Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ VIỆT HÀ
CẢM HỨNG NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU
Phản biện 1: TS. NGUYỄN THÀNH
Phản biện 2: TS. NGÔ MINH HIỀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp
tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 12 năm 2012
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Trong công cuộc đổi mới của văn học nước ta, Nguyễn Minh Châu
(1930-1989) là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học
đương đại đã có những đóng góp xứng đáng khẳng định vị trí tiên
phong của mình, được đông đảo giới nghiên cứu công chúng và độc
giả ghi nhận.
Sau 1975 sáng tác của Nguyễn Minh Châu ngoài truyện
ngắn, tiểu thuyết, còn có cả phê bình-tiểu luận, nhưng nhìn chung,
truyện ngắn là thể loại thành công nhất và được giới phê bình, nghiên
cứu văn học dành nhiều quan tâm, chú ý hơn cả.
2. Đặc biệt, nhìn lại các chặng đường sáng tác của Nguyễn Minh
Châu, người đọc không chỉ vẫn thấy được hành trình đi tìm “những
hạt ngọc lấp lánh” ẩn giấu trong tâm hồn con người mà còn cảm thấu
cả nỗi niềm suy tư của nhà văn “ trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà
lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.
3. Vì vậy, tìm hiểu đề tài Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 là sự tiếp tục đi tìm phần “tảng băng
chìm” trong thế giới nghệ thuật của nhà văn và cũng để thấy được
quy luật vận động và phát triển của nền văn xuôi đương đại nước ta
khi bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập. Mặt khác, Nguyễn Minh
Châu còn là tác giả có tác phẩm được dạy học trong chương trình phổ
thông từ nhiều năm nay. Là giáo viên có nhiệm vụ trực tiếp giảng
dạy, đối với chúng tôi, tìm hiểu đề tài này có hiệu quả cũng là việc
làm thiết thực và bổ ích.
2. Lịch sử vấn đề
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu là đối tượng
quan tâm nghiên cứu của giới nghiên cứu - phê bình. Chúng tôi chỉ
điểm lại một số bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn:
Năm 1983, trong bài: “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn
Minh Châu”, in trên báo Văn nghệ, số 32, nhà phê bình Ngô Thảo đã
phân tích những đóng góp, đổi mới của Nguyễn Minh Châu và cho
rằng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã “mang tới cho bạn đọc
niềm tin vào con người và một thái độ sống có trách nhiệm”.
Huỳnh Như Phương trên báo Văn nghệ, số 32 (04-8-1984)
nhân “Đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” cũng đã phát
hiện những đổi mới trong cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật xây dựng
hình tượng nhân vật, đề cao ý nghĩa triết lý rút ra từ những hiện
tượng được nhà văn miêu tả.
Trong bài viết “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn
Minh Châu” (Tạp chí Văn học, số 3, 1987), Lại Nguyên Ân đã nêu
nhận xét về một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và đánh giá
cao hướng tìm tòi của nhà văn ở phương diện truyện ngắn - tự thú,
truyện tự ý thức về đạo đức, truyện ngắn mô tả con người trong sự
giao hòa với thiên nhiên.
Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 10 - 1987, nói về “Sự
khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu”, Ngọc Trai xem đây là đề tài trao đổi khá thú vị giữa các nhà
văn, nhà phê bình và cho rằng Nguyễn Minh Châu là người tập trung
khai thác mảnh đất của đời sống hàng ngày một cách có chủ định với
nhiều trăn trở, với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một người cầm bút.
Năm 1990, trên báo Văn nghệ, số 7, Phạm Vĩnh Cư đã đưa
ra nhận xét và phân tích về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu.
Trên Tạp chí Văn học số 3-1993, GS. Nguyễn Văn Hạnh,
nhân đọc tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã có bài
viết “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về
con người” đề cập đến khía cạnh tập trung của Nguyễn Minh Châu
về số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ, người lính,
người nông dân trong cuộc sống đời thường.
Phạm Quang Long cũng có bài viết về Nguyễn Minh Châu
và nêu nhận xét: “Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người:
niềm tin pha lẫn âu lo” (Tạp chí Văn học, số 9 -1996). Bài viết xác
định cống hiến lớn nhất ở ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng
đắn hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá về con người, về những đổi
mới trong phương thức biểu đạt.
Hội thảo nhân 5 năm ngày mất của Nguyễn Minh Châu tổ
chức tại Nghệ An, Lê Văn Tùng có bài tham luận “Không gian Bến
quê và một sự thức nhận đau đớn của Nguyễn Minh Châu” đề cập
đến ý nghĩa nhân bản và vẻ đẹp thẩm mĩ mới mẻ trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Chu Văn Sơn trong “Đường tới Cỏ lau” (Báo Văn nghệ số
42, 1993) đã cảm nhận chiều sâu nhân bản tác phẩm qua giọng điệu
trầm lắng, se se buồn và phát hiện vẻ đẹp mẫu tính “đã thành một
mẫu “gien” riêng biệt của chủng loại nhân vật Nguyễn Minh Châu.
GS. Đỗ Đức Hiểu khi đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh
Châu đã cho rằng tình thương yêu ấy là mạch sống của cả truyện và
góp phần nâng cao tầm vóc con người.
Nhà nghiên cứu, phê bình Hoàng Ngọc Hiến trong Văn học…
gần và xa với bài “Nét mới trong phong cách Nguyễn Minh Châu
qua truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” cũng khẳng định
sự quan tâm, đào sâu loại hình bên trong này - một nét mới trong
phong cách của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác sau của
ông - có giá trị nhân văn sâu sắc.
Bàn về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
trong việc giáo dục, hướng thiện con người, giáo sư Phong Lê đã có
lời nhận xét: với cái mấp mé hằng ngày giữa cái xấu và cái tốt, truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu giúp níu chúng ta lại.
Lã Nguyên với bài viết “Nguyễn Minh Châu và những trăn
trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật” đã nhấn mạnh những quan niệm
của nhà văn về con người và cuộc đời, niềm tin thiết tha vào con
người và sức mạnh bất diệt của những giá trị nhân bản... Tác giả Bùi
Việt Thắng trong bài viết “Vấn đề tình huống truyện trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu (Một khía cạnh thi pháp thể loại)” cũng đã
có những ý tương tự.
Trong lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 1, tác
giả Mai Hương cũng đã nhìn nhận sáng tác của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn này đã khơi trúng nguồn mạch nhân văn, đáp ứng nhu cầu
nhân bản cấp thiết đặt ra đối với nền văn học sau chiến tranh
Trong Kỉ yếu Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu,
Hội Văn nghệ Nghệ An, 1995, tác giả Hoàng Thị Văn có bài: “Cảm
hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu qua hai truyện ngắn Cỏ lau
và Phiên chợ Giát” khai thác tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm
của Nguyễn Minh Châu.
Hai tác giả Trịnh Thu Tuyết và Xuân Thiều trong khảo sát
các truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên
chợ Giát và tìm hiểu truyện Mùa trái cóc ở ở miền Nam cũng đề cập
đến vấn đề quyền con người, vấn đề thức tỉnh ý thức cá nhân với khát
vọng sống bình yên, hạnh phúc.
Có thể nhận thấy, đa số các học giả, bạn đọc nghiên cứu về
truyện ngắn của nhà văn sau 1975 đều đã phần nào chạm đến giá trị
nhân văn trên hai khía cạnh chính: khát vọng hoàn thiện con người và
lòng cảm thương, ưu ái đối với thân phận con người cùng với những
biểu hiện, nghệ thuật của nó trong các bài viết của mình.
Đáng chú ý gần đây có công trình Nhà văn Nguyễn Minh
Châu và cảm hứng nhân văn của tác giả Phạm Duy Nghĩa. Công
trình nghiên cứu cảm hứng nhân văn trong toàn bộ các tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu ở những phương diện như chủ đề - tư tưởng, thế
giới nhân vật và nghệ thuật biểu hiện.
Kế thừa ý kiến của người đi trước, luận văn này chỉ mong
muốn góp thêm một góc nhìn về cảm hứng nhân văn trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 để thấy được sự đóng góp của nhà
văn trong sự nghiệp đổi mới nền văn học nước nhà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cảm hứng nhân văn trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các bình diện nội
dung, ý nghĩa và phương thức thể hiện để thấy rõ hơn những đóng
góp nổi bật của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu sau 1975 qua Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn
học, H, 1994, một số tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu và một
số nhà văn có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp lịch sử; Phương pháp hệ thống, cấu trúc;
Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân tích, tổng hợp...
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp thêm một cách tiếp cận làm sáng tỏ hơn những
đóng góp nổi bật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp
đổi mới nền văn học Việt Nam đương đại đồng thời góp thêm một tài
liệu tham khảo có thể giúp ích cho việc dạy học văn ở trong và ngoài
nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Những tiền đề lí luận và lịch sử
Chương 2: Những biểu hiêṇ của cảm hứng nhân văn trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 3: Phương thức thể hiện cảm hứng nhân văn trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ
1.1. Khái niệm nhân văn
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng
Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng, 2006), khái niệm “nhân văn” được giải
thích khá sơ lược: “Thuộc về văn hóa của loài người”. Từ điển cũng
đồng nhất khái niệm nhân văn và nhân bản. Tác giả Lưu Văn Hi
trong Từ điển tiếng Việt, trang 761 của Nxb Thanh Niên, năm 2008
cũng cho rằng: “Nhân văn: Thuộc về văn hoá loài người”.Từ những
định nghĩa trên đây có thể hiểu được rằng nhân văn chính là những
giá trị làm nên vẻ đẹp của con người; nhân văn gần nghĩa với nhân
bản vì đều hướng tới những vẻ đẹp, những giá trị chỉ có bản thân loài
người mới có. Nhìn chung, nhân văn, nhân bản, nhân đạo là những
khái niệm thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Chúng tôi
dựa vào các cách hiểu trên đây để tiếp cận cảm hứng nhân văn trong
sáng tạo nghệ thuật và đi sâu phát hiện vẻ đẹp của cảm hứng nhân
văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
1.2. Khái niệm cảm hứng nhân văn
Cảm hứng nhân văn là trạng thái tình cảm, xúc động mãnh
liệt nảy sinh từ con người và những vấn đề về con người. Những biểu
hiện cụ thể của nó là yêu thương trân trọng mọi vẻ đẹp của đời sống
con người, nhạy cảm với nỗi đau của từng số phận và tâm trạng của
con người, tôn vinh mà không quá kỳ vọng vào con người, nhưng
cũng không bao giờ đánh mất niềm tin vào con người; quan tâm đến
môi trường sống của con người (cả môi trường tự nhiên và xã hội),
với mong muốn làm cho con người được sống tốt đẹp hơn.
1.3. Nhìn lại cảm hứng nhân văn trong văn học
1.3.1. Cảm hứng nhân văn trong văn học dân gian
Cảm hứng nhân văn trong văn học dân gian thể hiện đa dạng,
phong phú trên các phương diện đề cập đến nguồn gốc hình thành
dân tộc với niềm tự hào nòi giống, tình nghĩa đồng bào, lòng yêu
nước và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bài học thắm đượm
tình yêu thương, những triết lý “vừa nhân hậu vừa tuyệt vời sâu xa”
như “ở hiền gặp lành”,“thương người như thể thương thân”, khát
vọng, sự thủy chung chờ đợi, lòng tự hào với thành quả lao động,
những ý nghĩa sâu xa của tiếng cười...
Tóm lại, cảm hứng nhân văn trong văn học dân gian được biểu
hiện rất phong phú và sinh động. Nếu ví nền văn học dân tộc như một
dòng sông lớn thì với nguồn cảm hứng nhân văn dào dạt, văn học dân
gian chính là ngọn nguồn không bao giờ cạn của dòng sông ấy.
1.3.2. Cảm hứng nhân văn trong văn học trung đại
Cảm hứng nhân văn trong văn học Việt Nam trung đại
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng của Nho, Phật, Lão, gắn
với “tam cương, ngũ thường” mà biểu hiện cụ thể của nó là lòng
yêu nước, là ý thức trách nhiệm của người quân tử; tình yêu, sự
hòa hợp với thiên nhiên và lối sống, cách ứng xử trước thời thế để
giữ gìn khí tiết thanh cao, trong sạch của kẻ sĩ.
Nho giáo cũng có những quan niệm trái ngược với chủ nghĩa
nhân văn hiện đại. Mặt khác, từ trong lòng văn học trung đại, không
ít nhà văn, nhà thơ tài năng, với cảm hứng nhân văn mãnh liệt và cao
cả, họ đã lên tiếng tố cáo, phơi bày hiện thực xã hội, lên án giai cấp
thống trị, bênh vực cho quyền sống con người, báo hiệu cho sự rạn
nứt của thi pháp văn học trung đại như: Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,
Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du...
Trong văn học trung đại, cảm hứng nhân văn cũng đã xuất
hiện như một yêu cầu có tính lịch sử nhằm ca ngợi những giá trị tốt
đẹp của con người. Mặc dù đã có những mầm mống manh nha của
kiểu “con người hướng nội” nhưng cảm hứng nhân văn trong văn
học trung đại nhìn chung vẫn còn bị chi phối nhiều bởi tư tưởng Nho
giáo, chủ yếu gắn với hình tượng con người cộng đồng.
1.3.3. Cảm hứng nhân văn trong văn học hiện đại
Cảm hứng nhân văn trong văn học hiện đại vẫn gắn liền với
cảm hứng yêu nước, cùng chung khát vọng giải phóng con người, giải
phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, đề cao vai trò của người phụ nữ gắn
chủ nghĩa hiện thực, văn học cách mạng theo ý thức hệ của giai cấp vô
sản. Bước sang giai đoạn 1930-1945, cảm hứng nhân văn trong văn học
thực sự mang sắc thái hiện đại cả về nội dung và phương thức thể hiện
gắn với ý thức về cái tôi cá nhân, gắn với văn học lãng mạn. Cũng trong
giai đoạn này, các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực lại tập trung
hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ để phơi bày sự
thật bất công của xã hội hồi bấy giờ, đồng cảm và thương yêu sâu sắc
với những số phận bất hạnh, khẳng định phẩm chất tốt đẹp và khát vọng
lương thiện của họ, đồng thời tố cáo những thế lực phi nhân tính, trào
lộng sâu cay cái giả dối, cái rỡm, …trái với đạo lý làm người.
Nội dung và những biểu hiện cảm hứng nhân văn trong nền văn
học mới của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 là sự kế thừa,
phát huy, được bổ sung và đổi mới không ngừng qua các thế hệ nhà văn
đã từng gắn bó và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, và công cuộc
đổi mới, hội nhập hôm nay, trong đó có đóng góp của nhà văn Nguyễn
Minh Châu.
1.4. Nhìn lại hành trình sáng tác Nguyễn Minh Châu
1.4.1. Trước những năm tám mươi
Năm ba mươi tuổi, Nguyễn Minh Châu mớ
i có
truyên ng ̣ ắn
đầu tay Sau môt bu ̣ ổi tâp ̣ in trên tap ch ̣ íVăn nghê ̣Quân đôi ̣ (1960) và
khẳng đinh v ̣ i ̣trí của mình vớ
i tiểu thuyết Cửa sông (1967). Những
sáng tác truyên ng ̣ ắn của Nguyễn Minh Châu đươc t ̣ âp h ̣ ơp v ̣ à
in lai ̣
trong Những vùng trờ
i khác nhau (1970). Những năm sau đó
,
Nguyễn Minh Châu tiếp tuc cho xu ̣ ất bản các tâp ti ̣ ểu thuyết: Từ giã
tuổi thơ (1974), Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) và
Những ngườ
i đi từ
trong rừng ra (1982)…Nhìn chung, cảm hứng chủ
đao trong s ̣ áng tác của Nguyễn Minh Châu ở giai đoan n ̣ ày vẫn nằm
trong mach c ̣ ảm hứng lang m ̃ aṇ - sử thi của cả nền văn hoc. ̣ Tuy
nhiên, từ năm 1976, tức là môt năm sau ng ̣ ày toàn thắng, Nguyễn
Minh Châu đãbắt đầu viết truyên ng ̣ ắn Bức tranh, thể hiện tính chất
tiên cảm của môt ̣ nhà văn lớn, sớm báo hiêu ̣ cho sựphản tỉnh của nền
văn hoc nư ̣ ớc nhà ở giai đoan ti ̣ ền đổi mớ
i.
1.4.2. Chăng đư ̣ ờng những năm tám mươi
Đây cũng là những năm tháng cuối cùng của cuôc đ ̣ ờ
i nhà
văn. Dường như linh cảm đươc đi ̣ ều ấy, Nguyễn Minh Châu cho in
những cuốn tiểu thuyết cuối cùng còn lai: ̣ Những ngườ
i đi từ
trong
rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987) và nhanh chóng có sự
chuyển hướng về thể loại. Sự ra đời của truyện ngắn Bức tranh
(1982) là mốc điểm đánh dấu những chuyển biến quan trọng của
Nguyễn Minh Châu giai đoạn từ trước đến sau năm 1975. Sau đó là
hàng loạt truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Dấu
vết nghề nghiệp, Bến quê, Một lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa,
Sống mãi với cây xanh, Khách ở quê ra… đến Cỏ lau, Mùa trái cóc ở
miền Nam, Phiên Chợ Giát... Ông cũng đã tâp̣ hợp các truyện ngắn
lại và cho in thành tập: Ngườ
i đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành
(1983), Bến quê (1985). Ngoài ra, nhà văn còn thể hiện ý nghĩ về
nghề, về đồng nghiệp qua những trang tiểu luận - phê bình (Hãy đoc ̣
lờ
i ai điếu cho môt giai đo ̣ an văn ngh ̣ ê ̣ minh hoạ ). Nhìn chung,
truyên ng ̣ ắn của Nguyễn Minh Châu giai đoan sau 1975 ̣ thưc s ̣ ựcuốn
hú
t ngườ
i đoc ḅ ởi cá
i tôi của nhà văn “bi ̣chìm ngâp trong lo âu, m ̣ ôt ̣
nỗi lo âu sao mà
lớn lao và đầy khắc khoải về con ngườ
i.”
Chương 2
NHỮNG BIỂU HIÊN C ̣ ỦA CẢM HỨNG NHÂN VĂN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975
2.1. Cảm hứng nhân văn thể hiện trong quan niệm nghệ
thuật
2.1.1. Quan niệm về mối quan hê ̣giữa văn hoc v ̣ à hiên ̣
thưc̣
Nguyễn Minh Châu mong muốn, văn hoc trư ̣ ớc hết cần đem
lai cho con ngư ̣ ờ
i nhân t ̣ hức chân thưc v ̣ à sâu sắc về hiên th ̣ ưc̣ , đôi
khi phải khai chiến cả vớ
i những quan niêm t ̣ ốt đep v ̣ à
lâu dà
i của
chinh m ́
ình. Măt kh ̣ ác, tác giả còn chỉ ra giới hạn chật hẹp của quan
niệm về hiện thực trong văn học của ta suốt một thời kỳ dài, nó đã
như “cái hành lang hẹp và thấp” khiến cho mỗi người viết phải tự
mình “bạt bớt chiều cao, thu hẹp bớt chiều ngang để có thể đi lại dễ
dàng”. Ông coi đó
là “thứ văn nghệ minh hoạ”. Nhà văn đãnó
i lên
môt ̣ khá
t vong chân th ̣ ưc c ̣ ủa ngườ
i sáng tao khi c ̣ ả dân tôc đ̣ ãtrở lai ̣
cuôc s ̣ ống binh thư ̀ ờng, đồng thờ
i quan niêm ̣ ấy cũng phù hơp v ̣ ớ
i
mong muốn rất nhân bản của ngườ
i đoc, ̣ ấy là bao giờ cũng đươc đ̣ oc ̣
những tác phẩm sinh đông, chân th ̣ ât nh ̣ ất vì
:“Cuộc đời vốn đa sự
con người thì đa đoan”. Nguyễn Minh Châu còn bênh vưc cho t ̣ inh ́
ẩn du, đa n ̣ ghia c ̃ ủa văn hoc khi ph ̣ ản ánh, tá
i tao hi ̣ ên th ̣ ưc̣ .
Cũng có thể nhận thấy, việc đổi mới quan niệm về hiện thực
trong tác phẩm ở Nguyễn Minh Châu là điều đã được nhà văn quan
tâm từ giai đoạn sáng tác trước. Mong muốn của nhà văn là “đề cập
đến nhiều mặt của hiện thực của cuộc kháng chiến, có tầm rộng và
chiều sâu hơn”. Nhưng đến sau 1975, quan niêm ̣ ấy càng sáng tỏ và
cách thể hiên c̣ ũng quyết liêt hơn. ̣
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Nhin l ̀ aị các chặng đường sáng tạo nghệ thuật, có thể nhận
thấy, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều bắt nguồn từ hai
hai mạch cảm hứng chủ đaọ : cảm hứng lãng maṇ - sử thi và cảm
hứng về “nỗi lo âu sao mà lớn lao đầy khắc khoải về con người”.
Nhưng từ đi tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con ngườ
i” đến
lắng sâu vào “nỗi lo âu” của từng thân phân ch ̣ inh l ́ à cả môt qu ̣ á
trinh đ ̀ ổi mớ
i quan niêm ngh ̣ ê ̣thuât c̣ ủa nhà văn về con ngườ
i. Xuất
phát từ quan niệm đề cao con người, vì con người, nhưng cũng không
quá kỳ vong v ̣ ào con ngườ
i, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc
biệt là những truyện ngắn sau 1975 luôn lấp lánh giá trị nhân văn và
thu hút sự chú ý, quan tâm của rất nhiều người. Ở chặng đường sau,
cùng với đề tài chiến tranh, cảm hứng nhân văn của nhà văn quay về
với con người bình thường trong cuộc sống bình thường với đầy đủ
những góc cạnh, chiều sâu của nó.
2.1.3. Quan niệm về trách nhiệm của văn học và vai trò của
nhà văn
Vớ
i Nguyễn Minh Châu, hiên th ̣ ưc ṃ à văn hoc c ̣ ần quan tâm
hướng tớ
i nhất chính là hiên th ̣ ưc bên trong ̣ - hiên th ̣ ưc c ̣ ủa lòng
ngườ
i. Sứ mệnh cao cả của văn chương tóm lại không dừng lại ở khả
năng phản ánh hiện thực mà mà còn đi xa hơn ở cấp độ lay động tâm
hồn con người, hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp, hoàn thiện.
Không nhìn nhà văn với con mắt cầu toàn, nhưng Nguyễn
Minh Châu rất coi trong̣ phẩm chất nhân bản không thể thiếu được
của nhà văn là tình yêu thương đối với con người và cuộc sống. Quan
niệm về sứ mệnh của văn chương và vai trò của nhà văn, Nguyễn
Minh Châu còn nó
i đến đăc trưng ̣ sáng tạo, bản lĩnh nghề nghiệp và ý
thức trách nhiệm của người nghệ sĩ. Nguyễn Minh Châu đãcó
lần
đúc kết ngắn gon ṿ à đầy đủ về vai trò của nhà văn như sau:
“ Vai trò đích thưc c ̣ ủa nhà văn là:
- Làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loai.̣
- Góp kinh nghiêm s ̣ ống cho đờ
i.
- Làm phong phú và
tế nhi ̣tiếng me ̣đẻ.”
2.2. Cảm hứng nhân văn thể hiện qua thế giới hình tượng
nhân vật