Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các xu hướng chuyển đổi kế toán truyền thống sang công nghệ 4.0 hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH
Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0
© 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 409
ID: YSC3A.337
CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI KẾ TOÁN TRUYỀN THỐNG SANG CÔNG
NGHỆ 4.0 HIỆN NAY
PHẠM TÚ ANH1
, HỒ THỊ VÂN ANH1
1Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
[email protected], [email protected]
Tóm tắt. Với mục đích nâng cao sự hiểu biết về các công nghệ kế toán mới bằng cách phân tích và xem
xét hệ thống các tài liệu hiện có về các chủ đề có liên quan đến các công nghệ kế toán mới (Cloud, trí tuệ
nhân tạo “AI”, Big data và Blockchain) đang được các doanh nghiệp hiện nay triển khai thực hiện và áp
dụng vào quy trình kế toán, nghiên cứu cung cấp các ví dụ điển hình về việc áp dụng những công nghệ mới
này vào trong thực tế. Kết quả thấy rằng, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hiện nay thì quá trình chuyển
đổi công nghệ của tất các lĩnh vực khác nhau bao gồm lĩnh vực kế toán dự kiến sẽ được thúc đẩy nhanh
hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu công nghệ mới để áp dụng một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết, do chúng
không chỉ làm tăng hiệu quả công việc, giảm chi phí, giảm nhân lực, giảm thời gian, độ chính xác cao mà
còn mang lại nhiều cơ hội mới giúp cho doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu thế mà các công nghệ mới mang lại thì các doanh nghiệp cũng không thể xem nhẹ các
rủi ro, các mối nguy hại từ việc áp dụng chúng.
Từ khoá. Công nghệ kế toán, AI, Big data, blockchain, Cloud, machaine learning, tự động hóa quy trình
tự động (RPA - robotic process automation), chuyển đổi công nghệ.
THE TENDENCY OF TRANSITION OF TRADITIONAL ACCOUNTING TO
CURRENT 4.0 TECHNOLOGY
Abstract. The study reviews and analyzes literature review about novel technologies currently used in
accounting cycle in business, including Cloud, Artificial Intelligence “AI”, Big data and Blockchain with
an aim to improve the knowledge about it. Based on it, the study provides typical examples about how to
apply these new technologies in business. The results show that the technological transition of all sectors
including accounting is expected to be accelerated during the current COVID-19 pandemic. Therefore, it is
extremely necessary to study new technologies to apply them effectively, because they not only increase
work efficiency but also reduce costs, reduce manpower, reduce time, and increase accuracy. Additionally,
these new technologies give many new opportunities to facilitate businesses maintain their competitive
advantages in the market.
Keywords. Technologies used in accounting field, AI, Big data, blockchain, Cloud, machine learning,
robotic process automation (RPA), technologies transitions.
1 GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, các công nghệ mới (AI, Big data và Cloud) đã trở thành những xu hướng cốt
lõi của kỷ nguyên công nghiệp 4.0 hiện nay. Chính xu hướng mới này không chỉ làm giảm nhu cầu việc
làm mà còn làm thay đổi cơ cấu ngành trong nhiều lĩnh vực (đặc biệt là các lĩnh vực thâm dụng lao động)
(Frey và Osborne, 2017). Theo Khảo sát của PwC (2016) về công nghiệp 4.0, sự thích ứng với công nghiệp
4.0 sẽ mang lại những tác động lớn lên tất cả các lĩnh vực của ngành (giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, mở
rộng lợi nhuận). Ví dụ, do AI chứa chức năng RPA và deep learning (DL) nên công nghệ mới này cho phép
cải thiện khả năng xử lý của máy tính nhanh hơn so với trước đây. Những công nghệ mới này đã được giới
thiệu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Piccarozzi và cộng sự (2018) xem xét các chủ đề liên
quan công nghiệp 4.0 trong tài liệu quản trị và thấy rằng, công nghiệp 4.0 là động cơ thúc đẩy việc áp dụng
công nghệ thông tin vào sản xuất và dịch vụ đối với khu vực tư nhân. Milian và cộng sự (2019) xem xét
các công nghệ tài chính (fintech), còn Arundel và cộng sự (2019) thảo luận việc áp dụng cac đổi mới công