Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các tội phạm về hối lộ từ góc độ luật pháp quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 2/2011 33
Ths. §µo LÖ Thu *
hời gian gần đây, thực trạng đáng lo
ngại của hiện tượng hối lộ cũng như
những hậu quả của nó đối với đời sống kinh
tế-xã hội đã khiến cộng đồng quốc tế quan
tâm đến vấn đề phòng ngừa và đấu tranh
chống hối lộ. Chính vì vậy, hàng loạt văn
bản pháp lí quốc tế và khu vực liên quan đến
vấn đề hối lộ đã được ban hành. Những văn
bản pháp lí đó đề cập nhiều khía cạnh khác
nhau của hiện tượng hối lộ. Tuy nhiên, trong
phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập một
số quan điểm lập pháp về các tội phạm về
hối lộ được thể hiện trong những văn bản
pháp lí quốc tế điển hình và có liên quan trực
tiếp. Các điều ước quốc tế được nghiên cứu
ở đây bao gồm Công ước của Liên hợp quốc
(LHQ) về chống tham nhũng, Công ước của
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về
chống hối lộ công chức nước ngoài trong các
giao dịch thương mại quốc tế và Công ước
luật hình sự của Hội đồng châu Âu về chống
tham nhũng (từ đây sẽ lần lượt được viết tắt
là Công ước của LHQ, Công ước của OECD
và Công ước của COE).
Tuy có sự khác biệt về giới hạn nội dung
được quy định, về phạm vi áp dụng và về
mức độ chi tiết của quy định, các công ước
quốc tế nêu trên đều có những vấn đề chung
nhất định liên quan đến tội phạm về hối lộ.
Thứ nhất, các công ước này đều phản ánh sự
cần thiết của việc tội phạm hoá các hành vi
hối lộ đối với luật pháp quốc gia. Ví dụ:
Công ước của OECD kêu gọi các quốc gia
thành viên tội phạm hoá một cách nhanh
chóng hành vi hối lộ công chức nước ngoài
do hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sự cạnh tranh lành mạnh của các
giao dịch thương mại quốc tế.(1)
Thứ hai, tất
cả các công ước này đều xây dựng những chỉ
dẫn mang tính chuẩn mực cho các quốc gia
thành viên trong việc tội phạm hoá hành vi
hối lộ cũng như quy định hình phạt đối với
tội phạm về hối lộ. Những công ước quốc tế
cũng kêu gọi trách nhiệm của các quốc gia
thành viên trong việc tội phạm hoá hàng loạt
hành vi hối lộ như đưa hối lộ, nhận hối lộ,
hối lộ công chức nước ngoài và công chức
của các tổ chức quốc tế, hối lộ trong khu vực
tư. Đây có thể được xem là gợi ý cho các
quốc gia thành viên trong việc xác định
những dạng hành vi hối lộ khác nhau gây
nguy hiểm cho các nhà nước cũng như cho
cộng đồng quốc tế nói chung. Tất nhiên, theo
các công ước này, những quốc gia thành
viên không buộc phải quy định từng loại
hành vi hối lộ thành các tội phạm về hối lộ
cụ thể, riêng biệt. Điều đó xuất phát từ thực
tế là có những quốc gia đã quy định các hành
vi hối lộ này nhưng chỉ quy định chung
chung trong một hoặc một số tội danh. Tuy
nhiên, việc quy định riêng biệt và cụ thể
từng loại hành vi hối lộ nêu trên được
T
* Giảng viên Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật Hà Nội;
NCS Chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ luật quốc
tế và so sánh giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và
Khoa luật Đại học Tổng hợp Lund - Thụy Điển