Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách đặt tên các địa danh biển đảo việt nam.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
764.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
964

Cách đặt tên các địa danh biển đảo việt nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

CÁCH ĐẶT TÊN CÁC ĐỊA DANH BIỂN ĐẢO

VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

CÁCH ĐẶT TÊN CÁC ĐỊA DANH BIỂN ĐẢO

VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.

Các số liệu trong bản khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực. Những câu,

đoạn trích dẫn, tài liệu tham khảo rõ ràng, chính xác và đảm bảo đúng quyền tác

giả. Kết quả nghiên cứu khóa luận hoàn toàn chưa từng được công bố.

Đà Nẵng, ngày 15/5/2014

Người thực hiện

Trần Thị Phương Thảo

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong trường Đại học

Sư Phạm Đà Nẵng, đặc biệt là các Thầy Cô giáo của khoa Ngữ Văn. Trong quá

trình học tập, nghiên cứu tại trường và khoa các Thầy Cô giáo đã chỉ bảo cũng như

tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành khóa học.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới GVC. TS. Bùi Trọng

Ngoãn. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện và luôn giúp đỡ tôi tận

tình suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp để tôi có thể có được kết quả như ngày

hôm nay.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, động

viên, chia sẻ kiến thức với tôi suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014

Người thực hiện

Trần Thị Phương Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6

6. Bố cục............................................................................................................ 6

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG......................................................... 7

1.1. Khái quát về biển đảo Việt Nam................................................................ 7

1.2. Địa danh học............................................................................................... 9

1.3. Các cách đặt tên trong hệ thống địa danh. ............................................... 10

Chương 2. KHẢO SÁT CÁCH ĐẶT TÊN ĐỊA DANH BIỂN ĐẢO

VIỆT NAM..................................................................................................... 17

2.1. Hệ thống địa danh biển đảo Việt Nam xét về phương diện cấu tạo từ.... 17

2.1.1. Địa danh biển đảo có cấu tạo đơn. ........................................................ 21

2.1.2. Địa danh có cấu tạo phức ...................................................................... 22

2.2. Địa danh biển và hải đảo Việt Nam xét về mặt từ loại............................ 24

2.2.1. Các địa danh có nguồn gốc là danh từ .................................................. 26

2.2.2. Các địa danh có nguồn gốc là động từ.................................................. 26

2.2.3. Các địa danh có nguồn gốc là tính từ.................................................... 26

2.2.4. Các địa danh có nguồn gốc số từ .......................................................... 25

2.3. Các hình thức định danh (cách đặt tên) các địa danh biển đảo Việt Nam. .... 26

2.3.1. Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên........... 27

2.3.2. Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi........ 27

2.3.3. Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên..................................................... 28

2.3.4. Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên.................................................... 28

Chương 3. TÊN GỌI BIỂN ĐẢO VÀ TÂM THỨC CON NGƯỜI

VIỆT NAM..................................................................................................... 29

3.1. Những cái tên gắn liền với khả năng tri giác trực tiếp của con người..... 29

3.2. Những cái tên gắn liền với tâm tư tình cảm của con người Việt Nam. ... 40

3.3. Những cái tên gắn liền với lịch sử dân tộc............................................... 47

KẾT LUẬN.................................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nước Việt Nam ta có khoảng 3260 km bờ biển. Với một nước mà phần

đất liền chỉ rộng có 329.000 km2 thì đó quả là một ưu đãi lớn của thiên nhiên.

Trên Trái đất, diện tích lục địa chiếm khoảng 149 triệu km2

, toàn bộ bờ biển

bao quanh các lục địa cũng chỉ dài ước chừng 250.000 km, trung bình cứ 600

km2 đất liền mới có một km bờ biển, còn ở Việt Nam cứ 100 km2 đất liền đã

có một km bờ biển.

Cùng với bờ biển dài, chúng ta có một vùng biển rất rộng kéo từ biên

giới phía bắc Vịnh Bắc Bộ xuống biển Đông rồi vòng lên vịnh Thái Lan, diện

tích rộng gấp mấy lần diện tích đất liền.

Trên vùng biển rộng ấy có tới trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác một

mình như đảo hòn Ngư, Cồn Cỏ hoặc cụm lại thành nhóm đảo trong quần đảo

như Cô Tô, Bái Tử Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Lí Sơn, Phú Quý, Hoàng

Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Phú Quốc,…

Vì thế từ lâu biển đảo là một phần máu thịt của đất nước nên nghiên cứu

về những gì liên quan đến biển đảo vừa là một yêu cầu khoa học lại vừa là

một hành vi thể hiện ý thức dân tộc.

Mỗi một hòn đảo là một thế giới thu gọn và đại diện cho từng đặc

điểm riêng biệt về phong cảnh đẹp đẽ và tài nguyên giàu có của biển. Có

những hòn đảo cây rừng rậm rạp với những loài động vật và thực vật hiếm

hoi trên thế giới còn sót lại làm cho những nhà nghiên cứu khoa học phải hết

sức quan tâm. Có những hòn đảo cát vàng trộn với cát titan màu huyền phách

lóng lánh dưới ánh mặt trời. Có những hòn đảo đá vôi mà thiên nhiên đã dày

công đẽo gọt thành những hình thù sinh động đầy ngoạn mục, hoặc đã cấu tạo

nên những hang động cực kì mĩ lệ như những khung cảnh huyền ảo trong các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!