Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÁC LOẠI RỐI LOẠN NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN TIM – PHẦN 2 pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
263.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1188

CÁC LOẠI RỐI LOẠN NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN TIM – PHẦN 2 pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CÁC LOẠI RỐI LOẠN NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN TIM

– PHẦN 2

TS. Vũ Điện Biên1

Rối loạn nhịp thất

Về mặt phân tầng giải phẫu của tạo nhịp và dẫn truyền thì rối loạn nhịp thất phát sinh từ

bó His, các nhánh bó His, mạng Punkinje và cơ thất. Rối loạn nhịp thất là loại loạn nhịp

hay đe doạ tới tính mạng hơn là rối loạn nhịp trên thất, vì nó thường dẫn đến hậu quả rối

loạn huyết động nặng nề.

1. Ngoại tâm thu thất (NTTT)

Là một nhát bóp sớm xuất phát từ một ổ ngoại vị ở thất, mà cơ chế của nó có thể do hiện

tượng “nảy cò” (triggered) hoặc “vào lại” (reentry). Đây là một loại loạn nhịp nhẹ có thể

trở thành nặng. Nó có thể xuất hiện ở một nhánh bó His hoặc ở mạng Purkinje.

Điện tim: NTTT có phức bộ QRS tới sớm, rộng  0,12gy, dị dạng, thường sóng T có

chiều ngược lại với QRS, không có sóng P đi trước QRS.

Người ta có nhiều cách phân loại NTTT. NTTT có thể 1 ổ (có hình dạn giống nhau, cùng

một khoảng ghép), có thể đa ổ (có hình dạng khác nhau, khác khoảng ghép); NTTT phải

1

Chủ nhiện Bộ môn-Khoa Tim mạch - Bệnh viện TWQĐ 108.

(có hình dạng giống nghẽn nhánh T), NTTT trái (có hình dạng giống nghẽn nhánh P).

Người ta nhận thấy NTTT trái thường liên quan đến bệnh lý tim mạch, còn NTTT phải

thường xuất hiện trên người bình thường. Về mặt nhịp điệu người ta có thể chia ra:

NTTT nhịp đôi (begeminy – cứ sau một nhịp xoang thì có một NTTT) hay nhịp điệu

thưa hơn (sau hai hoặc ba nhịp xoang thì có 1 NTTT). Dựa trên số lượng NTTT người ta

có thể chia ra NTTT rất thưa (nhỏ hơn 4 NTTT/ giờ), NTTT thưa (1 – 9 NTTT/ giờ),

NTTT trung bình (10 – 29 NTTT/giờ), NTTT dày  30 NTTT/giờ). Một số tác giả

(Lown) còn đưa ra bảng phân độ của NTTT để đánh giá tiên lượng cho b/n sau NMCT,

can thiệp điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong: Độ 0 (không có NTTT), Độ 1 (< 30 NTTT)

Độ 2  30 NTTT, Độ 3 (NTTT đa ổ), Độ 4A (2 NTTT kế tiếp nhau), Độ 4B ( 3 NTTT

liền nhau), Độ 5( NTTT có R trên T – sóng R rơi vào đỉnh hoặc đáy sóng T của nhịp

xoang). Người ta nhận thấy rằng ở các b/n NMCT có NTTT ở độ 3 – 5 thường có tỷ lệ tử

vong cao.

Lâm sàng: NTTT thường không gây triệu chứng trên lâm sàng đôi khi gây cảm giác

trống ngực. Nếu NTTT dày b/n có thể đau ngực, khó thở. NTTT có thể xuất hiện ở

người khoẻ mạnh, sau dùng một số chất kích thích (cà phê, thuốc lá…) hoặc căng thẳng

thần kinh. NTTT nguồn gốc bệnh lý thường hay xảy ra trong các bệnh tim mạch

(NMCT, bệnh tim ĐMV, suy tim…) hoặc trong điều trị quá liều Digitalis.

Điều trị: Về nguyên tắc người ta chỉ điều trị NTTT khi rất cần thiết và điều trị căn

nguyên là chủ yếu. Trong trường hợp NTTT ở trên người khoẻ mạnh hoặc ở trên người

không có bệnh tim thực thể quan trọng, người ta không cần điều trị. Nếu do các chất

kích thích hoặc căng thẳng thần kinh thì khuyên b/n nên bỏ các chất kích thích hoặc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!