Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách phát hiện sớm Parkinson ở người cao tuổi doc
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
379.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1149

Cách phát hiện sớm Parkinson ở người cao tuổi doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cách phát hiện sớm Parkinson ở người cao tuổi

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh, có tiến triển chậm, do thoái hoá các

nơron thần kinh.

Các dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người cao tuổi bị Parkinson là

giảm động tác - tăng trương lực hoặc run - giảm động tác

- tăng trương lực, dạng run đơn độc ít gặp ở người cao

tuổi (NCT). Ở NCT, ngay từ khi khởi phát, các triệu

chứng có thể đầy đủ ở cả hai bên với giảm động tác,

tăng trương lực, run và rối loạn thăng bằng. Triệu chứng

về tâm thần thường nặng và tiến triển nhanh. Giảm động

tác là rối loạn vận động hay gặp nhất với biểu hiện: mất

các động tác tự động sơ cấp và giao thoa với các hoạt

động tự phát. Bệnh nhân khó đứng lên khi đang ngồi ghế,

khi bắt đầu bước thường khó khăn, bước chân ngắn, rối

loạn các động tác vung tay giữ thăng bằng khi đi, khó giữ

thăng bằng khi dừng lại. Do rối loạn dáng đi và thăng

bằng nên người già bị bệnh này hay bị ngã hơn người

trẻ. Bệnh nhân có vẻ mặt bất động, vận động của mắt

vẫn tốt, nhất là nhìn xuống nhưng động tác chớp mắt lại

giảm. Chữ viết của bệnh nhân ngày càng nhỏ tới mức

không đọc được, đây có thể là một triệu chứng đầu tiên

của bệnh. Tăng trương lực cơ có tính chất tạo hình và

hiện tượng răng cưa, xảy ra ở các cơ đối trọng, làm cho

bệnh nhân có một tư thế đặc biệt: đầu nghiêng, lưng gù,

đầu gối hơi gập. Bệnh nhân thường phàn nàn khó mặc

quần áo, khó cài khuy, khâu vá, khó ăn... Tăng trương lực thấy rõ ở tư thế đứng hơn là

tư thế nằm, tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi hay lo lắng. Tăng trương lực rõ hơn khi co

cơ đôi bên. Run xuất hiện từ từ, có đặc điểm là run ở trạng thái nghỉ, khi các cơ đang

giãn và biến mất khi bệnh nhân làm động tác hữu ý hoặc thay đổi tư thế. Run tăng lên

khi bệnh nhân mệt mỏi, xúc động hoặc tập trung trí tuệ. Run chủ yếu ở bàn tay.

Một số nghiên cứu về bệnh

Parkinson cho thấy: từ 50 -

70% bệnh nhân có tình

trạng trầm cảm, giảm ham

muốn; 50 - 55% rối loạn về

tiêu hoá và tiểu tiện; khó

nuốt làm cho bệnh nhân ăn

rất lâu mới xong bữa; táo

bón gặp 50 - 60%, tuổi

càng cao tỷ lệ càng tăng;

rối loạn về tim mạch: giãn

tĩnh mạch hay gặp ở nữ

giới, phù chi dưới, tụt huyết

áp tư thế đứng; đau các cơ

ở gốc chi và chi dưới do sự

tăng trương lực cơ; rối loạn

về ngữ điệu nói; rối loạn về

khớp thường gặp ở các

khớp bàn tay và gây những

biến dạng, hạn chế động

tác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!