Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính
mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời
Bài làm
Những năm 20 của thế kỷ XX, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái xót đau. Những người trí thức có lương tri
không chấp nhận nhập cuộc, nhưng để chống lại nó thì đó không phải là điều
đơn giản ai cũng có thể làm được. Làm thơ giải sầu, đó là một cách thức khá
phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhà thơ Tản Đà cũng thế. Nhưng khác
với mọi người, Tản Đà là người đầu tiên, là người thứ nhất có can đảm làm thi
sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có
một cái tôi
Tản Đà sáng tác nhiều thơ, Hầu Trời là một bài trong số ít những bài trường
thiên đứng lại được với đi thời gian, ngạo cùng năm tháng. Cái hay, cái hấp dẫn
nhất của bài thơ đối với người đọc là thế hiện được cái tôi phóng túng, ngông
nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà. Tản Đà đã từng nhận mình là hủ nho lo việc đời, là người thuộc lớp người tài
cao phận thấp, đau đời, chán đời, ông đã tìm cách để thoát đời. Và để thoát đời, cách của ông là tìm lên cõi thượng giới do mình tưởng tượng ra. ở đó ông tha
hồ, mặc sức để cho trí tưởng tượng mình tự do, bay bồng. Song, ông lại muốn
đế cho người đọc họ tin, tin vào sự thật mình được lên trời để hầu Trời. Cho
nên, cách vào bài thơ đầu tiên là ông khẳng định:
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng
Mọi người có nghi ngờ nữa không khi nhà thơ cứ một mực khăng khăng hồn
phách mình, thân thể mình đã được lên tiên, đó không phải là chuyện mơ màng
và mọi người cũng đừng nên hoảng hốt làm gì. Khẳng định cao độ như thế, dù
người ta không tin thì trí tò mò cũng bị kích thích mạnh mẽ, họ sẽ dõi theo câu
chuyện mà ông Tản Đà kia sẽ kể là chuyện gì. Cách vào bài thơ của nhà thơ
quả thật vừa hóm hỉnh lại vừa có duyên lạnh lùng. Tản Đà là nhà thơ, đã từng vì mưu sinh mà đem thơ ca bán phố phường, nhưng
lúc này cũng là lúc văn chương hạ giới rẻ như bèo. Biết được thực tế cuộc sống
khó khăn, chật vật là thế, nhà thơ nghèo vẫn ngông nghênh lên bầu Trời bởi
một lẽ do thơ ông hay quá. Nói về cái ngông chính Tản Đà đã từng viết:
Bởi ông quá hay ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông. (Tự trào)
Ngông là ý thức tự khẳng định cái tôi chủ quan của mình, làm những việc trái
với thói thường của đám đông, của cộng đồng. Nhưng không phải những việc
làm ngược lại với thói thường ấy đều là ngông. Người ta muốn ngông cũng
phải có cơ sở mà nền tảng vững chắc nhất là phải có tài và nhân cách hơn
người, ở đây Tản Đà đã ý thức được mình. Vì ý thức được mình nên mới có cái
ngông nghênh đáng yêu rất Tản Đà. Nhà thơ được mời lên thiên đình để đọc
thơ cho Trời và Chư tiên nghe. Đó là phần chính của bài thơ. Cảnh đọc thơ cho
Trời nghe, được nhà thơ dựng lại khá chi tiết. Được mời lên Trời đọc thơ, đó là
vinh dự của nhà thơ. Bởi vậy, nên cũng rất dễ hiểu khi thi sĩ cao hứng và có