Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các tín hiệu thẩm mĩ thể hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa trong tập thơ “những bông hoa không chết” của lưu quang vũ.
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
781.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1862

Các tín hiệu thẩm mĩ thể hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa trong tập thơ “những bông hoa không chết” của lưu quang vũ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THỂ HIỆN BẰNG

PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG

TẬP THƠ “NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT”

CỦA LƯU QUANG VŨ

Người hướng dẫn:

T.S Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

Hồ Thị Duyên

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS. Bùi Trọng Ngoãn và không sao chép các đề tài nghiên cứu của người khác

để làm sản phẩm của riêng mình.

Các thông tin sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của đề tài.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2013.

Người cam đoan

Hồ Thị Duyên

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng thông qua phương tiện là ngôn

ngữ. Điều đó đã trở thành nguyên lí. Nhưng hình tượng nghệ thuật lại được cấu tạo

bằng các tín hiệu thẩm mĩ. Hay nói cách khác, tín hiệu thẩm mĩ đã trở thành chiếc

cầu nối giữa ngôn ngữ và hình tượng.

Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ là một vấn đề liên quan đến nhiều chuyên

ngành, được đặt dưới nhiều góc độ khác nhau. Và việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ

dưới góc độ ngôn ngữ là hướng đi cần thiết, đem lại nhiều ý nghĩa đối với quá trình

tiếp nhận văn bản nghệ thuật.

Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà viết kịch tài năng trong dòng chảy văn học

Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX. Trong dòng chảy chung của thơ ca thời

kì chống Mĩ, Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng thơ độc đáo, mang

phong cách rõ rệt, tạo nên bản sắc riêng, hồn cốt riêng cho những trang thơ của

mình.

Nhắc đến Lưu Quang Vũ, bạn đọc sẽ nghĩ ngay đến nhà viết kịch nổi tiếng,

được ví là “Môlie của Việt Nam” mà quên mất một Lưu Quang Vũ với những trang

thơ khát cháy, nồng ấm với bao vần thơ da diết, đắm đuối, đầy trăn trở xen lẫn dư vị

ngọt ngào - cay đắng, đam mê, đau đớn mà dịu êm, khát vọng đấy mà thất vọng

đấy... Tiếng thơ Lưu Quang Vũ là tiếng lòng chân thật của một con tim khao khát

yêu, khao khát sống và cống hiến mãnh liệt. Đến với thế giới thơ Lưu Quang Vũ,

người đọc như chìm vào một thế giới khác, khám phá chiều sâu tâm hồn con người

với bao ưu tư, suy ngẫm, trăn trở mà từ trước đến giờ ta đã lãng quên nó. Việc tìm

hiểu nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ từ góc độ ngôn ngữ mà cụ thể là những tín hiệu

thẩm mĩ ở phương diện từ vựng – ngữ nghĩa sẽ giúp ta có cái nhìn rộng mở, khám

phá ra nhiều điểm mới lạ.

Tập thơ “Những bông hoa không chết” là tập thơ được xuất bản sau khi nhà

thơ đã mất. Tập thơ được in trong Di cảo, được đánh giá là tập thơ hay và mang

4

nhiều nét độc đáo của Lưu Quang Vũ. Bằng việc tìm hiểu cụ thể ta có thể giải mã

những thông điệp ý nghĩa và đánh giá một cách khách quan hơn về tác phẩm này.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có nhiều hướng đi khác nhau,

song những năm gần đây, nhiều vấn đề đang được soi chiếu dưới góc nhìn của ngôn

ngữ học hiện đại, trong đó không thể không nhắc đến tín hiệu thẩm mĩ trong tác

phẩm văn học.

Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều tác giả quan

tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Trinh, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh,... Từ

những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề tín hiệu thẩm mĩ được tiếp nhận vào Việt Nam

qua những bản dịch, các công trình khoa học, bài viết cụ thể như: “Lí thuyết hệ

thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học Mác”

của Đỗ Hữu Châu, “Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của

ngôn ngữ” của Nguyễn Lai, “Từ kí hiệu học đến thi pháp học” của Hoàng Trinh,...

Những công trình này đã đem đến một cái nhìn mới, một hướng tiếp cận mới cho

văn học. Từ cơ sở lí thuyết này, nhiều công trình đã khai thác, khẳng định ý nghĩa

thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học. Có thể kể đến “Sự

biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao” của

Trương Thị Nhàn, “Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học” của Mai Thị Kiều

Phượng, “Tín hiệu thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam” của Phạm Thị Kim

Anh, “Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại” của Bùi

Trọng Ngoãn (Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ),...

Nghiên cứu về đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ ở phương diện từ vựng – ngữ nghĩa

trong tập Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ, ta không thể bỏ qua

những công trình nghiên cứu, bài viết về ngôn ngữ thơ cũng như tín hiệu thẩm mĩ

trong thơ Lưu Quang Vũ.

Lưu quang Vũ là một nghệ sĩ tài hoa và đầy tài năng. Cuộc đời lao động

nghệ thuật dang dở nhưng anh đã kịp để lại cho đời những tác phẩm có giá trị còn

mãi với thời gian. Vũ Quần Phương trong bài viết “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” có

5

viết: “Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người và làm thơ để

sống với riêng mình” [34, tr.76]. Như vậy, có thể thấy thơ là sự sống của anh, là tâm

hồn anh. Tất cả những nỗi niềm, ưu tư, chiêm nghiệm,... đều được phổ vào thơ như

những nốt nhạc ngân vang, da diết, giàu sức gợi và sức ám sâu sắc.

Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Lưu Quang Vũ đi xa nhưng những

trang thơ anh để lại cho đời vẫn còn sức nóng, sức lan tỏa, lôi cuốn thu hút giới phê

bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc yêu thơ cùng thời cũng như đương thời. Hai

mươi năm, một khoảng thời gian không dài nhưng đủ để các thế hệ hôm qua và

hôm nay nhìn nhận lại, đánh giá khách quan về vị trí cũng như giá trị mà thơ Lưu

Quang Vũ để lại cho đời. Đã có không ít những công trình, bài viết nghiên cứu về

cuộc sống, sự nghiệp sáng tác của thi sĩ, tìm hiểu về thế giới kịch, thơ, truyện

ngắn... ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Trong đó có những công trình đề

cập đến ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ mà cụ thể là những tín hiệu thẩm mĩ trong thơ

anh.

Năm 1997, Lưu Khánh Thơ biên soạn cuốn “Lưu Quang Vũ - thơ và đời”.

Trong cuốn sách này, ngoài những tác phẩm thơ, còn có bài viết “Đọc thơ Lưu

Quang Vũ” của tác giả Vũ Quần Phương. Người viết đã khẳng định sự đóng góp

của phần thơ và nêu lên những giá trị đích thực của nó. Đặc biệt ở bài viết này, Vũ

Quần Phương đã có cái nhìn khái quát về thơ Lưu Quang Vũ mà chủ yếu là ở giai

đoạn sau. Tác giả bài viết chú ý nhấn mạnh sự chuyển biến trong phong cách thơ

Lưu Quang Vũ từ “Hương cây” đến giai đoạn 1971- 1972, đồng thời đưa ra một số

lí giải cho sự thay đổi đó. Vũ Quần Phương còn nêu lên một số đặc điểm ngôn ngữ

thơ Lưu Quang Vũ: “Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liền dòng ào

ạt, đầy áp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời

sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập” [32, tr.37].

Đến năm 2001, cuốn sách “Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ

thuật” do Lưu Khánh Thơ biên soạn ra mắt bạn đọc. Cuốn sách đã tập hợp nhiều

bài viết của nhiều tác giả khác nhau bàn về tất cả các thể loại mà Lưu Quang Vũ đã

từng viết, đáng chú ý có đến 12 bài viết bàn luận về thơ anh. Trong đó, nhà phê bình

6

Hoài Thanh có bài “Một cây bút trẻ triển vọng”. Với bài viết này, Hoài Thanh đã

dự báo về sự xuất hiện một tài năng thơ ca cho làng văn học Việt Nam và ông cũng

khẳng định những bước đầu vững chắc của thi sĩ trẻ tuổi này, bởi: “Câu thơ Lưu

Quang Vũ rất dồi dào màu sắc và cũng rất thính về các mùi hương. Chỉ trong mấy

bài mà đã có đủ từ “hương cốm mát trong” đến “mật hương mùa hạ” của các thứ

trái cây trên sông Thương, đến những “bè gỗ xuôi thơm nhựa rừng bỡ ngỡ” trên

sông Hồng Hà nhiều nữa” [33, tr.9]. Ông thừa nhận thơ Lưu Quang Vũ có “ngôn

ngữ nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển chuyển, rất Việt Nam. Không dễ

mà nói được gọn, nói được nhiều và nói đúng những điều khó nói” [33, tr.19]. Bên

cạnh đó, Hoài Thanh còn nêu ra một số hạn chế trong thơ Lưu Quang Vũ.

Trong bài viết “Những bài thơ viển vông, cay đắng, u buồn”, Vương Trí

Nhàn đã có những phát hiện mới về tiếng thơ Lưu Quang Vũ. Ông khẳng định giá

trị của những bài thơ được Lưu Quang Vũ viết trong những năm 1971 - 1975. Đáng

chú ý, trong bài viết này, ông đã chỉ ra những hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Lưu

Quang Vũ, được sử dụng như một tín hiệu thẩm mĩ, đó là “mưa”: “Ở anh, mưa cho

thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo nổi. Mưa

làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ, không xác định” [ 33,

tr.69].

Bàn về thơ Lưu Quang Vũ, không thể bỏ qua mảng thơ tình tinh tế, sâu lắng

như tiếng lòng đau đáu khát yêu và khát sống, tình yêu như cứu cánh của một tâm

hồn thăm thẳm, canh cánh nỗi lo, nỗi buồn. Với “Thơ tình Lưu Quang Vũ”, Nguyễn

Thị Minh Thái đã gợi nhắc đến hình tượng em: “Em - vừa có thể là người tình, vừa

có thể là nỗi khao khát không đạt đến, sự cứu rỗi linh hồn đau buồn của chàng; em

còn mang những tên gọi khác nhau, đầy âu yếm và thương cảm: Người đàn bà

không có tên I, II, III, mùa thu, mắt một mí, đóa cúc vàng, con ong nâu hạnh phúc,

chị Hai, bông hoa huệ trắng xanh...” [33, tr.93]

Năm 2007, cuốn sách “Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm” do Lý Hoài

Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu, đã tập hợp một cách có hệ thống các

bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ Lưu Quang Vũ. Bàn về

7

ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ, cũng có không ít những ý kiến, nhận định thú vị, sắc

sảo. Với bài viết “Vài nét về thơ tình Lưu Quang Vũ”, tác giả Việt Nga đã có một

sự so sánh thú vị: “Nếu thơ Xuân Quỳnh giản di, ṃ ôc ṃ ac, h ̣ ồn nhiên (ngay cả

những dằn văt đau kh ̣ ổ cũng rất đỗi hồn nhiên) thì

thơ Lưu Quang Vũlai ṭ ầng tầng

lớp lớp những hinh ̀ ảnh so sánh, ẩn du, nh ̣ ững suy ngẫm, triết lý về cuôc đ ̣ ờ

i, con

ngườ

i và

tình yêu...” [34, tr.136].

Anh Ngọc cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về cuộc đời, trang thơ Lưu

Quang Vũ. Với “Một hồn thơ dào dạt”, tác giả đã cho rằng trang thơ Lưu Quang

Vũ lung linh “đầy màu sắc, hương thơm, mùi vị” nhưng “vừa xa lạ, vừa gần gũi,

được đi bằng một thứ nhạc điệu du dương (tuy có

lúc đơn điêu) c ̣ ủa những câu thơ

vần đôi đều đều, bất tân. Ṿ ẻ đep c ̣ ủa các hình ảnh, sựbất ngờ của những liên tưởng

và cách dùng từ ngữtáo bao ... đ ̣ óng vai trò đăc bi ̣ êt trong thơ V ̣ ũ” [34, tr.150]. Đoc̣

thơ Lưu Quang Vũ, Anh Ngoc ̣ “ngỡđươc ti ̣ ếp xúc thẳng vớ

i môt ch ̣ ất sống đâm đ ̣ ăc̣

đươc cô đ ̣ ong trong m ̣ ấy từ ngữngắn ngủi như lờ

i thoai trong k ̣ icḥ ” [34, tr. 150].

Hay trong một bài viết khác, “Vườn trong phố của Lưu Quang Vũ”, Anh Ngọc có

nhận xét, thơ anh mang “cường đô ̣tinh c ̀ ảm quá manh đ ̣ ãphá vỡcon đê khuôn sáo

của từ ngữ, tao nên c ̣ ả môt ḍ òng thác những hình ảnh, những liên tưởng đầy đột

biến và

táo bao không ng ̣ ừng đâp ṿ ào tất cả giác quan của ngườ

i đoc̣ ” [34, tr. 206].

Phạm Xuân Nguyên với “Tâm hồn trở gió” đã dành nhiều bút lực trải lòng

với những trang thơ của Lưu Quang Vũ. Bên cạnh cảm xúc sâu lắng nghẹn ngào

tưởng nhớ về nhà thơ, sự cảm nhận hết sức tinh tế ở từng dòng, từng câu , từng chữ

trong thơ, tác giả còn làm rõ hình tượng “gió” trong thơ Lưu Quang Vũ: “giống như

nhà thơ lãng mạn Anh Percy Bysshe Shelley, thấy ở gió sự “hòa điệu dấy loạn”: Gió

có sức mạnh hủy diệt và bảo tồn gió mang trên đôi cánh của mình sấm, chớp, bão

giông”. Rồi có đoạn “thơ anh là sức gió đẩy cửa, nối những chân trời với những

chân trời, đưa tin con người đến với con người” hay “Lưu Quang Vũ đến và đi

trong tình yêu cũng như sức gió”.

Năm 2008, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Lưu Khánh

Thơ đã biên soạn, công bố một phần di cảo của nhà thơ. Cuốn sách gồm hai phần

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Các tín hiệu thẩm mĩ thể hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa trong tập thơ “những bông hoa không chết” của lưu quang vũ. | Siêu Thị PDF