Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn nam cao.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
CAO THỊ ÁI NHI
CÁC KIỂU CÂU CÓ TÁC DỤNG TU TỪ NỔI
BẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi lần đọc Nam Cao là mỗi lần trong tôi lại rưng rưng xúc động và
ám ảnh. Những trang đời, những trang văn nóng hổi của Nam Cao vẫn còn
mãi như một cảm xúc không thể nguôi yên trong lòng độc giả. Trong dòng
văn học hiện thực phê phán, người ta sẽ nhớ mãi một Nguyên Hồng - nhà văn
của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, một Vũ Trọng Phụng- nhà văn châm
biếm trào lộng mỉa mai…Và người ta cũng không thể quên được một Nam
Cao cháy bỏng tình yêu thương, luôn quan tâm đến nhân phẩm con người.
Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ. Ông đóng một vai trò quan trọng
trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Cả cuộc đời Nam Cao là một quá trình
phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong
cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã để lại trong kho tàng
văn chương dân tộc một gia tài không đồ sộ về số lượng nhưng ẩn chứa sức
sống, sức bền lâu của một giá trị văn chương vượt lên trên “bờ cõi và giới
hạn”, có được những tri kỉ, tri âm.
Có thể nói, truyện ngắn là một mảng lớn chiếm vị trí quan trọng trong
toàn bộ sáng tác của Nam Cao. Trong truyện ngắn của ông ,vai nhân vật
người kể chuyện luôn luôn linh hoạt, với một kết cấu mạch ngầm khó bị phá
vỡ và một phong cách ngôn ngữ đặc biệt hấp dẫn. Ông đã mang vào trong văn
học hiện đại Việt Nam một thế giới nghệ thuật riêng biệt, mới lạ, độc đáo.
Vì vậy để hiểu hơn về truyện ngắn cũng như phong cách nhà văn Nam
Cao thì một phương diện cần đặc biệt quan tâm là yếu tố ngôn ngữ, chất liệu
cơ bản để sáng tạo nên các tác phẩm văn học. “Cái làm nên sự kì diệu của
ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ”.[7, tr.4], chính vì
3
hiểu được điều này, nhà văn Nam Cao đã khai thác tác dụng tu từ vào trong
câu văn của mình để tạo nên tính thẫm mĩ cũng như phong cách truyện ngắn
của ông.
Đề tài “Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn Nam
Cao” sẽ là hướng tiếp cận không chỉ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn nội dung,
giá trị của các tác phẩm mà còn giúp chúng tôi đi vào thế giới nghệ thuật của
Nam Cao, tìm hiểu tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao, tạo điều kiện
cho quá trình học tập và làm việc sau này. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp
chúng tôi nắm rõ hơn về cách vận dụng phương tiện, biện pháp tu từ vào
trong hành văn để mang lại tính thẫm mĩ, hiệu quả tác động đối với người
đọc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ nhiều chục năm nay, con người và tác phẩm Nam Cao đã trở thành
đối tượng nghiên cứu phê bình của nhiều thế hệ độc giả. Từ những năm bốn
mươi đến nay có tới hơn 200 bài báo, các công trình viết về Nam Cao. Giới
nghiên cứu phê bình hiện nay khi đọc lại Nam Cao không chỉ dừng lại ở
những kết luận có sẵn mà cố gắng khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn
chương Nam Cao.
Nam Cao là một tác gia có biệt tài về truyện ngắn. Nhà văn Nguyên
Hồng đã nhận xét : “Qua những truyện ngắn, con mắt nhìn của Nam Cao đặt
cho chúng ta, những ý nghĩ của Nam Cao gợi dậy trong tâm trí chúng ta, và
tinh thần trách nhiệm Nam Cao đề ra với chúng ta, càng ngày ta càng thấy rõ
hơn… Đó là ý thức tích cực của một con người trước quần chúng, trước dân
tộc, trước lịch sử. ” [16, tr. 83]. Cũng một thái độ trân trọng như vậy, Vũ
Tuấn Anh trong bài nghiên cứu “Phong cách truyện ngắn Nam Cao’” đã nhận
định “Nam Cao tiếp nhận những gì mà nhà văn đi trước đã làm. Ông không
phải là nhà cách tân truyện ngắn, ông chỉ bồi đắp thêm cho nó, nhưng sự bồi
4
đắp ấy phong phú đến nỗi cho đến ông, truyện ngắn giàu có thêm nhiều cách
thăm dò ở những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó.”[16,
tr.363]
Riêng đối với phương diện nghệ thuật của Nam Cao, các nhà nghiên
cứu và cả những người trong giới sáng tác có một sự quan tâm đặc biệt. Các
nhà nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh trong sáng tác của Nam Cao như
cốt truyện và kết cấu, không- thời gian, nhịp điệu, giọng điệu….Khi nói về
cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, Trần Đăng Suyền đã viết “Cốt truyện
trong nhiều tác phẩm của Nam Cao được hư cấu rất đơn giản, dường như
không cần đến tổ chức, sắp xếp.”[12, tr.43]. Nguyễn Hoành Khung cũng nhận
xét: “Nam Cao ít lôi cuốn người đọc bằng một cốt truyện hấp dẫn, ly kỳ và
đầy kịch tính mà thường hướng họ theo chiều sâu suy nghĩ”. Hay nghiên cứu
về chất giọng Nam Cao, tác giả Nguyễn Thái Hòa đã góp một phần công lao
vào việc khai phá tài năng của Nam Cao : “Cấu trúc chất giọng Nam Cao
trong tác phẩm dựa trên sự vận động liền mạch của những suy nghiệm tính
toán mà sự phân bố từ một giọng căng tiếp đến một giọng chùng theo hình
làn sóng cho đến khi kết thúc.” [16, tr.244].
Tuy nhiên đi vào vấn đề nghiên cứu về câu trong truyện ngắn của Nam
Cao, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu văn học cũng như tu từ học chưa
có dịp nghiên cứu đầy đủ, nhất là các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn Nam Cao. Có chăng thì đó cũng là một nhận xét nhỏ trong một
bài nghiên cứu lớn.
Trong bài “Phong cách truyện ngắn Nam Cao”, tác giả Vũ Tuấn Anh
đã đề cập đến câu văn của Nam Cao : “Câu văn Nam Cao cũng chỉ là thứ câu
văn “bị xé rách”về ngữ điệu và chúng nhấm nhẳn, đứt nối, cắn rứt. chì chiết,
nghẹn ngào đầy kịch tính” [16, tr.366]. Cũng nghiên cứu về Phong cách
truyện ngắn Nam Cao tác giả Bùi Công Tuấn nhận định : “Nam Cao thường
5
viết những câu rất ngắn và cộc, dường như không thể rút ngắn hơn” [16, tr
369]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã phân tích và đưa ra những ví dụ
minh họa cho kiểu câu ngắn của Nam Cao. Câu ngắn làm cho mạch văn đi
nhanh, giọng văn đanh lại, nó có vẻ cộc và khô gần như bốp chát. Và chính
những kiểu câu ngắn này là một đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nam
Cao.
Vũ Bằng, bạn viết cùng thời với Nam Cao khi đọc “Đôi lứa xứng đôi
(1941)” chia sẻ : “May mắn làm sao tôi lại được một truyện của Nam Cao và
ngay mấy câu đầu tôi đã thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm,
nghịch ngợm, có khi dớ dẩn nhưng đậm đà có duyên”.[16, tr.12].
Có thể nói, các công trình, chuyên luận nghiên cứu về Nam Cao vô
cùng phong phú, tuy nhiên những công trình nghiên cứu dưới góc độ ngôn
ngữ học còn khá hiếm. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao chủ yếu được
tìm hiểu qua ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện… Câu trong
truyện ngắn Nam Cao chưa được chú ý quan tâm xác đáng. Vì vậy, nghiên
cứu đề tài này : “Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn của
Nam Cao” chúng tôi ít nhiều gặp khó khăn về tài liệu tham khảo, tuy nhiên
đây cũng là một lợi thế để chúng tôi có thể chủ động trong việc khám phá và
tiếp nhận, và đó cũng là một ưu thế tạo nên sức hấp dẫn của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài: Các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn Nam Cao như: câu dưới bậc, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu hỏi
tu từ, câu danh - là - danh, câu nhắc lại chủ ngữ, câu đẳng thức, câu hỏi phủ
định, câu có trúc chủ ngữ- gì mà –vị ngữ, và câu trùng ngôn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu khảo sát 5 truyện ngắn: Chí Phèo,
Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Từ ngày mẹ chết, Đời thừa trong
cuốn Tuyển tập Nam Cao của NXB Văn học năm 2005.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học
với phương pháp nghiên cứu văn học bao gồm: phương pháp thống kê,
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối
chiếu nhằm đưa ra kết quả mang tính chính xác và thuyết phục nhất.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương II: Khảo sát và miêu tả các câu có tác dụng tu từ nổi bật trong
truyện ngắn của Nam Cao
Chương III: Vai trò của câu có tác dụng tu từ trong thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Nam Cao
7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Các kiểu câu có tác dụng tu từ cao
Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì các kiểu câu giàu màu
sắc tu từ bao gồm:
- Những kiểu câu thường gặp trong khẩu ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
[6, tr. 223 - 228]
+ Câu đặc biệt
+ Kiểu câu lược chủ ngữ
+ Kiểu câu ẩn chủ ngữ có màu sắc tu từ
- Những kiểu câu chuyển đổi tình thái
Hai tác giả đã nghiên cứu các dạng chuyển đổi tình thái, trong các hoàn
cảnh giao tiếp khác nhau. Sự chuyển đổi này khá phức tạp. Sau đây là một số
dạng chính:
+ Câu hỏi- khẳng định
+ Câu nghi vấn - cảm thán
+ Câu hỏi phủ định
+ Câu hỏi - gợi ý
+ Câu khẳng định – nghi vấn
+ Kiểu câu đẳng thức [6, tr. 228 - 232]
- Theo bài giảng của thầy Bùi Trọng Ngoãn, một số kiểu câu có giá trị tu
từ nổi bật được tập hợp thành hai nhóm là: nhóm “một số kiểu câu có tác
dụng khẳng định” và nhóm “một số kiểu câu có tác dụng phủ định”. Trong
đó:
- Kiểu câu có tác dụng khẳng định
+ Câu hỏi khẳng định
+ Kiểu câu danh - là - danh
+ Kiểu câu đẳng thức