Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M
Trong chương này và chương tiếp sau, chúng tôi sẽ mô tả chặng đường mà các nhà lý thuyết dây đã
đi được trên hành trình tìm hiểu các lỗ đen và nguồn gốc của vũ trụ...
Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M
Sự xung đột trước khi có lý thuyết dây giữa thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử
đã xúc phạm tới tình cảm sâu xa của chúng ta vốn cho rằng các định luật của tự nhiên
phải gắn kết với nhau trong một chỉnh thể hài hòa. Tuy nhiên, sự xung đột này không
phải là sự tách rời trừu tượng cao vời. Những điều kiện vật lý cực hạn xảy ra ở thời
điểm Big Bang và phổ biến trong các lỗ đen sẽ không thể hiểu được nếu như không có
một lý thuyết lượng tử của lực hấp dẫn. Với sự phát minh ra lý thuyết dây, giờ đây
chúng ta hy vọng sẽ giải đáp được những điều bí ẩn sâu xa đó. Trong chương này và
chương tiếp sau, chúng tôi sẽ mô tả chặng đường mà các nhà lý thuyết dây đã đi được
trên hành trình tìm hiểu các lỗ đen và nguồn gốc của vũ trụ.
Lỗ đen và hạt sơ cấp
Thoạt nhìn, khó có thể hình dung hai vật nào lại khác nhau ghê gớm như các lỗ đen và
hạt sơ cấp. Chúng ta thường hình dung các lỗ đen là những thiên thể kỳ vĩ nhất còn
các hạt sơ cấp là những mẩu bé nhỏ nhất của vật chất. Nhưng những nghiên cứu của
Demetrios Chritodoulou, Werner Israel, Richard Price, Brandon Carter, Roy Kerr,
David Robinson, Hawking và Penrose cùng với nhiều nhà vật lý khác vào cuối những
năm 1960 và đầu những năm 1970 đã chứng tỏ rằng các lỗ đen và các hạt sơ cấp có lẽ
không khác nhau ghê gớm như người ta tưởng. Họ đã tìm ra những bằng chứng ngày
càng có sức thuyết phục hơn về cái mà John Wheeler đã tổng kết trong mệnh đề: “các
lỗ đen không có tóc”. Ý của Wheeler là muốn nói rằng, ngoài một số rất ít các đặc
điểm phân biệt ra, tất cả các lỗ đen đều giống nhau.
Những đặc điểm phân biệt đó là gì? Thứ nhất, tất nhiên, là khối lượng của lỗ đen. Thế
còn những đặc điểm khác? Nhiều nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, các lỗ đen cũng
mang điện tích và một số tích lực khác cũng như cả vận tộc tự quay (spin) nữa. Và chỉ
có thế thôi. Như vậy, hai lỗ đen có cùng khối lượng, cùng các tích lực và cùng spin sẽ
hoàn toàn đồng nhất với nhau. Các lỗ đen không có những “kiểu tóc” cầu kỳ, tức là
những đặc điểm nội tại khác, để phân biệt với nhau. Điều đó lẽ nào không gợi cho bạn
điều gì sao? Hãy nhớ lại rằng chính những tính chất như khối lượng, các tích lực và
spin cũng là những đặc điểm để phân biệt các hạt sơ cấp. Sự tương tự về những tính
chất nhận dạng như thế, trong nhiều năm, đã dẫn nhiều nhà vật lý tới một lối suy diễn
lạ lùng là: rất có thể các lỗ đen thực sự là các hạt sơ cấp khổng lồ.
Thực ra, theo lý thuyết của Einstein, không có một giới hạn cực tiểu nào đối với khối
lượng của một lỗ đen. Nếu chúng ta nén một mẩu vật chất có khối lượng bất kỳ tới
một kích thước đủ nhỏ, thì những tính toán không mấy khó khăn theo thuyết tương
đối rộng sẽ chứng tỏ rằng nó sẽ trở thành một lỗ đen. (Khối lượng càng bé thì phải
nén tới kích thước càng nhỏ). Và như vậy, chúng ta có thể hình dung một thí nghiệm
tưởng tượng, trong đó xuất phát từ những giọt vật chất nhỏ dần, nén chúng tới những
kích thước bé dần, rồi đem so sánh những lỗ đen tạo thành với những hạt sơ cấp.
Mệnh đề không có tóc của Weeler sẽ dẫn chúng ta tới kết luận rằng đối với những
khối lượng đủ nhỏ, các lỗ đen mà chúng ta tạo nên theo cách đó sẽ nhìn rất giống các
hạt sơ cấp. Cả hai nhìn đều giống như những gói nhỏ vật chất được đặc trưng hoàn
toàn bởi khối lượng, các tích lực và spin.
Nhưng có một điểm khác biệt mấu chốt. Các lỗ đen trong vật lý thiên văn, với
khối lượng lớn hơn Mặt Trăng nhiều lần, có kích thước và nặng tới mức cơ học
lượng tử hầu như không có liên quan và chỉ cần dùng các phương trình của lý
thuyết tương đối rộng để tìm hiểu các tính chất của chúng (ở đây chúng ta mới chỉ xét
cấu trúc tổng thể của các lỗ đen, chứ chưa nói đến điểm kỳ dị trung tâm ở bên trong lỗ
đen. Kích thước cực kỳ nhỏ bé của vùng trung tâm này chắc chắn sẽ đòi hỏi phải dùng
tới cơ học lượng tử). Tuy nhiên, khi chúng ta thử làm cho khối lượng của các hố đen
nhỏ dần, sẽ tới một điểm các hố đen này nhẹ và nhỏ tới mức cơ học lượng tử phải vào
cuộc. Điều này xảy ra nếu như khối lượng toàn phần của lỗ đen cỡ khối lượng Planck
hoặc nhỏ hơn. (Trên quan điểm vật lý của các hạt sơ cấp, khối lượng Planck là rất lớn
- nó lớn hơn khối lượng của proton cỡ 10 tỷ tỷ lần. Tuy nhiên, trên quan điểm của các
lỗ đen, thì khối lượng Planck chỉ cỡ khối lượng của hạt bụi trung bình, nghĩa là rất
nhỏ bé). Và như vậy, các nhà vật lý, những người đã từng xem các lỗ đen nhỏ xíu và
các hạt sơ cấp có mối liên hệ gần gũi với nhau, sẽ ngay lập tức vấp phải sự không
tương thích giữa thuyết tương đối tổng quát - trái tim lý thuyết của các lỗ đen, và cơ
học lượng tử. Trong quá khứ, chính sự không tương thích này đã cản trở hoàn toàn sự
tiến bộ theo phương hướng nghiên cứu hấp dẫn đó
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (1)
Nhờ những phát hiện rất phức tạp và khá bất ngờ về các lỗ đen, lý thuyết dây đã xác lập được mối
liên hệ lý thuyết đầu tiên giữa các hố đen và hạt sơ cấp...
Lý thuyết dây có cho phép tiến lên hay không?
Câu trả lời là có. Nhờ những phát hiện rất phức tạp và khá bất ngờ về các lỗ đen, lý
thuyết dây đã xác lập được mối liên hệ lý thuyết đầu tiên giữa các hố đen và hạt sơ
cấp. Mặc dù con đường tìm ra mối liên hệ này khá quanh co, nhưng nó đưa chúng ta
qua những phát triển lý thú nhất của lý thuyết dây, nên cũng đáng để chúng ta lần theo
hành trình đó.
Mọi chuyện bắt đầu từ một câu hỏi tưởng chừng như chẳng có liên quan gì mà các
nhà vật lý đã đặt ra từ những năm 1980. Từ lâu, các nhà toán học và vật lý đã biết
rằng khi các chiều không gian cuộn lại thành một không gian Calabi-Yau, nói chung,
có hai loại mặt cầu nằm trong cấu trúc không gian đó. Một loại chính là mặt cầu hai
chiều, giống như mặt một quả bóng, đã từng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dịch
chuyển lật mà chúng ta đã xét trong Chương 11. Loại thứ hai khó hình dung hơn
nhưng cũng có tầm quan trọng không kém. Đó là những mặt cầu ba chiều- cũng giống
như bề ngoài một quả bóng nhưng trong một vũ trụ có bốn không gian rộng lớn. Tất
nhiên, như chúng ta đã thảo luận trong Chương 11, một quả bóng bình thường trong
Vũ trụ chúng ta bản thân nó đã là ba chiều, nhưng bề mặt của nó, cũng giống như bề
mặt ống dẫn nước, chỉ là hai chiều thôi: bởi vì bạn chỉ cần có hai con số, ví dụ như vĩ
độ và kinh độ, chẳng hạn, là bạn có thể xác định được bất cứ điểm nào trên bề mặt đó.
Nhưng bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng có thêm một chiều nữa: một quả bóng bốn
chiều với bề mặt ba chiều. Vì hầu như không thể tưởng tượng được một quả bóng như
vậy, nên cách tốt nhất để hình dung, là hạ bớt tất cả đi một chiều. Nhưng chúng ta sẽ
thấy, một khía cạnh trong bản chất ba chiều của các mặt cầu lại có tầm quan trọng
hàng đầu.
Bằng cách nghiên cứu các phương trình của lý thuyết dây, các nhà vật lý đã phát hiện
ra rằng, rất có thể, theo thời gian các mặt cầu ba chiều này sẽ co lại tới một thể tích
nhỏ gần như bằng không. Nhưng điều gì sẽ xảy ra - nhà lý thuyết dây hỏi - nếu như
cấu trúc của không gian bị co lại theo cách đó? Liệu có xuất hiện những hiệu ứng tai
biến do sự co lại đó của cấu trúc không gian hay không? Câu hỏi này rất giống với câu
hỏi mà chúng ta đã đặt ra và giải đáp trong chương 11, nhưng ở đây chúng ta tập trung
xem xét mặt cầu ba chiều co lại, chứ không phải mặt cầu hai chiều như trong chương
11. (Cũng như trong chương 11, chúng ta xem rằng một mẩu của không gian CalabiYau co lại chứ không phải toàn bộ không gian đó, nên tính đối ngẫu bán kính lớn /bán
kính nhỏ mà chúng ta xét trong chương 10 là không áp dụng được). Và đây mới chỉ là
sự khác biệt về chất xuất hiện do sự thay đổi số chiều. Từ chương 11 chúng ta đã biết
một phát hiện quan trọng, trong đó các dây, khi chuyển động qua không gian, chúng
bao quanh mặt cầu hai chiều. Tức là, mặt vũ trụ hai chiều do các dây này quét nên khi
chuyển động đã bao hoàn toàn mặt cầu hai chiều, như được minh họa trên hình 11.6.
Điều này có tác dụng bảo vệ, giữ cho sự co lại của mặt cầu hai chiều không gây ra
những tai biến vật lý. Nhưng bây giờ chúng ta lại xét một loại mặt cầu khác trong
không gian Calabi-Yau và do nó quá nhiều chiều, nên các dây chuyển động không còn
bao quanh được nữa. Nếu bạn cảm thấy khó hình dung được điều đó, thì hãy hình
dung một tình huống tương tự nhưng hạ thấp tất cả đi 1 chiều. Bạn hãy hình dung một
mặt cầu ba chiều như mặt cầu hai chiều của quả bóng bình thường, miễn là bạn cũng
phải hình dung sợi dây một chiều như một hạt điểm không có chiều nào. Và vì một
hạt điểm không có chiều nào không thể bao quanh bất cứ cái gì, nên tương tự các dây
một chiều cũng không thể bao quanh một mặt cầu ba chiều.
Lập luận như vậy đã dẫn các nhà lý thuyết dây tới ý nghĩ rằng, nếu chúng ta hoàn toàn
dựa vào các phương trình gần đúng của lý thuyết dây, thì khi mặt cầu ba chiều trong
không gian Calabi-Yau bị co bé lại, rất có khả năng sẽ dẫn tới một kết quả tai biến.
Thực tế, các phương trình gần đúng của lý thuyết dây được phát triển từ trước năm
1995 đã chỉ ra rằng sự vận hành của vũ trụ sẽ buộc phải dừng lại nếu như quá trình co
thắt đó thực sự xảy ra, ngoài ra một số giá trị vô hạn mà lý thuyết dây đã chế ngự
được bây giờ sẽ lại sổng ra do sự co lại đó của cấu trúc không gian. Trong nhiều năm,
các nhà lý thuyết dây đã phải sống thấp thỏm với nỗi lo âu mơ hồ đó. Nhưng tới năm
1995, Andrew Sttrominger đã chứng minh được rằng những suy luận bi quan đó là sai
lầm.
Dựa trên công trình có tính đột phá trước đó của Witten và Sieberg, Strominger đã sử
dụng phát minh cho thấy rằng lý thuyết dây, khi phân tích với độ chính xác mới có
được nhờ cuộc cách mạng siêu dây lần thứ hai, không còn là thuyết chỉ của các dây
một chiều nữa. Ông lý luận như sau. Một dây một chiều - nói theo ngôn ngữ chuyên
môn mới là 1 - brane - có thể bao quanh trọn vẹn một đối tượng một chiều của không
gian, ví dụ như một vòng tròn trên hình 13.1. (Lưu ý rằng điều này khác với hình
11.6, trong đó dây một chiều, khi chuyển động theo thời gian, có thể bao quanh một
mặt cầu hai chiều. Còn hình 13.1 giống như một bức ảnh chụp tại một thời điểm).
Hình 13.1. Dây có thể bao quanh một mẩu chiều của cấu trúc
không - thời gian bị cuộn lại; còn một màng hai chiều có thể
bao quanh một mẩu hai chiều.
Tương tự, trong hình 13.1, chúng ta thấy rằng một màng hai chiều - tức một 2-brane -
có thể bao quanh và phủ kín một mặt cầu hai chiều, giống như một miếng cao su có
thể bọc kín một quả cam vậy. Mặc dù hơi khó hình dung, nhưng Strominger vẫn đi
theo đường hướng suy nghĩ đó và cuối cùng ông đã hiểu ra rằng, các thành phần sơ
cấp ba chiều mới được phát hiện ra trong lý thuyết dây - tức các 3-brane - có thể bao
quanh và hoàn toàn phủ kín một mặt cầu ba chiều. Sau đó bằng những tính toán vật lý
đơn giản và đã thành tiêu chuẩn, Strominger đã chứng minh được rằng 3-brane bao
quanh đã tạo thành một lớp vỏ bảo vệ vừa khéo có khả năng triệt tiêu chính xác mọi
hiệu ứng tai biến tiềm tàng mà trước đó các nhà lý thuyết dây rất lo sợ sẽ xảy ra, nếu
Hình 13.1.