Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KHẮC TOÀN
CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hồ Thế Hòe
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cám ơn Trƣờng Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh và các thầy, cô giáo đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, đặc
biệt là sự hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Hồ Thế Hòe đã
giúp tôi vƣợt qua khó khăn để hoàn thành Luận văn.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Nguyễn Khắc Toàn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI
TRONG ĐỒNG PHẠM.............................................................................. 5
1.1. Khái niệm đồng phạm và các loại ngƣời trong đồng phạm ... 5
1.2. Lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam về các loại ngƣời đồng
phạm trong chế định đồng phạm ............................................................ 22
1.3. Chế định đồng phạm và các loại ngƣời đồng phạm trong chế
định đồng phạm theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới................... 26
1.4. Ý nghĩa của việc phân chia các loại ngƣời đồng phạm trong chế
định đồng phạm ........................................................................................ 28
1.5. Trách nhiệm hình sự của các loại ngƣời đồng phạm ............ 31
Chƣơng 2. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ.................................................. 47
2.1. Thực tiễn xét xử các loại ngƣời đồng phạm của Tòa án nhân
dân tỉnh Vĩnh Long ................................................................................... 47
2.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án có
đồng phạm và một số tồn tại, hạn chế của Bộ luật Hình sự hiện hành 56
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vƣớng mắc........................ 67
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM.70
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự
năm 1999 về các loại ngƣời đồng phạm .................................................. 70
3.2. Những phƣơng hƣớng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật Hình sự Việt Nam về các loại ngƣời đồng phạm ......... 72
3.3. Nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 về các loại
ngƣời đồng phạm ...................................................................................... 77
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Bộ luật Hình sự năm 1999 về các loại ngƣời đồng phạm ..................... 79
KẾT LUẬN................................................................................................ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến
nay, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức thực hiện công cuộc cải cách tư pháp
đạt được nhiều thành quả đáng kể, chất lượng hoạt động tư pháp đã nâng lên
một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có
những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong
đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói
chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng và đặc
biệt là phạm tội có tổ chức, đang có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, việc đấu
tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm
nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề
cao và chú trọng.
Xét về góc độ cơ cấu, động thái của tình hình tội phạm thì các vụ án
đồng phạm có diễn biến hết sức phức tạp, gây ra thiệt hại lớn cho xã hội mà
công tác đấu tranh phòng, chống hình thức tội phạm này cũng gây rất nhiều
khó khăn. Việc xác định các loại người trong đồng phạm cũng như trách
nhiệm hình sự đối với họ, một mặt phải căn cứ vào những nguyên tắc chung
được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, mặt khác phải tuân thủ
những nguyên tắc có tính đặc thù.
Thực tế trong hoạt động xét xử hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, vướng
mắc, sai lầm trong việc phân biệt các loại người đồng phạm cũng như việc
phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng loại người đồng phạm cụ thể. Bên
cạnh đó, hiện nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 vấn đề đồng phạm chỉ
2
được đề cập đến ở Điều 20. Quy định này còn mang tính chung chung, chưa
đề cập tới nhiều vấn đề cụ thể khác liên quan đến từng loại người đồng phạm.
Thực tế từ trước đến nay vẫn mặc nhiên thừa nhận hướng giải quyết trách
nhiệm hình sự cho từng loại người đồng phạm như được nêu trong các tài liệu
giảng dạy đã có, xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự của từng loại người
đồng phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất. Bộ luật
hình sự hiện hành hiện vẫn chưa quy định cụ thể các vấn đề như: phạm tội có
tổ chức, các giai đoạn thực hiện tội phạm, về hành vi chuẩn bị và chưa đạt đối
với từng loại hành vi đồng phạm, hành vi thái quá của người thực hành…Vì
vậy, cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, vướng mắc
đối với những quy định của pháp luật về các loại người đồng phạm cũng như
những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về các loại
người đồng phạm.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các loại người đồng phạm
trong Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong thời gian qua đã có một số công
trình nghiên cứu như: “Đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam” của tiến sĩ
Trần Quang Tiệp, Tiến sĩ đã nghiên cứu một cách tổng quan về vấn đề đồng
phạm như khái niệm đồng phạm, các loại người đồng phạm, các hình thức
đồng phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, các giai đoạn thực hiện
trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm…
Bên cạnh đó, còn có một luận văn “Các hình thức đồng phạm trong Luật Hình
sự Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Liên. Tuy nhiên, chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về các loại
người đồng phạm nên tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề “Các loại người đồng
phạm trong Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận
văn thạc sĩ của mình.
3
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật và áp dụng Luật
hình sự về các loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn làm rõ quy định của pháp luật hình sự về các loại người đồng
phạm và thực trạng áp dụng pháp luật hiện nay của các cơ quan tiến hành tố
tụng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự có đồng phạm. Trên cơ sở đó
đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định đồng phạm trong Luật
Hình sự.
5. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên hoạt động xét xử các vụ án có đồng phạm của
Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số vụ
án ở các địa phương làm cơ sở minh họa.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về
đấu tranh phòng, chống tội phạm, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể là
phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị của việc nghiên cứu
Về lý luận, nghiên cứu các loại người đồng phạm giúp chúng ta xác định
được cơ sở pháp lý của đồng phạm nói chung và từng loại người đồng phạm
cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự của từng
loại người đồng phạm. Là tài liệu tham khảo cho các cán bộ trong các cơ quan
tiến hành tố tụng.
Về thực tiễn, đề tài có ý nghĩa đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng
ngừa tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng trách nhiệm
hình sự của từng loại người đồng phạm và giúp Tòa án xét xử đúng người,
đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.
7. Bố cục của Luận văn
4
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được sắp xếp thành ba chương:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI
TRONG ĐỒNG PHẠM
Chƣơng 2. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG
PHẠM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
Chƣơng 3. VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM