Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nghi lễ trong vòng đời của người cơ-tu ở xã bhalêê, huyện tây giang, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
12.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1329

Các nghi lễ trong vòng đời của người cơ-tu ở xã bhalêê, huyện tây giang, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ HOÀNG MINH TÂM

CÁC NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI

CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ,

HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ HOÀNG MINH TÂM

CÁC NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI

CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ,

HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI AN

Đà Nẵng - Năm 2022

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT........................................................................ iii

TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH..........................................................................iv

MỤC LỤC ......................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................4

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5

6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................5

7. Kết cấu của đề tài................................................................................................5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1

1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................1

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................1

1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................4

1.2. Tổng quan về huyện Tây Giang và xã BhaLêê ........................................................6

1.2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên..............................................................................6

1.2.2. Điều kiện lịch sử - dân cư.............................................................................9

1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................12

1.3. Khái quát về người Cơ-tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ..........................14

1.3.1. Nguồn gốc và quá trình định cư, phát triển của tộc người .........................14

1.3.2. Tên gọi tộc người (tộc danh) ......................................................................16

1.3.3. Đời sống văn hóa, xã hội ............................................................................17

Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................21

CHƯƠNG 2. CÁC NGHI LỄ VÒNG ĐỜI VÀ GIÁ TRỊ NGHI LỄ TRONG

VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ HUYỆN TÂY GIANG........23

2.1. Một số quan niệm của người Cơ-tu........................................................................23

2.1.1. Quan niệm về vũ trụ của người Cơ-tu ........................................................23

2.1.2. Quan niệm về cõi sống, cõi chết.................................................................25

vi

2.2. Nghi lễ trong sinh đẻ ..............................................................................................26

2.2.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con cái .................................................26

2.2.2. Các nghi lễ, tập quán trong sinh đẻ và giai đoạn trưởng thành ..................27

2.3. Nghi lễ trong hôn nhân ...........................................................................................31

2.3.1. Quan niệm về hôn nhân, gia đình ...............................................................31

2.3.2. Các nghi lễ, tập quán trong hôn nhân .........................................................33

2.4. Nghi lễ trong tang ma .............................................................................................42

2.4.1. Quan niệm về linh hồn và cái chết..............................................................42

2.4.2. Các nghi lễ trong tang ma ...........................................................................43

2.5. Các giá trị của nghi lễ.............................................................................................49

2.5.1. Giá trị nhân sinh..........................................................................................49

2.5.2. Giá trị nhân văn...........................................................................................50

2.5.3. Giá trị giáo dục ...........................................................................................51

2.5.4. Giá trị tín ngưỡng........................................................................................51

2.5.5. Giá trị cố kết cộng đồng..............................................................................52

2.5.6. Giá trị văn hoá.............................................................................................52

2.5.7. Giá trị đạo đức ............................................................................................53

2.5.8. Giá trị nghệ thuật ........................................................................................54

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC

NGHI LỄ TRONG VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CƠ-TU Ở XÃ BHALÊÊ, HUYỆN

TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................56

3.1. Biến đổi các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu ............................................56

3.1.1. Thực trạng...................................................................................................56

3.1.2. Nguyên nhân ...............................................................................................64

3.1.3. Các xu hướng biến đổi NLVĐ của người Cơ-tu ........................................69

3.2. Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Cơ-tu thông

qua các nghi lễ trong vòng đời ......................................................................................72

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..............................................................................72

3.2.2. Quan điểm và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Cơ-tu.............75

Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................................80

KẾT LUẬN ..................................................................................................................81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................83

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP : Chính phủ

GS : Giáo sư

HU : Huyện ủy

NĐ : Nghị định

NQ : Nghị quyết

NLVĐ : Nghi lễ vòng đời

Nxb : Nhà xuất bản

PGS : Phó giáo sư

QĐ : Quyết định

TS : Tiến sĩ

Tr. : Trang

TTg : Thủ tướng

UBND : Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số tại huyện Tây Giang 11

2.1. T’ngây Abhướp - Ngày Âm lịch của người Cơ-tu 35

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập khu

vực và quốc tế như hiện nay, văn hoá các dân tộc nói chung, phong tục tập quán và các

NLVĐ của các tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói riêng đã có

những biến đổi nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu về văn hoá

tộc người, cụ thể là các nghi lễ trong vòng đời và việc bảo tồn, phát huy những giá trị

của các nghi lễ đó là những việc làm rất cần thiết trong tiến trình xây dựng một nền

văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Dân tộc Cơ-tu cư trú chủ yếu tại các huyện như Đông Giang, Tây Giang và Nam

Giang tỉnh Quảng Nam; Nam Đông và A Lưới của Thừa Thiên Huế; xã Hoà Bắc và

Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Riêng tại Quảng Nam, Cơ-tu là tộc

người có dân số đứng thứ hai sau người Kinh. Trong lịch sử, người Cơ-tu đã cùng với

các dân tộc anh em trong các vùng cư trú đoàn kết đấu tranh chống thắng giặc ngoại

xâm và cùng xây dựng đất nước. Có nhiều mối quan hệ giao lưu trên các thành tố văn

hóa diễn ra giữa những tộc người cận cư ấy. Xuất phát từ điều kiện cư trú, hoạt động

sản xuất và trình độ nhận thức tộc người, người Cơ-tu đã tôn thờ và có niềm tin vững

chắc vào các thế lực siêu nhiên, các Yang… để từ đó có một đời sống tâm linh, tín

ngưỡng rất đa dạng và phong phú. Điều này thể hiện rất rõ nét thông qua các nghi lễ

trong chu kỳ đời người của người Cơ-tu. NLVĐ được xem là một môi trường khá bền

vững trong việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống, bởi chính những nghi lễ ấy chứa

đựng mọi yếu tố của bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, NLVĐ người là một môi trường

tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Thông qua các nghi lễ, đặc

trưng văn hoá tộc người được tái hiện, làm nên những sự khác biệt giữa họ với những

cộng đồng người khác, giữa nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác.

Nghiên cứu NLVĐ chính là nghiên cứu giá trị văn hoá tinh thần cốt lõi của một

dân tộc, từ đó tìm ra những luận điểm quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những

giá trị văn hoá truyền thống trong thời đại ngày nay.

Tìm hiểu giá trị văn hóa thông qua NLVĐ của tộc người Cơ-tu, một mặt giúp

chúng ta thấy được đặc trưng văn hóa trong đời sống của tộc người này, mặt khác góp

phần khẳng định sự phong phú, đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc về văn hóa tộc

người thiểu số ở Việt Nam hiện nay. Ngày nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác

nhau như sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giao lưu văn

hóa,… NLVĐ đối mặt với rất nhiều nhiều biến đổi theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực.

2

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống, toàn diện,

khẳng định những giá trị của NLVĐ trong văn hóa Cơ-tu tại huyện Tây Giang, tỉnh

Quảng Nam. Tác giả được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Nam, bản thân

mong muốn tìm hiểu về văn hoá của các cư dân đang cư trú trên quê hương mình,

nhằm góp phần nhỏ bé vào việc khám phá, giới thiệu, gìn giữ và phát huy những nét

độc đáo trong văn hoá tỉnh nhà.

Từ những lý do trên, tác giả chọn “Các nghi lễ trong vòng đời của người Cơ-tu

ở xã BhaLêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn thạc sĩ ngành Việt Nam học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Giá trị văn hóa của người Cơ-tu luôn là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu

trong và ngoài nước quan tâm, chú ý. Một số công trình tiêu biểu như sau:

- Tác phẩm “Những kẻ săn máu” của Le Pichon [33]: Đây là nghiên cứu đầu tiên

về người Cơ-tu ở Việt Nam của một đồn trưởng người Pháp. Nội dung cuốn sách là

những tư liệu phản ánh khá chân thực về con người Cơ-tu, văn hoá Cơ-tu vào những

năm 30 của thế kỷ XX. Với cách viết theo lối văn ký sự, Le Pichon đã đưa công trình

này trở thành một trong những công trình sơ khảo dân tộc học Việt Nam ấn tượng ở

thời điểm đó. Sách được trình bày theo nhóm các vấn đề sau: làng, nhà và nghệ thuật

Katu, những bài hát Katu, cái chết - sự thờ cúng người chết, những cuộc săn máu, các

tập tục mê tín, lễ hội, vũ điệu Katu.

- Công trình “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)” của Viện

Dân tộc học [60]: Nội dung cuốn sách tập trung nói về các dân tộc ít người vốn sinh

sống lâu đời, được quan niệm là những cộng đồng người bản địa tại những tỉnh phía

Nam. Trong đó có nêu ngắn gọn về điều kiện tự nhiên, dân cư, ngôn ngữ, tên gọi, kinh

tế, xã hội, văn hoá,… của người Cơ-tu.

- Công trình “Tìm hiểu văn hoá Katu” của Tạ Đức [19]: Cuốn sách đưa ra một số

câu hỏi và một số câu trả lời, cùng với một số chủ đề về văn hoá Cơ-tu. Thông qua đó,

người đọc có thể khám phá được một trong những nền văn hoá người Cơ-tu ở Việt Nam

trong cái nhìn so sánh với các nền văn hoá tộc người khác ở Việt Nam và Đông Nam Á.

- Công trình “Katu kẻ sống đầu ngọn nước”, Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) [48]:

Trong công trình này, ngoài sự kế thừa những thành quả của người đi trước, các tác

giả đã đặt lại vấn đề về sự hiện diện và diễn trình di trú, cũng như vai trò của nhóm

Cơtuic và tộc người Cơ-tu trong lịch sử - văn hóa của cư dân miền Trung.

- Công trình “Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam”, GS. Đặng Nghiêm Vạn

(chủ biên) [57]: Tập sách tập hợp gần 30 bài viết của các nhà nghiên cứu trong và

ngoài tỉnh, nhằm giới thiệu những đặc trưng và cung cấp cho người đọc những hiểu

3

biết ban đầu về con người, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống bất

khuất trong kháng chiến của đồng bào các dân tộc anh em ở miền núi Quảng Nam.

- Công trình “Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ-tu” của Lưu Hùng [24]: Trong

công trình này, tác giả quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng, phong

tục, tập quán và đời sống vật chất nói chung của tộc người Cơ-tu. Cụ thể, tác giả tập

trung khai thác những nét cơ bản về văn hóa của người Cơ-tu ở từng khía cạnh khác

nhau như nguồn gốc xuất xứ, kinh tế - xã hội, kiến trúc, nghề dệt, luật tục, hôn nhân,

tang ma...

- Công trình “Góp phần tìm hiểu văn hoá Quảng Nam”, Phạm Ngọc Sinh (chủ

biên) [40]: Ấn phẩm này là tập hợp các bài báo cáo khoa học đăng ở địa phương, các

báo Trung ương, những bài viết tìm hiểu về văn hoá Quảng Nam. Dưới nhiều góc độ

khác nhau, các tác giả tập trung nghiên cứu truyền thống mở cõi, yêu nước và giá trị

văn hoá đặc trưng của vùng đất - con người Quảng Nam. Trong đó có khá nhiều bài

nghiên cứu về đặc trưng văn hoá Cơ-tu như Gươl, hôn nhân truyền thống, truyện kể

dân gian, tín ngưỡng,…

- Công trình “Văn hoá người Cơ-tu” của Bh’riu Liếc [5]: Đây là công trình nghiên

cứu của một người Cơ-tu. Tác giả đã dành nhiều tâm huyết, tái hiện lại không chỉ đời

sống văn hoá vật chất mà cả văn hoá tinh thần rất phong phú của tộc người mình.

- Công trình “Người Cơ-tu ở Việt Nam” của Trần Tấn Vịnh [59]: Đây là cuốn

sách ảnh, tư liệu mang tính khái quát về tộc người Cơ-tu ở Việt Nam. Tác giả đã trình

bày theo từng chủ đề với những khuôn hình sinh động, bài viết ngắn gọn, súc tích giúp

người đọc có thể hiểu biết thêm về cội nguồn, quá trình phát triển, đặc biệt là vốn văn

hoá truyền thống lâu đời và đặc sắc của dân tộc Cơ-tu như kiến trúc Gươl, điệu múa

Tâng tung - Da dá, những món ăn dân gian,…

- Công trình “Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ-tu ở huyện Nam Đông,

tỉnh Thừa Thiên Huế” của TS. Trần Thị Mai An [1]: Công trình tuy có điểm nghiên

cứu là địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng bức tranh tộc người Cơ￾tu ở Việt Nam nói chung vẫn được đề cập một cách tổng thể với các đặc điểm cơ bản

của tổ chức xã hội, từ đơn vị thấp nhất là gia đình, dòng họ đến làng. Công trình cũng

chỉ rõ các xu hướng biến đổi đang diễn ra trong cơ cấu tổ chức và sự vận hành của các

đơn vị tổ chức xã hội truyền thống của tộc người.

- Các công trình đã được công bố của các tác giả Phan Hữu Dật [11], Nguyễn

Hữu Thấu [43], Phan Thị Xuân Bốn [8], Nguyễn Xuân Hồng [23], …: Đây là những

khảo cứu chuyên sâu về hôn nhân và gia đình các dân tộc Bắc Trường Sơn nói chung

và ở người Cơ-tu nói riêng. Các tác giả đã giới thiệu và phân tích một cách hệ thống

đặc điểm hình thái hôn nhân và gia đình của tộc người, các tàn tích liên minh hôn nhân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!