Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cải cách khu vực công
MIỄN PHÍ
Số trang
61
Kích thước
296.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1024

Cải cách khu vực công

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHƯƠNG 8

Cải cách khu vực công

Hµ Néi 2011 –

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Lớp QLKT L2-K19

GV hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường

Danh sách nhóm 8

STT Họ tên Ngày sinh

1 Nguyễn Văn Chiến 25/10/1985

2 Nguyễn Văn Chiến 16/12/1965

3 Phan Thị Thu Hà 14/04/1981

4 Phạm Thị Minh Hiếu 07/11/1983

5 Nguyễn Văn Hoàn 22/03/1972

6 Trịnh Đức Hoạt 02/10/1984

7 Nguyễn Hoàng Long 24/09/1981

8 Nguyễn Anh Quân 08/08/1986

9 Đào Minh Tâm 01/08/1984

10 Lưu Quang Tiến 12/09/1977

8.1. Khu vực công trong một thế giới đang thay đổi

8.1.1 Những thay đổi địa-chính trị

Học viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc tế và Phát triển tại Geneva

(Thụy Sĩ) cho biết trong năm 2010, trật tự thế giới được coi như trật tự đa

cực bấp bênh, do sự tách biệt giữa yếu tố địa chính trị và địa kinh tế.

Thực vậy, nếu như Mỹ vẫn được coi là cường quốc có ưu thế về địa

chính trị và đặc biệt là yếu tố quân sự thì nước này lại mất đi rất nhiều khả

năng kiểm soát trong lĩnh vực địa kinh tế của thế giới.

Trong năm 2010, sức mạnh kinh tế và tài chính của các quốc gia mới

nổi đã gia tăng đáng kể. Khái niệm "quốc gia mới nổi" đã từng được sử dụng

trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong những năm 1980, thế

hệ đầu tiên của các nền kinh tế mới nổi (các nước công nghiệp hóa mới, các

"con rồng châu Á" và các "con hổ châu Á") đã từng đẩy lùi các quốc gia sản

xuất vải và thép châu Âu và Bắc Mỹ khỏi trung tâm kinh tế chính trị quốc tế.

Sang đầu thế kỷ 21, "thế hệ thứ 2 của các cường quốc mới nổi" (đặc

biệt là Nam Phi, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, một phần nào là Thổ Nhĩ

Kỳ) đang quyết tâm thiết lập sự thay đổi về các mối quan hệ chính trị trên

thế giới theo hướng cân bằng. Theo quan điểm của Braxin, liên minh giữa

các quốc gia trên thế giới hiện nay đòi hỏi phải có các luật lệ quốc tế công

bằng và minh bạch làm nền tảng cho một trật tự thế giới ít bị bất đối xứng.

Đòi hỏi mới này của Braxin nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhà

ngoại giao thuộc các quốc gia mới nổi. Bởi theo họ, yêu cầu này của Braxin

cho thấy cam kết rõ ràng đối với các giá trị và tiêu chuẩn của các thể chế dân

chủ quốc tế. Theo các chuyên gia, đây không phải là sự chuyển đổi triệt để

trật tự thế giới mà chỉ là cải cách nó cho phù hợp với thực tế kinh tế và chính

trị mới của thế giới.

Mặc dù còn có những khác biệt lớn nhưng Nam Phi, Braxin, Trung

Quốc, Ấn Độ và Nga cũng có những điểm chung: Đó là khả năng về kinh tế,

chính trị và quân sự vượt trội so với phần lớn các quốc gia phương Nam

khác (các quốc gia đang phát triển); khả năng ảnh hưởng tới vấn đề kiểm

soát trật tự quốc tế ở tầm khu vực và thế giới.

Bởi vậy, những nước này cũng đã bắt đầu tăng cường trao đổi hợp

tác nhằm thực hiện quyết tâm chung là cân bằng lại trật tự thế giới. Nga và

Trung Quốc cùng phối hợp với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

(SCO, thành lập năm 2001) và cùng thực hiện các cuộc tập trận chung.

Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đã thông báo thành lập Ngân hàng Liên

Khu vực về Phát triển vào tháng 4/2010 tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm

BRIC (gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) ở Braxilia (Braxin).

Sự phát triển của Nhóm Cairns (gồm 19 quốc gia xuất khẩu sản

phẩm nông nghiệp) và sự ra đời của Nhóm G-20 (gồm 20 nền kinh tế phát

triển và mới nổi) cho thấy sự nổi lên về vai trò của các quốc gia phương

Nam (đặc biệt là Braxin, Ấn Độ và Nam Phi) trong thương mại quốc tế hiện

nay. Braxin đã tố cáo sự bị động của nhóm Cairns dưới sự dẫn dắt của

Ôxtrâylia trước quan điểm bảo hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong

lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù còn những khác biệt giữa các quốc gia thành

viên, G-20 vẫn là một liên minh chính trị nhằm cải cách thể chế thương mại

quốc tế và tăng cường thương mại quốc tế giữa các quốc gia phương Nam.

Chiến lược liên minh này là nhằm tiếp cận các thủ tục đã được thực hiện tại

Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO).

Braxin, Ấn Độ và Nam Phi đã khuếch trương chủ nghĩa khu vực

thông qua Diễn đàn IBAS (Diễn đàn đối thoại Ấn Độ, Braxin và Nam Phi

được thành lập năm 2003) nhằm tác động vào thực trạng địa chính trị quốc

tế theo hướng có lợi cho họ. Những nước này cũng thể hiện một tư thế tích

cực và khẳng định hơn trên trường quốc tế, đồng thời phát triển mối quan hệ

song phương trong khối. IBAS là một liên minh chính trị gắn với chiến lược

đấu tranh chống nghèo đói và cải cách các thể chế quốc tế.

IBAS cũng đã đề xuất cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì cơ

quan này không nhằm vào vấn đề dân chủ hóa tiến trình đưa ra quyết định ở

cấp quốc tế mà chỉ đơn giản thừa nhận sự khác biệt giữa các quốc gia

phương Nam và thể chế hóa sự khác biệt này. Về vấn đề an ninh, kế hoạch

hành động IBAS-2004 dự kiến liên kết thực hiện các cuộc tập trận chung,

tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình, đấu tranh chống buôn lậu ma túy

và vũ khí, cũng như đấu tranh chống buôn lậu các hóa chất độc hại tại khu

vực Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Tóm lại, với những ưu thế mới về kinh tế, những quyết tâm chính trị

và các nỗ lực cố kết về chính trị và ngoại giao, các quốc gia mới nổi đang

tìm cách điều chỉnh lại quyền lực chính trị trên thế giới theo hướng để thế

giới thừa nhận tầm ảnh hưởng khu vực của họ và đảm bảo sự bình đẳng

trong các tổ chức quốc tế.

8.1.2. Những thay đổi quan hệ kinh tế

Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi đang tạo ra

những biến chuyển đáng kể thay đổi trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu. Một

thế giới đa cực đang được hình thành.

Trong những thập kỉ trước, Mãn Châu Lý, thị trấn Trung Quốc nằm

dọc biên giới hẻo lánh với Nga, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng

nhiều nhất của chiến tranh lạnh. Mãn Châu Lý không hề có các hoạt động

giao thương với Nga. Mọi chuyện thay đổi sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ

và biên giới hai nước mở ra. Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Nga và

Trung Quốc đạt 55 tỷ USD, tăng gấp bảy lần so với năm 2000. Giá trị hàng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!