Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các mối quan hệ giữa giáo dục và đói nghèo lý thuyết và ảnh hưởng đến các chính sách giáo dục
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
176.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
963

Các mối quan hệ giữa giáo dục và đói nghèo lý thuyết và ảnh hưởng đến các chính sách giáo dục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nolwen HENAFF và... 111

CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC VÀ ðÓI NGHÈO

LÝ THUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG ðẾN

CÁC CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

NOLWEN HENAFF*

và MARIE-FRANCE LANGE∗

I. TÁC ðỘNG CỦA GIÁO DỤC ðẾN ðÓI NGHÈO

Mặc dù các nhà kinh tế học từ lâu ñã chú ý ñến vai trò trình ñộ chuyên môn của lực

lượng lao ñộng trong phát triển sản xuất, nhưng những lý luận, lý thuyết về vai trò của

giáo dục trong tăng trưởng kinh tế ñã không ñược phát triển trước những năm 1960.

Những lợi ích lớn về kinh tế ñã ñược dự ñoán cùng với sự tin chắc rằng phát triển của

giáo dục sẽ mở ra nhiều triển vọng ở những nước mới giành ñược ñộc lập.

Các nhà kinh tế ñã có ñịnh hướng về mối quan hệ giữa giáo dục và nghèo ñói, trên

cơ sở giả ñịnh rằng ñầu tư giáo dục là ñiều kiện cần, nhưng chưa phải là ñiều kiện ñủ ñể

giảm nghèo. Thông qua hiệu ứng về vốn con người và tăng trưởng, lý thuyết kinh tế nhấn

mạnh tác ñộng của giáo dục tới ñói nghèo.

Những nghiên cứu lý thuyết ban ñầu tập trung vào liên kết giữa giáo dục và tăng

trưởng. Vấn ñề giảm nghèo chỉ mới ñược chú ý gần ñây, sau những thất bại của các chiến

lược phát triển kinh tế tại nhiều nước, và do những vấn ñề nảy sinh từ sự gia tăng những

chênh lệch trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1. Giáo dục, tăng trưởng và giảm nghèo

Những mô hình Tân cổ ñiển (neoclassical economy) cho thấy tác ñộng của sự tích

lũy vốn con người tới tăng trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng vào năng suất lao ñộng ñã

ñược phát triển trên cơ sở lý thuyết vốn con người. Ý tưởng chính ở ñây là giáo dục là

một sự ñầu tư, và sản lượng của giáo dục có thể tính toán ñược. Vấn ñề là xác ñịnh ai phải

ñầu tư, bao nhiêu và ñầu tư vào ñâu? Các mô hình cho phép khuyến nghị về những ñóng

góp của nhà nước và các hộ gia ñình ở các cấp ñộ khác nhau của nền giáo dục, về việc

phân bổ chỉ tiêu hoạt ñộng và vốn, giữa các lĩnh vực tư nhân và công cộng.

Các chủ ñề và tác giả sau ñây ñã ñặc biệt nhấn mạnh có tính phê phán ñối với các

mô hình này:

- Ảnh hưởng của những ñặc tả mô hình về suất sinh lợi của giáo dục (Girma, Kedir,

2003: 10)

TS, Viện nghiên cứu vì sự Phát triển - Cộng hòa Pháp (Institut de recherche pour le développement).

Tác giả gửi lời cảm ơn trân trọng ñến ThS Nguyễn Thị Văn (Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt

Nam) ñã giúp ñỡ biên tập tiếng Việt của bài viết.

X· héi häc thÕ giíi Xã hội học số 2 (118), 2012

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!