Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách xây dựng hình tượng thơ trong tập không bao giờ là cuối của xuân quỳnh.
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
696.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
753

Cách xây dựng hình tượng thơ trong tập không bao giờ là cuối của xuân quỳnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TRẦN THỊ BĂNG THANH

Cách xây dựng hình tượng thơ trong tập

Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

“Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên” (Aristote), tái hiện cuộc sống bằng

hình tượng. Văn học là một loại hình nghệ thuật, nó cũng lấy hình tượng làm

phương tiện đặc thù để phản ánh hiện thực khách quan. Đó là kết quả của quá

trình tư duy sáng tạo tưởng tượng và hư cấu của nhà văn. Dấu ấn chủ quan của

người nghệ sĩ cũng bộc lộ qua hình tượng theo nguyên lí phản ánh lại hình ảnh

chủ quan của thế giới khách quan. Nghiên cứu hình tượng là hướng đi đầy hứa

hẹn giúp chúng ta hiểu rõ về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong

cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ.

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có

phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu

thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di

sản văn học thật đáng quý. Có nhiều ý kiến đánh giá thơ Xuân Quỳnh phần nhiều

là những vần thơ thiên về cảm tính hơn là lí tính. Có lẽ điều đó không sai nhưng

cũng không chính xác bởi thơ Xuân Quỳnh xuất phát từ những cảm nhận tinh tế

trong tâm hồn đa cảm, nhiều rung động của chị nhưng đó lại là những vần thơ

giàu hình ảnh và giàu những giá trị biểu trưng. Chúng tôi chọn hướng tiếp cận

thơ Xuân Quỳnh từ góc độ ngôn ngữ cụ thể là qua Cách xây dựng hình tượng

trong tập thơ Không bao giờ là cuối để khẳng định những giá trị của thơ Xuân

Quỳnh một cách khoa học chứ không chỉ là “nhận thấy vậy”, “cảm thấy vậy”.

3

Thành quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định rằng một trong

những nhân tố làm nên thành công nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh là việc sử dụng

sáng tạo chất liệu ngôn từ thông qua các biện pháp tu từ ngữ nghĩa.

Nghiên cứu hình tượng cũng là hướng đi giúp chúng ta có thể nắm bắt

được những giá trị biểu trưng nhiều tầng bậc ẩn chứa trong những hình ảnh thơ

độc đáo của thơ Xuân Quỳnh nói riêng cũng như thơ ca nói chung. Qua việc

nghiên cứu đề tài này, chúng tôi học tập được cách tiếp cận một vấn đề một cách

khoa học, đồng thời là điều kiện củng cố kiến thức về ngôn ngữ, lí luận văn học.

Bên cạnh đó, chúng tôi tin tưởng với tính lí thú và mới mẻ của đề tài sẽ tạo nền

tảng quan trọng cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn trong quá trình học tập và

giảng dạy sau này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Hình tượng và cách xây dựng hình tượng trong văn học là một vấn đề

không mới. Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về hình tượng và cách xây

dựng hình tượng trên bình diện lí luận học và cả trên bình diện phong cách học.

Các nhà lí luận: Trần Đình Sử, Bùi Minh Đức, Hà Minh Đức, Lê Lưu Oanh đề

có các công trình mang tính chất quy mô nghiên cứu về vấn đề này. Nhìn chung,

các nhà lí luận đều có cái nhìn tương đối thống nhất trong cách xây dựng hình

tượng: Trần Đình Sử khẳng định: hình tượng văn học được xây dựng bằng chất

liệu ngôn từ, trước hết bao gồm các “hình ảnh ngôn từ”, các “ý tượng”, “hình

tượng” tạo thành bởi các phép tu từ” và “hình tượng là những cấu tạo văn học

sáng tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị như những tín hiệu thẩm mĩ. (14,

tr.41). Lê Lưu Oanh cũng khẳng định: hình tượng nghệ thuật với những quan hệ

dồn nén: ảo – thực, có – không, có lí – phi lí, tự nhiên, nhân tạo tạo thành những

phức hợp quan hệ mang nội dung khái quát là cho hình tượng mang tính đa

4

nghĩa, hàm súc như lời người xưa nói: lời hết mà ý khôn cùng (13, tr.153). Nhìn

chung các nhà lí luận đều có các ý kiến thống nhất trong việc nghiên cứu hình

tượng đó là cách xây dựng hình tượng từ những hình ảnh giàu giá trị biểu trưng

trong mối quan hệ thực - ảo, tưởng tượng.

Các nhà ngôn ngữ học cũng có những nhận định tương đối tương đồng về

cách xây dựng hình tượng trong văn học. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu,

chúng tôi có một số nhìn nhận chung như sau: Các nhà ngôn ngữ như Đinh

Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Hữu Đạt,... đều bắt đầu nghiên cứu hình

tượng từ các phương tiện tu từ cấu tạo nên hình tượng bao gồm các phép tu từ

cấu tạo theo quan hệ liên tưởng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.

Xuân Quỳnh là thi sĩ tiêu biểu cho gương mặt các nhà thơ nữ trong nền

thơ hiện đại Việt Nam. Xuất hiện vào đầu những năm sáu mươi và trưởng thành

từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ chị đã trở thành đối tượng nghiên

cứu, tìm hiểu của nhiều độc giả và nhà lí luận phê bình uy tín. Các nhà nghiên

cứu, phê bình như Hà Minh Đức, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn

Xuân Nam, Lưu Quỳnh Thơ…đều có nhiều công trình nghiên cứu về Xuân

Quỳnh. Ngoài ra còn rất nhiều cây bút tiêu biểu khác cũng có những nghiên cứu

khá đặc sắc về đời và thơ Xuân Quỳnh. Những bài viết, chuyên luận nghiên cứu

về thơ văn và cuộc đời Xuân Quỳnh đã được chọn lọc, tập hợp chủ yếu trong ba

công trình: Xuân Quỳnh thơ và đời (1998), NXB Phụ Nữ; Xuân Quỳnh, cuộc đời

và tác phẩm (2003), Lưu Khánh Thơ và Đông Mai tuyển chọn; Thơ Xuân Quỳnh

và những lời bình (2003), Ngân Hà biên soạn và tuyển chọn. Sau khi điểm qua

các bài viết tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy rằng: nhìn một cách tổng quan, các tác

giả quan tâm tới thơ Xuân Quỳnh từ góc độ phê bình văn học hơn là nghiên cứu

nghệ thuật, cũng như đứng từ góc độ lí luận văn học để tiếp nhận hơn là lí thuyết

5

ngôn ngữ. Vì thế trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi sẽ không nhắc

đến những công trình, bài viết không liên quan trực tiếp đến đề tài mà chỉ xin

xâu chuỗi lại một số ý kiến, nhận xét tiêu biểu về phong cách thơ Xuân Quỳnh

đặc biệt là những công trình, bài viết về hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh nhìn

từ góc độ ngôn ngữ.

Về Thơ Xuân Quỳnh: Nguyễn Xuân Nam với bài viết: Vẻ đẹp thơ Xuân

Quỳnh trong Thơ - tìm hiểu và thưởng thức đã nhận xét về ngôn ngữ trong thơ

Xuân Quỳnh: từ ngữ như gọi nhau, như say sưa, như tỉnh, biến hóa thông minh,

như bản chất những đồng dao xưa cũ nhất. Quả thật, ngôn ngữ của Xuân Quỳnh

trở nên mềm mại, duyên dáng hẳn khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của

ngôn ngữ ca dao, dân ca (16, tr.148)

Tác giả Nguyễn Quân trong bài viết Phong cảnh mười bảy đã nhận xét

Xuân Quỳnh là … nhà thơ chuyên hội hoạ và thích thoả mãn con mắt, chuyển

mọi cảm giác về thị giác. (16, tr.140)

Riêng về vấn đề hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh là một vấn đề không

mới, đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Các ý kiến đều đồng quy ở một

điểm: thơ Xuân Quỳnh giàu hình ảnh, và hình tượng là một loại hình rất đặc biệt

trong thơ chị. Tuy nhiên do quy mô bài viết cũng như do mục đích nghiên cứu,

vấn đề này vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu như một vấn đề độc lập. Thực sự

vẫn chưa có công trình nào đi vào phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tập

thơ của Xuân Quỳnh chứ chưa nói đến một công trình lớn hơn là nghệ thuật xây

dựng hình tượng trong toàn bộ tác phẩm thơ của tác giả này. Những kết quả chỉ

dừng lại ở việc thừa nhận sự có mặt của hình tượng hoặc đi vào phân tích một số

hình tượng cụ thể như hình tượng sóng, hình tượng biển, con tàu…Từ tình hình

trên có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh từ góc độ ngôn ngữ học

6

vẫn còn là một mảnh đất chưa được khai phá nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi tin

rằng nghiên cứu về cách xây dựng hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh cụ thể

trong tập thơ Không bao giờ là cuối là một việc làm có nhiều ý nghĩa từ đó có

cái nhìn toàn diện và khoa học hơn đối với hình ảnh thơ độc đáo trong ngôn ngữ

thơ Xuân Quỳnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Cách xây dựng hình tượng thơ của Xuân Quỳnh trong tập thơ

Không bao giờ là cuối.

- Tập thơ Không bao giờ là cuối trong mối quan hệ với toàn bộ thơ

Xuân Quỳnh.

4. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu

để xử lí tư liệu và nêu nhận xét các kết quả nghiên cứu.

5. Bố cục đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

- Chương 2: Khảo sát, miêu tả.

- Chương 3: Vai trò của hình tượng trong tập thơ Không bao giờ là cuối.

7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

1.1. Hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật không phải là khái niệm riêng của văn học. Các

loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, múa… cũng xây dựng cho

mình nhiều hình tượng nghệ thuật. Điều này cũng có nghĩa là hình tượng cũng

được hình thành từ những chất liệu khác nhau như: với hội họa là màu sắc và

đường nét, với điêu khắc là hình khối, với múa là động tác, điệu bộ…Vì xét

trong phạm vi một tác phẩm văn học nên hình tượng nghệ thuật ở đây được mặc

định đồng nghĩa với hình tượng văn học nghĩa là chất liệu để xây dựng nên hình

tượng là ngôn từ. Chính từ “nghệ thuật” đi kèm được chúng tôi hạn định lại ý

nghĩa của từ hình tượng không theo cách hiểu của triết học và tâm lí học (chỉ

một giai đoạn cao hơn của nhận thức so với cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật

còn giữ lại trong đầu khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã kết thúc) mà

theo cách hiểu của lí luận học và phong cách học.

1.1.1. Quan niệm về hình tượng thơ.

1.1.1.1. Hình tượng theo quan niệm của các nhà lí luận văn học.

Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể

hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp cho người đọc thể nghiệm ý vị của

cuộc đời, hiểu được những quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân

và thế giới xung quanh. Nhưng khác với nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!