Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách suy nghĩ của người giàu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Cách suy nghĩ thứ
1
Người Giàu quan niệm: "Cuộc sống của mỗi người là do chính người ấy quyết
định" trong khi người nghèo lại nghĩ: "Cuộc sống tự nó xảy đến".
T.Harv Eker
Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra. Địa vị của bạn cao hay thấp là do nơi bạn. Bạn sống giàu sang
hay nghèo túng là do suy nghĩ của bạn.
Người nghèo có quan niệm không đúng. Họ hay cho mình là nạn nhân. Họ không chịu nhìn nhận
trách nhiệm của họ đối với hoàn cảnh nghèo khó mà họ đang sống. Họ thường nghĩ họ thật tội
nghiệp, vì hoàn cảnh, vì sa cơ lỡ vận ..., và rồi họ lại càng lún sâu vào hoàn cảnh ấy.
Đối với tôi, trong vấn đề giàu nghèo không có ai là nạn nhân của ai cả mà chỉ có những người tự
đóng vai trò là nạn nhân. Nói cách khác, họ là nạn nhân của chính mình.
Người ta chỉ đóng vai trò là nạn nhân. Vậy làm sao để nhận ra? Thông thường có 3 dấu hiệu chính
đó là: Trách móc, Biện hộ và Than vãn.
Dấu hiệu 1: TRÁCH MÓC
Có thể nói, họ là những "chuyên gia trách móc". Theo lời họ thì mọi việc dường như có ác ý với họ.
Họ cho rằng mọi thất bại là do số phận đen đủi, do những nguyên nhân khách quan bên ngoài.
Khi được hỏi tại sao họ không giàu như người khác, những "nạn nhân" này thường hay than trách.
Họ đổ lỗi cho nền kinh tế bất ổn định. Họ quy trách nhiệm cho sự yếu kém trong quản lý của nhà
nước. Họ đổ lỗi cho việc kinh doanh thua lỗ, nhân công không đạt chất lượng. Họ phê phán công
tác hải quan tắc trách, hàng hoá vận chuyển chậm trễ. Họ trách móc người thân, trách móc số phận.
Nói chung là trách móc tất cả trừ họ.
Dấu hiệu 2: BIỆN HỘ
Nếu "nạn nhân" không trách móc, họ sẽ chọn cách biện hộ. Với câu nói: "Tiền bạc không phải vấn
đề quan trọng", họ biện hộ cho hoàn cảnh của mình.
Họ thường nói: "Đối với tôi tiền bạc có hay không không là vấn đề". Thử nghĩ xem, nếu bạn cho
rằng mình không cần xe, vậy bạn có được xe không? Chắc chắn là không. Những người này nói là
họ không cần tiền. Vậy họ đang không có tiền. Con người thường hay tìm cách biện hộ cho hoàn
cảnh của mình bằng cách tự dối lòng mình.
Những ai nói rằng tiền bạc đối với họ không có giá trị thì chắc chắn họ là những người đang túng
tiền. Người giàu hiểu rõ giá trị của tiền bạc và vị trí, chức năng của nó trong xã hội. Ngược lại,
người nghèo biện hộ cho hoàn cảnh của họ bằng cách so sánh giữa tiền bạc và tình cảm. Họ cho
rằng vật chất không quan trọng bằng tinh thần, tiền bạc không thể so sánh bằng tình nghĩa. Đây là
sự so sánh sai lầm bởi vì vật chất và tinh thần đều có chức năng riêng của chúng. Chúng đều cần
thiết cho cuộc sống con người và không thể đem ra so sánh với nhau được. Có thể nói so sánh vật
chất và tinh thần chẳng khác nào so sánh chân với tay cái nào quan trọng hơn cho hoạt động của cơ
thể.
Xin nhớ kỹ: tiền bạc cực kỳ quan trọng trong cuộc sống vật chất và chẳng là gì cả trong đời sống
tinh thần. Tình cảm cũng thế. Nhờ nó mà con người có thêm ý chí vượt qua khó khăn. Tuy nhiên,
không thể dùng tình cảm để mua thức ăn, để xây nhà, để nuôi con cái ăn học. Như vậy, đừng lẫn lộn
vật chất với tinh thần. Đừng bao giờ so sánh tiền bạc với tình cảm.
Xin khẳng định một điều rằng người giàu không bao giờ xem nhẹ giá trị của tiền bạc. Nếu bạn
không nghĩ được như vậy chắc chắn bạn đang là người nghèo và bạn sẽ còn nghèo cho đến khi
thay đổi quan niệm đó.
Dấu hiệu 3: THAN VÃN
Than vãn là hành động ngu ngốc nhất của con người. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khoẻ mà còn làm hại sự nghiệp của chúng ta nữa. Vì sao?
Từ lâu, người ta đã thừa nhận một quy luật. Đó là: "Cái gì vận động thì cái đó phát triển". Khi bạn
tập trung than vãn về điều gì, bạn chỉ thấy được mặt tiêu cực của nó. Đến một lúc nào đó, bạn nhìn
đâu cũng thấy bi quan, xám ngắt mặc dù thực tế không hẳn là như thế. Bạn sẽ luôn chán nản, luôn
mệt mỏi. Sức khoẻ của bạn sẽ hao mòn. Kết quả là bạn chẳng còn ý chí và sức lực để làm việc gì cả.
Bạn có để ý những người hay than vãn xung quanh không? Cuộc sống của họ luôn gặp khó khăn,
trở ngại. Mọi việc dường như diễn ra không đúng theo dự định của họ. Vì sao? Trước tiên, ta hãy
xét qua một khái niệm mới, đó là: định luật hấp dẫn.
Nhiều học giả nghiên cứu về lĩnh vực phát triển con người đã nói về định luật hấp dẫn như sau:
quan tâm đến cái gì, cái đó sẽ ảnh hưởng đến ta. Có nghĩa là khi bạn thường xuyên than phiền về
những thứ không như ý trong đời thì chúng sẽ luôn quanh quẩn gắn bó với bạn làm cho cuộc đời
bạn càng thêm đen đủi.
Bạn vẫn chưa tin à? Vậy hãy tìm hiểu đời sống của những người hay than vãn mà bạn biết thử xem.
Có phải là quá khổ sở hay không? Dường như tất cả mọi thứ tồi tệ nhất trên đời này luôn sẵn sàng
xảy đến với họ. Họ thường biện hộ: "Vì sao tôi hay than phiền à? Vì tôi khổ quá mà". Khi nghe nói
như vậy, bạn hãy nói với họ: "Không phải, phải nói ngược lại mới đúng. Vì anh hay than thở nên
đời anh mới khổ".
Để thay đổi thói quen than vãn, bạn hãy thực hiện bài tập sau: trong vòng một tuần hãy cố gắng
không than vãn về bất cứ điều gì, ngay cả trong ý nghĩ. Tôi xin đảm bảo bạn sẽ từ bỏ được thói
quen đó sau một tuần. Hãy bỏ thói quen than vãn bằng cách tập thói quen không than vãn.
Đã đến lúc lấy lại bản lĩnh, sự tự tin và học hỏi những điều mới lạ nhằm tạo ra kỳ tích cho bản thân.
Hãy xác định bạn đang làm giàu trong khi chưa giàu. Hãy thức tỉnh!
Trách móc, Biện hộ, Than vãn có thể được xem như những liều thuốc an thần. "Thuốc" này có tác
dụng xoa dịu nỗi đau thất bại và chỉ dành cho người thất bại.
Ngay từ bây giờ mỗi khi trong tư tưởng của bạn xuất hiện ý nghĩ than vãn, trách móc hay biện hộ
hãy dừng ngay lập tức. Hãy tự nhắc nhở rằng bạn đang tạo ra cuộc sống cho mình. Do đó, phải biết
sống khôn ngoan không thể để cho những tư tưởng tiêu cực đó hại đến cuộc sống của bạn.
Đến đây, tôi mời các bạn suy nghĩ câu nói: "Người giàu không bao giờ là nạn nhân mà họ tự hào là
kết quả của chính họ". Có nghĩa là người giàu không bao giờ tìm kiếm sự thương hại của người
khác và họ luôn chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của chính mình.
Người giàu không bao giờ là nạn nhân. Do đó, khi bạn để mình trở thành nạn nhân, bạn sẽ không
bao giờ giàu được. Vậy hãy nhớ: "Cuộc đời bạn là do bạn tự tạo ra".
<trích từ quyển Để trở thành Tỷ phú của T.Harv Eker>
Tiếp >
[ Quay lại ]
Cách suy nghĩ thứ 2
Người Giàu cố gắng để thành công. Người nghèo cố gắng để không
thất bại.
Người nghèo luôn có tư tưởng thụ động. Khi có tiền, họ chỉ
biết cố gắng làm sao không mất số tiền đó. Họ không biết và cũng không
dám chủ động tìm cách làm cho số tiền đó ngày càng sinh sôi, nảy nở.
Mục đích của người nghèo là như thế. Họ chỉ muốn một cuộc sống an phận ít
biến động. Họ không có can đảm phiêu lưu thử sức mình trong các lĩnh vực
mới.
Mục đích của người giàu là càng làm giàu thêm trong khi đó người nghèo chỉ
cần kiếm đủ sống đã là hạnh phúc.
Mục tiêu của người nghèo là an nhàn. Tuy nhiên, giữa an nhàn và giàu có là
cả một khoảng cách.
Sở dĩ tôi hiểu rõ sự khác biệt giữa người giàu, giới trung lưu và người nghèo
là vì tôi đã từng ở trong hoàn cảnh của họ. Trước đây, tôi cũng đã có lúc lâm
vào cảnh khánh kiệt túng quẫn đến nỗi phải đi làm bằng xe mượn và ở nhà
thuê.
Sau đó, tôi tiến dần lên tầng lớp “an nhàn” tức là trung lưu. Mà đúng là an
nhàn thật bởi vì tôi cũng có thể đường hoàng bước vào một nhà hàng tương
đối sang trọng như những người giàu.
Tuy nhiên, khi đó tôi chỉ dám gọi món sau khi tham khảo kỹ bảng giá trên
thực đơn. Nếu không làm như vậy, lúc tính tiền tôi sẽ không được “an nhàn”.
Thời gian sau này, khi đã trở nên giàu có, tôi được phép làm nhiều thứ. Tuy
nhiên, có một việc tôi không cần làm nữa đó là xem bảng giá trên thực đơn
trước khi gọi món như trước kia. Tôi ăn gì tuỳ thích và mặc kệ giá là bao
nhiêu. Đó là một trong những sự khác biệt mà tôi đang đề cập.
Mục đích là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng trong đêm tối cho chúng ta hướng
tới. Mục đích ở mức nào thì kết quả sẽ ở mức ấy. Nếu mục đích của bạn là
đủ sống thì bạn chỉ cố gắng để đủ sống. Ngược lại, nếu mục đích của bạn là
triệu phú, là tỷ phú thì bạn sẽ phấn đấu để đạt đến mức như thế mặc dù để
thành công còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa.
Một trong những nguyên tắc làm giàu của tôi là: “Nếu hướng đến các vì sao,
ít ra ta cũng đạt đến các tầng mây”. Trong vấn đề làm giàu, hãy xác định một
mục đích thật vĩ đại nhưng cũng thật rõ ràng. Hãy đặt ra yêu cầu cao cho
chính mình bởi đó là nhân tố dẫn đường cho hành động của bạn.
<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker
Cách suy nghĩ thứ 3
21/02/2008
Người Giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo đứng ngoài và mơ mộng
được giàu.
Hầu hết những ai được hỏi: “Có muốn làm giàu không?” đều trả
lời: “Có!” Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng thực sự muốn làm giàu. Sự thật
là có rất nhiều người có thành kiến tiêu cực đối với người giàu.
Tôi thường hay đặt ra cho học viên của mình câu hỏi: “Lý do nào để bạn không cần
làm giàu?” và nhận được nhiều câu trả lời có dạng sau:
“Kiếm được tiền rồi có thể mất hết tiền. Đó là thất bại. Không kiếm tiền thì không
sợ thất bại vì mất tiền.”
“Khi tôi giàu người ta thích tôi hay thích tiền của tôi?”
“Có nhiều tiền nhưng có được hưởng trọn đâu? Thu nhập càng nhiều thì thuế càng
cao.”
“Muốn giàu phải chịu cực khổ gian nan.”
“Tiền bạc đánh đổi bằng sức khoẻ thì giàu làm gì?”
“Trộm cướp thường nhắm vào người có của.”
Và rất nhiều câu trả lời giống như thế.
Mỗi người đều có tư tưởng làm giàu của riêng mình. Trong tư tưởng này tồn tại một
yếu tố gọi là niềm tin về ý nghĩa tích cực của việc làm giàu. Tức là bạn có tin rằng
làm giàu là tích cực hay không. Tuy nhiên, trong tư tưởng đó còn tồn tại niềm tin
theo hướng ngược lại. Hai mặt đối lập này luôn đấu tranh với nhau. Dường như có
hai con người trong ta đang tranh luận với nhau.
Người thứ nhất nói: “Giàu có sẽ được sung sướng.” Người kia cãi lại: “Để giàu có
phải làm việc cật lực. Vậy sung sướng ở đâu?”
Người thứ nhất nói: “Có tiền sẽ có những chuyến du lịch thú vị vòng quanh thế
giới.” Người kia mỉa mai: “Vâng! Nhưng rồi hành khất sẽ bám theo người giàu để
xin tiền. Vậy thì thú vị nỗi gì?”
Cứ thế, những dòng tư tưởng đấu tranh với nhau làm cho ta không còn phân biệt
được đâu là giá trị thật của việc làm giàu nữa.
Những ai có lập trường tư tưởng không rõ ràng như nói trên rất khó mà thành công
trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong vũ trụ có một dạng năng lượng siêu nhiên. Thông
qua niềm tin trong mỗi con người mà năng lượng này sẽ đem đến cho họ những thứ
họ muốn theo định luật Hấp Dẫn như đã nói ở phần trước. Khi ta cần, ta muốn điều
gì, năng lượng này sẽ ghi nhận và tìm cách giúp ta thành công.
Có thể hình dung năng lượng này giống như một nhà cung cấp hàng hoá. Nếu bạn
muốn giàu, năng lượng này sẽ thúc đẩy bạn làm giàu. Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng
làm giàu là xấu xa, là tham lam thì năng lượng này sẽ hướng mọi hành động của bạn
theo hướng không thể làm giàu. Như vậy điều mà “nhà cung cấp” này cần là một
“đơn đặt hàng” cụ thể, rõ ràng từ bạn. Nếu bạn đang lẫn lộn giữa giàu và nghèo, nên
và không nên, có nghĩ là đơn đặt hàng không rõ ràng, thì “nhà cung cấp” sẽ không
thể giúp bạn. Kết quả là bạn cũng không thể giàu, không thể thành công.
Con người thường không thành công là vì họ không biết họ đang muốn gì. Người
giàu luôn biết rõ thứ mà họ đang muốn, đó là sự giàu có. Họ muốn làm giàu, họ đặt
ra mục tiêu làm giàu và luôn kiên định với mục tiêu đó. Nói chung, người giàu
không bao giờ ra những “đơn đặt hàng” khó hiểu. Họ chỉ có một lời nhắn nhủ duy
nhất, đó là: “Tôi muốn làm giàu.”
Nếu đọc đến đây mà trong bạn như có một luồng tư tưởng chợt loé sáng lên: “Muốn
giàu phải làm tất cả, phải bất chấp tất cả. Kể cả pháp luật, đạo lý nhân bản …” Nếu