Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách vẽ biểu đồ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÁCH VỄ BIỂU ĐỒ
1. Yêu cầu của câu hỏi
Vẽ biểu đồ là dạng câu hỏi thực hành rất phổ biến trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn
Địa lí. So với các câu hỏi lí thuyết, câu hỏi thực hành về biểu đồ dễ đạt được điểm tối đa (bao gồm cả
nhận xét, giải thích). Để đạt được kết quả này, vấn đề chủ yếu là ở chỗ phải nắm vững các dạng biểu đồ
trong chương trình THPT về cả lí thuyết (các dạng và ý nghĩa của chúng) lẫn kĩ năng (vẽ biểu đồ) và vận
dụng vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu câu hỏi.
Trên thực tế, các yêu cầu của câu hỏi chỉ rơi vào một trong ba trường hợp cụ thể sau đây:
- Yêu cầu chung chung, nghĩa là chỉ đòi hỏi thí sinh vẽ biểu đồ trên cơ sở số liệu đã cho. Xin nêu thí
dụ minh hoạ:
+ Từ bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo
ngành của nước ta năm 1995 và năm 2007.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn
1990 - 2007...
- Yêu cầu rất cụ thể, nghĩa là trong câu hỏi đã xác định sẵn dạng biểu đồ phải vẽ. Sau đây là các thí
dụ minh hoạ:
+ Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo các khu
vực kinh tế của nước ta năm 1990 và năm 2005.
+ Trên cơ sở số liệu đã có, hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2007...
- Yêu cầu có lựa chọn, nghĩa là phải chọn một trong số các dạng biểu đồ được coi là thích hợp nhất.
Trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2002 (bắt đầu thực hiện "3 chung") đến nay hầu
như chỉ gặp cách hỏi này. Có thể nêu một số Ví dụ:
+ Từ bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân
theo các khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.
+ Dựa vào số liệu thống kê, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng
một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007...
2. Quy trình vẽ biểu đồ
Quy trình vẽ biểu đồ thường gồm 3 bước: chọn dạng biểu đồ, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
- Chọn dạng biểu đồ
Chọn dạng biểu đồ là bước đầu tiên có ý nghĩa quan trọng về mặt định hướng. Nếu lựa chọn không
đúng thì biểu đồ vẽ ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi.
Như phần trên đã chỉ rõ, trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng phần thực hành thường có
yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất. Hầu như rất ít khi gặp câu hỏi có yêu cầu chung chung, hoặc yêu cầu
thật cụ thể vì như vậy quá dễ, khó đảm bảo được tính phân hoá trong đề thi tuyển sinh.
Vậy phải căn cứ vào đâu để có thể chọn được biểu đồ thích hợp nhất?
Có 2 căn cứ để lựa chọn. Đó là yêu cầu của câu hỏi và số liệu đã cho. Đối với yêu cầu câu hỏi cần
phải đọc kĩ. Yêu cầu câu hỏi chính là căn cứ quan trọng hàng đầu để lựa chọn dạng biểu đồ. Bảng số
liệu đã cho cũng là một căn cứ đáng tin cậy. Vấn đề còn lại là sự linh hoạt của thí sinh, bởi vì về nguyên
tắc cần phải quan tâm đến cả 2 căn cứ, nhưng trong những trường hợp cụ thể lại chỉ cần một căn cứ
cũng đủ để xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất.
- Xử lí số liệu