Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cải cách kinh tế Trung Quốc và bài học cho Việt Nam - Môn lịch sử kinh tế quốc dân pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- Các sản phẩm “Made in China” đã đi khắp thế giới, tuy nhiên danh tiếng của hàng hoá Trung
Quốc cũng đang bị tổn hại rất nhiều do những nghi ngại về chất lượng và độ an toàn. Liệu những
bê bối liên quan đến hàng hoá Trung Quốc gần đây có làm chậm lại dòng chảy hàng hoá giá rẻ
Trung Quốc trên thế giới không?
Đúng là những bê bối đó làm tổn hại rất nhiều đến danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc trên thế
giới. Không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi, người tiêu dùng đang ngày càng thận trọng hơn với xuất xứ
của hàng hoá.
Nhưng tôi không nghĩ là dòng chảy hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc sẽ chậm lại, vì nếu thế
chúng ta lại có một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác mất. Những bê bối này cũng chính
là lời cảnh báo để Trung Quốc xem xét lại những điểm yếu trong nền kinh tế để khắc phục.
- Trung Quốc vẫn đang là một trong những trung tâm outsource của thế giới. Thu hút outsource
cũng đang là ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Theo bà đây có phải là cách phát triển bền
vững không và Trung Quốc có nên đầu tư nhiều hơn vào việc tăng hàm lượng chất xám và giá trị
gia tăng cho những sản phẩm “Made in China”?
Tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm
có giá trị gia tăng cao hơn, họ không muốn mãi chỉ sản xuất những sản phẩm giá trị thấp. Có thể
thấy quyết tâm này qua phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với chất lượng sa sút của các
sản phẩm rẻ tiền, đặc biệt là việc đóng cửa một loạt nhà máy sản xuất đồ chơi xuất khẩu không
đạt tiêu chuẩn ở tỉnh Quảng Đông gần đây.
Không phải là chính quyền không quan tâm đến những người lao động mất việc làm, nhưng họ
cũng không muốn tiếp tục cho sản xuất những mặt hàng kém chất lượng nữa. Chính quyền
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc nhanh chóng cấp phép cho những dự án có vốn đầu tư lớn
để dẫn dắt các khuynh hướng trong sản xuất. Tôi nghĩ vấn đề không phải là cách nào vững chắc
hơn cách nào, mà là chính quyền thấy đã đến lúc cần thay đổi tư duy trong điều hành kinh tế.