Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các văn bản phóng sự - ký sự trên báo tuổi trẻ năm 2014 dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----------------
TRẦN THỊ MAI
CÁC VĂN BẢN PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ NĂM 2014 DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN
TÍCH DIỄN NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Đà Nẵng, tháng 5/2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----------------
CÁC VĂN BẢN PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ NĂM 2014 DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN
TÍCH DIỄN NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
TRẦN THỊ MAI
(Khóa 2012-2016)
Đà Nẵng, tháng 5/2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Bùi Trọng Ngoãn. Những nội dung nêu trong công trình là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2016
Trần Thị Mai thực hiện
Lời cảm ơn
Với sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng
dẫn và sự động viên của gia đình, tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời gian
quy định. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Bùi Trọng Ngoãn –
giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã dành
thời gian, công sức hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình từ chọn lựa đề
tài, triển khai nội dung và sửa chữa nội dung trong khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô trong Khoa Ngữ Văn trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập và viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Thư viện Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng trong quá trình sưu tầm, tập hợp tài liệu phục vụ
cho việc hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn các bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong tôi thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song đây là lần đầu tôi thực hiện một chuyên
đề khoa học, khóa luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Những thiếu sót này là
của riêng tôi, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tôi có thể rút kinh
nghiệm, sửa chữa và từng bước hoàn thiện cho những lần nghiên cứu sau.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2016
Tác giả
TRẦN THỊ MAI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề..........................................................................................................2
3.Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................................4
6.Bố cục ......................................................................................................................4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...............................................6
1.1. Lý luận về phân tích diễn ngôn...........................................................................6
1.1.1. Tóm tắt lịch sử phát triển lý luận phân tích diễn ngôn.....................................6
1.1.2. Hệ thống các khái niệm ....................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm diễn ngôn và văn bản ...................................................................9
1.1.2.2. Phân biệt diễn ngôn và văn bản...................................................................11
1.1.3. Tính chất của diễn ngôn..................................................................................15
1.1.3.1. Tính chất giao tiếp và ký hiệu của diễn ngôn..............................................15
1.1.3.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn.......................................................................17
1.1.3.3. Tính quan yếu của diễn ngôn.......................................................................20
1.1.4. Phân loại diễn ngôn ........................................................................................21
1.2. Thể loại phóng sự - ký sự..................................................................................22
1.2.1. Thể loại phóng sự - ký sự theo quan niệm của lý luận văn học .....................22
1.2.1.1. Thể loại phóng sự theo quan niệm của lý luận văn học ..............................22
1.2.1.2. Thể loại ký sự theo quan niệm của lý luận văn học ....................................24
1.2.2. Thể loại phóng sự - ký sự theo quan niệm của báo chí học ...........................25
1.2.2.1. Thể loại phóng sự theo quan niệm báo chí học ...........................................25
1.2.2.2. Thể loại ký sự theo quan niệm báo chí học .................................................26
1.3. Báo Tuổi Trẻ và chuyên mục Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ..................26
Chương 2. PHẦN TÍT VÀ SAPO CỦA CÁC DIỄN NGÔN PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
TRÊN BÁOTUỔI TRẺ NĂM 2014.......................................................................29
2.1. Phần tít của các diễn ngôn..................................................................................29
2.2.1. Cấu trúc tít ......................................................................................................29
2.1.2. Các cách đặt tít thường gặp ............................................................................34
2.1. Phần sa pô trong các diễn ngôn Phóng sự - ký sự.............................................39
2.1.1. Khái niệm về sa pô báo chí............................................................................39
2.1.2. Phần sa pô và mối quan hệ giữa sa pô với tít chính trong các diễn ngôn Phóng
sự - ký sự ................................................................................................................39
2.1.2.1. Sa pô cung cấp thông tin nền.......................................................................40
2.1.2.2. Sa pô có tính khơi gợi..................................................................................42
Chương 3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ TÍNH MẠCH LẠC CỦA PHẦN
PHÁT TRIỂN TRONG DIỄN NGÔN PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ NĂM 2014............................................................................................44
3.1. Cấu trúc của các diễn ngôn ...............................................................................44
3.1.1. Cấu trúc hình tháp ngược ...............................................................................44
3.1.2. Cấu trúc theo trình tự thời gian.......................................................................46
3.1.3. Cấu trúc phân tích...........................................................................................47
3.1.4. Cấu trúc trọng tâm..........................................................................................49
3.2. Tính mạch lạc của phần phát triển trong các diễn ngôn....................................51
3.2.1. Liên kết về mặt nội dung ...............................................................................51
3.2.1.1. Liên kết đề tài và chủ đề..............................................................................51
3.2.1.2. Liên kết logic ...............................................................................................55
3.2.2. Liên kết về mặt hình thức ...............................................................................56
3.2.3. Quan hệ liên kết..............................................................................................60
Chương 4. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TRONG CÁC BÀI
PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2014 ................................62
4.1. Vai trò của hệ thống ngôn ngữ đối với nội dung và chủ đề của các văn bản
phóng sự - ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014..........................................................62
4.1.1. Vai trò của tít ..................................................................................................62
4.1.2. Vai trò của sa – pô ..........................................................................................64
4.1.3. Vai trò của liên kết..........................................................................................65
4.2. Vai trò của của hệ thống ngôn ngữ đối với việc thể hiện phong cách của tác giả ...67
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................74
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng diễn ngôn phóng sự - ký sự theo mảng đề tài ...27
Bảng 2.1: Bảng thống kê cấu trúc tít sử dụng trong các phóng sự - ký sự trong tổng
số 261 tít trên báo Tuổi Trẻ năm 2014......................................................................33
Bảng 2.2: Bảng thống kê các cách đặt tít thường gặp trong tổng số 80 diễn ngôn
phóng sự - ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014..........................................................38
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng bài phóng sự - ký sự có sử dụng sa pô trên tổng
số 80 diễn ngôn nghiên cứu ......................................................................................40
Bảng 2.4: Bảng thống kê phân loại sa pô..................................................................40
Bảng 3.1: Bảng thống kê các kiểu cấu trúc của diễn ngôn – phóng sự trong tổng số
80 diễn ngôn khảo sát trên báo Tuổi Trẻ năm 2014..................................................44
Bảng 3.2: Bảng thống kê các từ được lặp lại trong bài phóng sự Ngậm ngùi hạt gạo
Fukushima .................................................................................................................56
Bảng 3.3: Bảng thống kê các phương tiện liên kết hình thức trong 80 diễn ngôn
phóng sự - ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014..........................................................60
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ là một trong những chuyên mục thu hút
sự quan tâm và yêu thích của công chúng. Phóng sự - ký sự là thể loại hạt nhân, thể
loại xung kích trên mặt trận thông tin. Đồng thời phê phán, chỉ trích những vấn đề
bức bối, còn nhiều khuất tất, nổi cộm trong xã hội mà công chúng quan tâm nhằm
mục đích định hướng dư luận.
Phóng sự - ký sự không chỉ làm nhiệm vụ thông tin sự kiện, trình bày diễn
biến của sự kiện mà còn thực hiện công việc lý giải, phân tích sự kiện đó dưới nhiều
góc cạnh, nhiều chiều, là công cụ đấu tranh mạnh mẽ, giúp luận giải, kiến giải
những vấn đề sai quy luật, đứng về phía người dân để bảo vệ quyền lợi của họ.
Chính vì thế, các văn bản phóng sự - ký sự là một một gia tài kết xù về vốn sống
của cuộc đời.
Bên cạnh những vai trò hạt nhân mà các văn bản phóng sự - ký sự mang lại
thì vẫn còn nhiều lý do khác để tôi thực hiện công trình “ Các văn bản phóng sự -
ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014 dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn”. Phân
tích diễn ngôn đã trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ khoảng mươi năm trở
lại đây. Phân tích diễn ngôn có thể được hiểu đơn giản như là phương pháp để phân
tích việc sử dụng ngôn ngữ, sử dụng kiểu kết nối các chi tiết, luận điểm một cách
hiệu quả nhất, thú vị nhất, tạo ấn tượng nhất.
Đã có không ít công trình nghiên cứu về chuyên mục phóng sự - ký sự trên
báo Tuổi Trẻ với nhiều góc độ và vấn đề khác nhau hoặc cũng có thể là tương giao
nhau. Bởi lẽ, phân tích diễn ngôn là sự phân tích ngôn ngữ hành chức. Trong khi đó,
ngữ âm, ngữ pháp hay tu từ học đều có đối tượng là ngôn ngữ hành chức. Song với
công trình “ Các văn bản phóng sự - ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014 dưới
góc nhìn phân tích diễn ngôn” sẽ đem đến một cái nhìn tổng quát, đầy đủ và cụ
thể về những yếu tố liên quan đến ngôn ngữ hành chức hay nói cách khác là ngôn
ngữ học trong các diễn ngôn phóng sự - ký sự trên báo Tuổi Trẻ năm 2014.