
3.2.1. Lục bát ........................................................................................ 47
3.2.2. Thơ tự do..................................................................................... 50
3.3. Ngôn ngữ........................................................................................... 52
3.3.1. Giàu chất khẩu ngữ ...................................................................... 53
3.3.2. Đậm hương vị ca dao .......................................................................
3.4. Giọng điệu ......................................................................................... 58
3.4.1. Giọng tâm tình sâu lắng................................................................ 58
3.4.2. Giọng chiêm nghiệm suy tư .......................................................... 60
3.4.3. Giọng hài hước, cười cợt.............................................................. 62
KẾT LUẬN............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 66
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Nguyễn Duy được đánh giá là một hồn thơ độc đáo. Thơ ông là những trăn
trở, băn khoăn trước bộn bề cuộc sống, trước số phận con người và số phận cả
dân tộc. Những câu thơ nặng trĩu hồn quê, lay động tận trong sâu thẳm tâm
linh và như đưa người đọc trở về với bản ngã, với những gì con người nhất.
Với ông, người cầm bút không thể nhỏ giọt dòng thơ không dễ dãi mà phải
đêm đêm thao thức như cây chổi quét đường (Mười năm bấm đốt ngón tay).
Tiếng hát của Nguyễn Duy lúc này không chỉ là tiếng hát của một công dân,
một nhà thơ ý thức sâu sắc về trách nhiệm nghĩa vụ của mình với đất nước mà
còn là tiếng lòng của một con người có ý chí, có bản lĩnh hơn người, vượt lên
mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, để kiên trì bền bỉ với nghiệp thơ mà mình đã lựa
chọn. Tiếng thơ Nguyễn Duy sau 1975 là một tiếng thơ đặc biệt, là sự chuyển
biến trong cảm hứng thơ, đi từ cảm hứng công dân, cảm hứng sử thi sang cảm
hứng thế sự đời tư, nhà thơ trăn trở trước những đổi thay của cuộc sống, trước
những số phận con người nhỏ bé mong manh. Đọc thơ Nguyễn Duy, người
đọc trải lòng mình để chiêm nghiệm những gì gần gũi nhất trong cuộc sống
này.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, tuy nhiên vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tư trong thơ ông sau
1975 một cách cụ thể và đúng mức.
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát đề tài “Cảm hứng thế sự đời tư trong
thơ Nguyễn Duy sau 1975 qua các tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng”,
chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về sự đóng góp của cảm hứng thơ Nguyễn
Duy mà cụ thể là cảm hứng thế sự đời tư trong dòng cảm hứng thơ ca Việt
Nam sau 1975.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Nguyễn Duy là đối tượng mà các nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu, đặc biệt cảm hứng trong thơ ông luôn là vấn đề có sức hấp dẫn lớn. Về
cảm hứng trong thơ Nguyễn Duy nói chung, đã có khá nhiều ý kiến đánh giá,
luận bàn của các nhà nghiên cứu.
Từ Sơn trong bài viết Thơ Nguyễn Duy (Nhân đọc tập thơ “Ánh
trăng”) viết: Điều đáng mừng là anh đã góp vào kho tàng thơ xã hội chủ
nghĩa hiên đại những bài thơ mang dáng vẻ riêng: nồng nàn hơi thở đời sống,
giàu hương vị dân tộc và dạt dào tình yêu cuộc sống trong dáng hình bình dị,
chân chất, dân dã… Cái quý trong thơ anh chính là anh đã “thương mến đến
tận cùng chân thật- những miền quê gương mặt bạn bè” với những dòng thơ,
bài thơ có lúc đã đạt được cái trong veo của nắng mai, cái hào phóng của
cơn gió nơi đồng nội, cái ấm áp của một lời thổ lộ tâm tình.[16, tr.202]
Chu Văn Sơn là người có đóng góp lớn trong việc tìm hiểu con người
và quá trình sáng tạo của Nguyễn Duy. Trong bài Nguyễn Duy thi sỹ thảo dân
ông đã nói về nét đặc trưng trong cảm hứng thơ Nguyễn Duy, đó là Nguyễn
Duy đã mang được hơi thở của quê hương, hơi thở của nhân dân lao động vào
trong thơ. Ông viết: Duy sẽ đi vào cái vô danh để mang về cái vô giá. Đi vào
“những ngọn cọng rơm xơ xác gầy gò” để chắt chiu thứ “hơi ấm hơn rất
nhiều chăn đệm”. Đi vào cái tối để mang về ánh sáng [15, tr.38]. Đó là nhận
xét vừa mang tính tổng quát vừa rất sâu sắc góp phần định hướng một cái
nhìn chung về cảm hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy.
Bên cạnh đó là những nhận định về cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Nguyễn Duy nói riêng.
Tác giả Lê Quang Hưng trong Thơ Nguyễn Duy và “Ánh trăng” đã
viết: Hầu hết các bài trong tập thơ đều xuất phát từ một khoảnh khắc, một