Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các tỉnh sát nhập vào Thủ đô Hà Nội và thực trạng huy động vốn tại các tỉnh này - 1 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ
chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho
các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây
chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của Ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả
huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng
không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức tín dụng mà nó
còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế vừa
bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đang khởi sắc trong những bước đầu đổi mới như
ở nước ta.
Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những
thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành Ngân hàng đã phải vượt qua
không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này,
không ai khác mà chính hệ thống Ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc
cho nền kinh tế. Tuy nhiên, 10 năm đổi mới chưa phải là nhiều, Ngân hàng còn
phải giải quyết nhiều những khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề nổi
cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện nay.
Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng
Thương mại Quốc doanh - Ngân hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây đã góp phần
không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Tỉnh Hà
Tây nói riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Nâng cao
hiệu quả của hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển ngân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm bởi Ngân hàng Công
Thương Tỉnh Hà Tây và hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương mại Hà Tây,
em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài: "Cạnh tranh huy động vôn
của các NHTM và giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại
Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Hà Tây". Với cấu trúc như sau:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ Cạnh tranh huy động vôn của
Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác cạnh tranh huy động vôn tại Ngân hàng Công
Thương tỉnh Hà Tây.
Chương III: Giải pháp nâng cao công tác nghiệp vụ cạnh tranh huy động vốn tại
Ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây.
Do thời gian có hạn, vấn đề lại rất phức tạp và đa dạng, hơn nữa khả năng
chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, nên những gì em trình
bày trong chuyên đề khó tránh khỏi sai sót, rất mong có sự bổ xung, góp ý hướng
dẫn của các thầy, cô và cơ sở nơi em thực tập.
Chương I Một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ cạnh tranh huy động vốn của Ngân
hàng Thương mại
1. Tổng quan về ngân hàng Thương mại.
1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong các ngành công nghiệp ra đời sớm
nhất. ở Mỹ Ngân hàng thương mại đầu tiên được thành lập năm 1782, trước khi
Hiến pháp liên bang được thông qua và nhiều Ngân hàng thương mại được thành
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
lập từ những năm 1800 đến nay vẫn đang hoạt động. ở mỗi một nước, luật Ngân
hàng thương mại có quy định khác nhau, người ta thường dựa vào tính chất và
mục đích hoạt động của Ngân hàng trên thị trường tài chính để đưa ra cách hiểu
về Ngân hàng thương mại.
ở Pháp, theo luật ngân hàng hàng năm 1941 thì "được coi là Ngân hàng là những
xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình
thức ký thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các
nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính". Hay như ở ấn Độ, luật
ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đ• nêu: "Ngân hàng là cơ sở
nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư". Và theo luật ngân hàng
của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: "Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp
vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hàng nghề thương mại và các giá trị
địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển
ngân, đứng ra bảo hiểm...". Để hiểu về Ngân hàng thương mại thì có rất nhiều
định nghĩa khác nhau, nhưng ta thấy rằng các Ngân hàng thương mại không phải
là các trung gian tài chính duy nhất và để hiểu được các Ngân hàng thương mại
là như thế nào và để phân biệt các Ngân hàng thương mại với các trung gian tài
chính khác như: Các Công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư... gọi chung là các tổ chức
phi ngân hàng thì cần phải dựa trên tính chất cơ bản của Ngân hàng thương mại
đó là: Ngân hàng thương mại là nơi nhận tiền ký thác, tiền ký gửi không kỳ hạn
và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu vá các dịch vụ
kinh doanh khác của chính ngân hàng. Ngân hàng Công thương là một NHTM
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com