Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh (1997-2017)
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1159

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh (1997-2017)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN ANH

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

(1997 - 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN ANH

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

(1997 - 2017)

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thị Hải Yến

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Người thực hiện

Nguyễn Thị Lan Anh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn thạc sĩ, trước tiên, tôi

xin được gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường ĐHSP - ĐH

Thái Nguyên.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nghiêm Thị Hải Yến - người đã trực tiếp

hướng dẫn, định hướng chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong

quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội

- nghề nghiệp của tỉnh Bắc Ninh: Hội Đông y; Hội Khuyến học; Hội Doanh nghiệp

nhỏ và vừa; Hội Sinh vật cảnh; Hội Văn học - nghệ thuật; Hội Nhà báo Bắc Ninh…

đã cung cấp thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong

suốt quá trình học tập.

Luận văn là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học của tôi, nên

không khỏi có những hạn chế do đó, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của

các thầy cô.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Lan Anh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH....................................................iv

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...............................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................5

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................6

5. Những đóng góp của đề tài..............................................................................7

6. Kết cấu của Luận văn ......................................................................................7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC TỔ CHỨC

XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1997 ...........................................8

1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh ..........................................................................8

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................8

1.1.2. Vài nét về kinh tế tỉnh Bắc Ninh .............................................................10

1.1.3. Tình hình xã hội tỉnh Bắc Ninh ...............................................................12

1.2. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh

trước năm 1997..................................................................................................15

1.2.1. Khái niệm về tổ chức XH - NN...............................................................15

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức xã hội -

nghề nghiệp .......................................................................................................18

1.2.3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh

trước năm 1997..................................................................................................18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................22

iv

Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ

NGHIỆP TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017)....................................................23

2.1. Hoạt động của các tổ chức XH - NN trong lĩnh vực kinh tế - khoa học

công nghệ...........................................................................................................23

2.1.1. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................................................23

2.1.2. Hội làm vườn...........................................................................................30

2.1.3. Hội Sinh vật cảnh ....................................................................................36

2.2. Hoạt động của các tổ chức XH - NN trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục

và y tế.................................................................................................................42

2.2.1. Hội văn học - nghệ thuật..........................................................................42

2.2.2. Hội nhà báo..............................................................................................52

2.2.3. Hội Luật gia .............................................................................................57

2.2.4. Hội khuyến học........................................................................................61

2.2.5. Hội cựu giáo chức....................................................................................66

2.2.6. Hội Đông Y .............................................................................................72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................78

Chương 3: NHẬN XÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ

NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH (1997 - 2017)................................................79

3.1. Đóng góp của các tổ chức XH - NN đối với phát triển KT - XH của

tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới .................................................................79

3.1.1. Các tổ chức XH - NN thể hiện rõ vai trò tư vấn, đề xuất về chính

sách, pháp luật phù hợp với lĩnh vực chuyên môn nhằm hoàn thiện hơn

nữa về văn bản dành cho doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường...........79

3.1.2. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức XH - NN góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân, mở rộng

quan hệ kinh tế đối ngoại với các đối tác trong và ngoài nước.........................80

3.1.3. Các tổ chức XH -NN tỉnh Bắc Ninh góp phần xây dựng môi trường

văn hóa, giáo dục văn minh, hiện đại ................................................................85

v

3.2.Thực trạng quản lí và hoạt động của các tổ chức của các tổ chức XH -

NN ở tỉnh Bắc Ninh...........................................................................................89

3.2.1. Quản lí và tổ chức của các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc Ninh ...............89

3.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của các tổ chức XH - NN ở

tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................................92

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................97

KẾT LUẬN.......................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................101

PHỤ LỤC

iv

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CTĐ : Chữ thập đỏ

CGC : Cựu giáo chức

DNN&V : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KT - XH : Kinh tế - xã hội

UBND : Uỷ ban nhân dân

VHNT : Văn học - nghệ thuật

XH - NN : Xã hội - nghề nghiệp

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế Bắc Ninh (1997 - 2017) ..................................................... 10

Bảng 1.2: Cơ cấu dân số Bắc Ninh theo ngành kinh tế .............................................. 13

Bảng 2.1: Quỹ từ thiện của Hiệp hội DNN&V tỉnh Bắc Ninh ................................... 29

Bảng 2.2: Số hội viên Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017) .......................... 31

Bảng 2.3: Số lượng hội viên Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017)................... 52

Bảng 2.4: Số lượng học bổng trao hàng năm của Hội Khuyến học Bắc Ninh ........... 63

Bảng 2.5: Số lượng học bổng, quà của Hội Khuyến học Tỉnh trao tặng (2011 -

2017).......................................................................................................... 63

Bảng 2.6: Số lượng hội viên Hội CGC được chúc thọ ............................................... 67

Bảng 2.7: Số lượng bệnh nhân chữa bệnh bằng thuốc đông y ................................... 73

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam ở trong tình trạng khủng

hoảng về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, dưới sự

lãnh đạo của Đảng, đất nước ta thực hiện đổi mới: Cải cách về chính trị, xây dựng

nhà nước pháp quyền và xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Với điều kiện phát

triển mới, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (XH- NN) phát triển mạnh mẽ cả về số

lượng,quy mô và tổ chức. Các tổ chức này ngày càng thể hiện rõ vai trò và hoạt động

có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tỉnh Bắc Ninh được tái thành lập năm 1997, đây là mảnh đất giàu truyền

thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nhiệm vụ

chung trong công cuộc đổi mới đất nước, phát huy những thế mạnh của địa phương,

Bắc Ninh có những bước phát triển đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Bắc Ninh

được mệnh danh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc và của

cả nước.

Trong giai đoạn hiện nay, Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện

đại hóa, “phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung

ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo hướng văn minh, hiện đại” [77, tr.24].

Để đạt được mục tiêu đó có sự góp sức không nhỏ của các tổ chức XH- NN trong

hoạt động kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Vậy, các tổ chức XH - NN ở tỉnh Bắc

Ninh hoạt động như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tồn tại và

phát triển? ở Bắc Ninh, quy mô và tổ chức XH - NN có điểm gì khác so với các tỉnh

lân cận không?... Đây là vấn đề cho đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm tìm

hiểu sâu sắc của các nhà nghiên cứu.

Xuất phát từ thực tiễn trên, làm sáng rõ về quá trình hình thành và phát triển

của các tổ chức XH -NN tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2017 là một việc làm

cần thiết nhằm góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho lịch sử kinh tế -

xã hội tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, tác giả muốn khẳng định vai trò của các tổ chức XH -

NN trong sinh hoạt chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, nhằm xây dựng Bắc

Ninh đạt chuẩn tỉnh văn minh, hiện đại.

2

Với những lý do, tác giả quyết định chọn hướng nghiên cứu: “Các tổ chức xã

hội - nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh (1997 - 2017)” để thực hiện luận văn thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra,trước hết tôi tiến hành khảo cứu

các công trình khoa học đã được công bố liên quan trực tiếp đến nội dung và hướng

nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở tìm hiểu nguồn tài liệu, tôi đã tiếp cận với các

công trình sau:

Năm 1987, nhà xuất bản Sự Thật đã in ấn và phát hành cuốn sách do đồng chí

Trường Chinh chủ biên với tiêu đề: Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời

đại. Nội dung cuốn sách cung cấp cho người đọc những tư duy về đổi mới đặc biệt là

đổi mới kinh tế (xây dựng kinh tế nhiều thành phần) và sự xuất hiện của các hình

thức tổ chức xã hội mới trong nền kinh tế thị trường.

Cũng trong năm 1987, nhà xuất bản Nông nghiệp đã giới thiệu với bạn đọc

cuốn sách: Những vấn đề cơ bản của thời kì quá độ của tác giả Đoàn Trọng Tuyến.

Với trên 200 trang in người đọc được cung cấp những nhận thức cơ bản về kinh tế, xã

hội của thời kì quá độ ở Việt Nam trong giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội; Tác giả

đã tổng kết về thành quả kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm đầu thực hiện

đổi mới. Với sự phân tích của nhà kinh tế học, người đọc vững tin về sự đổi mới của

Việt Nam.

Sau năm 1987, có khá nhiều công trình viết về kinh tế, xã hội Việt Nam trong

thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, những công trình viết riêng về các tổ chức XH- NN không

có. Đề cập đến hoạt động và vai trò của các tổ chức XH-NN nói chung chủ yếu được

trình bày qua nội dung của một số bài báo được đăng tải trên các tạp chí. Ví như,tạp

chí Xây dựng pháp luật điện tử năm 2008 đăng bài Vai trò tham gia xây dựng pháp

luật của các tổ chức XH - NN của tác giả Nguyễn Phước Thọ; Tạp chí Kinh tế và phát

triển số 208 ra tháng 10/2014 có đăng bài “Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề

nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới…nội dung các bài báo đã

phân tích và đánh giá về vai trò hỗ trợ của các tổ chức XH -NN trong các lĩnh vực

chuyên môn như tư vấn pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội…Nhìn

chung đăng tải dưới hình thức bài báo, một số vấn đề các tác giả đưa ra bàn luận,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!