Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1792

Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

CÁC KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ CHỐNG

NHẬT – PHÁP Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KÌ VẬN ĐỘNG

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Các khu du kích và căn cứ

chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng

Tám” dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ là kết quả nghiên cứu

của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những chỗ sử

dụng kết quả nghiên cứu của tác giả khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu

không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài

liệu tại địa phương.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà

trường về sự cam đoan này.

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2013

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn

Ngọc Cơ – người thầy đã hướng dẫn tận tình và hết lòng động viên tác giả

trong quá trình hoàn thành Luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch Sử

trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia, Bảo

tàng Quân khu 2, Thư viện tỉnh Phú Thọ… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn

thành Luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng

khoa học bảo vệ Luận văn.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng

nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả nhiệt tình trong quá trình học tập và

hoàn thành Luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1. VỊ TRÍ CHIẾN LƢỢC CỦA TỈNH PHÚ THỌ VÀ TÌNH

HÌNH TỈNH PHÚ THỌ TRƢỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ

HAI.................................................................................................................... 9

1.1. Vị trí chiến lược của tỉnh Phú Thọ ...................................................... 9

1.2. Tình hình tỉnh Phú Thọ trước Chiến tranh thế giới thứ hai.................. 15

1.2.1. Tình hình chính trị.......................................................................... 15

1.2.2. Tình hình kinh tế ............................................................................ 17

1.2.3. Tình hình xã hội ............................................................................. 22

Chƣơng 2. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU DU KÍCH

VÀ CĂN CỨ CHỐNG NHẬT–PHÁP Ở TỈNH PHÚ THỌ (1939 – 1945)...... 27

2.1. Hoàn cảnh ra đời................................................................................... 27

2.2. Sự ra đời của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ............... 35

2.2.1. Chiến khu Vần – Hiền Lương ........................................................ 35

2.2.2. Khu căn cứ du kích Vạn Thắng...................................................... 43

2.2.3. Khu căn cứ du kích Phục Cổ.......................................................... 48

2.3. Hoạt động xây dựng, phát triển lực lượng và chống giặc tại các

khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trước ngày

Tổng khởi nghĩa........................................................................................... 51

2.4. Quân dân trong các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp

đứng lên giành chính quyền ở địa phương và phối hợp giành chính

quyền ở tỉnh Phú Thọ................................................................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CÁC

KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ CHỐNG NHẬT – PHÁP Ở TỈNH PHÚ

THỌ TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM........... 69

3.1. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp là địa bàn cơ sở

cho sự ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh Phú Thọ ................ 69

3.2. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ là

nơi ươm mầm cách mạng, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào

cách mạng trên địa bàn tỉnh......................................................................... 71

3.3. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ góp

phần tạo thế liên hoàn thống nhất cho cách mạng ở các tỉnh phía Bắc........... 76

3.4. Các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp đóng vai trò nòng cốt

trong khởi nghĩa giành chính quyền ở một số địa phương và tỉnh Phú Thọ ..... 77

KẾT LUẬN.................................................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi mở ra một bước ngoặt

vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực

dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến;

mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do gắn liền với chủ

nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp của nhiều nhân tố,

trong đó quan trọng nhất và mang tính quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của

Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường

đường lối cách mạng đúng đắn, dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin

được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề

khởi nghĩa vũ trang bởi đây là một trong những vấn đề sống còn đối với sự thành

bại của cách mạng. Theo đó, việc xây dựng khu du kích và căn cứ chống Nhật -

Pháp là nội dung có vai trò quan trọng đặc biệt. Khu du kích, căn cứ du kích là

khu vực dân cư được giải phóng trong vùng địch tạm chiếm. Ở đây, chính quyền

của địch bị lật đổ, lực lượng vũ trang của chúng đã bị tiêu diệt, rút chạy, các tổ

chức phản động tan rã; chính quyền cách mạng được thành lập. Khu du kích, căn

cứ du kích là nơi quyền quản lí đất đai, tổ chức xã hội, về cơ bản thuộc về lực

lượng cách mạng, là cơ sở cho chiến tranh du kích, quấy rối, tiêu hao sinh lực

địch. Vì vậy, kẻ địch thường đánh phá ác liệt để tiêu diệt khu du kích, căn cứ du

kích; nhân dân ta thì ra sức bảo vệ, củng cố khu du kích, căn cứ du kích, làm

điểm xuất phát cho các cuộc tiến công giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), các khu du

kích và căn cứ chống Nhật - Pháp đã được thành lập ở nhiều địa phương trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

cả nước. Với vị trí chiến lược quan trọng ở vùng rừng núi phía Bắc, tỉnh Phú

Thọ được Trung ương Đảng quan tâm trong vấn đề xây dựng và phát triển các

khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp. Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ

vốn có tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc kiên cường, nhiệt

tình ủng hộ và hăng hái tham gia cách mạng. Nhiều địa phương trong tỉnh đã

từng là căn cứ chiến đấu trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ

XIX – đầu thế kỉ XX như Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn... Vì vậy, với chủ

trương của Đảng, trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, các khu du

kích và căn cứ chống Nhật - Pháp đã lần lượt ra đời một số địa phương trong

tỉnh, đóng vai trò then chốt trong cuộc vận động cách mạng tiến tới khởi

nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Phú Thọ.

Do tầm quan trọng của vấn đề mà trong giới nghiên cứu sử học nói

chung, lịch sử quân sự nói riêng ở cả trong và ngoài tỉnh đều chú ý đến vấn đề

chiến tranh du kích và căn cứ du kích trong chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Bởi vậy, việc nghiên cứu về các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở

tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám mang tính cấp

thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Nghiên cứu về các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú

Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám trước hết sẽ góp phần làm

sáng tỏ sự tài tình và đúng đắn trong việc chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng

trong Cách mạng tháng Tám. Mặt khác, bản thân là một người con của tỉnh

Phú Thọ, đang làm công tác giảng dạy môn Lịch sử, việc nghiên cứu về các

khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận

động Cách mạng tháng Tám còn có ý nghĩa thiết thực lâu dài đối với chúng tôi,

giúp chúng tôi hiểu rõ về truyền thống đấu tranh vẻ vang nhân dân các dân tộc

trong tỉnh mình. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài còn góp phần quan trọng

trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc cho thế hệ trẻ của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Các khu du kích

và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách

mạng tháng Tám” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc vận

động Cách mạng tháng Tám ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là vấn đề khởi nghĩa

vũ trang. Một trong những điểm nổi bật trong đường lối về khởi nghĩa vũ

trang của Đảng trong Cách mạng tháng Tám là đi từ khởi nghĩa từng phần đến

tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Bởi vậy, vấn đề

khởi nghĩa vũ trang không chỉ được nghiên cứu một cách tổng thể mà còn

được nghiên cứu làm rõ ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều mức độ khác nhau.

Khi nghiên cứu về đề tài “Các khu du kích và căn cứ chống Nhật –

Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám”, chúng

tôi đã được tiếp cận một số các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các

ban, ngành cũng như một số tài liệu ghi chép, hồi kí của một số người từng

tham gia lãnh đạo hoặc chiến đấu ở các khu du kích và căn cứ trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ thời kì này.

Trước hết là cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân

và dân Phú Thọ (1945 – 1954)” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ,

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1999. Tác phẩm đề cập khái quát về sự ra

đời của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở Phú Thọ. Đồng thời,

tác phẩm này cũng nhắc đến một số hoạt động của các khu du kích và căn cứ

chống Nhật - Pháp trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền trong

Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Tác phẩm “Cách mạng tháng Tám 1945” của Ban Nghiên cứu Lịch sử

Đảng Trung ương, Nhà xuất bản Sự thật, 1970 đã nói đến vai trò của lực lượng

vũ trang trong cuộc đấu tranh giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh

Phú Thọ và Yên Bái, đặc biệt là vai trò của chiến khu Vần – Hiền Lương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 2 (1946 – 2006)” của Bộ

Tư lệnh Quân khu 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006 cũng đề cập sơ

lược về sự ra đời của chiến khu Vần – Hiền Lương, căn cứ du kích Vạn

Thắng, căn cứ du kích Phục Cổ, với vị trí là những nơi ươm mầm cách mạng,

chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Phú Thọ và Yên Bái.

Trong số các tác phẩm đề cập đến các khu du kích và căn cứ chống

Nhật – Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 1939 đến năm 1945, đặc biệt

phải kể đến tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ” – tập I (1939 – 1968)

của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

2000. Tác phẩm đã dành một phần nói về cuộc khởi nghĩa vũ trang giành

chính quyền tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Phú Thọ, trong đó nhắc tới vai trò

của lực lượng vũ trang các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trong

tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp của tỉnh Phú Thọ.

Cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Minh Hòa”, Ban

Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phú xuất bản năm 1987 giới thiệu về truyền thống

đấu tranh của nhân dân xã Minh Hòa – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ, trong

đó nhắc đến sự ra đời của căn cứ du kích Phục Cổ và hoạt động của căn cứ

này trong cách mạng tháng Tám.

Ngoài các tác phẩm trên, còn có một số tác phẩm khác đề cập đến các

khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở các khía

cạnh khác nhau, như: “Sơ thảo lịch sử Cách mạng tháng Tám tỉnh Phú Thọ”,

“Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng Đất Tổ”, “Lịch sử Đảng bộ

huyện Yên Lập”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Khê”, “Địa chí xã Đồng

Lương”, “Những ngày Cách mạng tháng Tám” (hồi kí)…..

Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình đã đề cập trong một phạm

vi nhất định về các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ

trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, chưa có một công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc, toàn diện về sự ra đời,

hoạt động cũng như những đóng góp của các khu du kích và căn cứ chống

Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong cuộc vận động Cách mạng tháng

Tám. Mặc dù vậy, đó là những công trình khoa học có giá trị quan trọng, giúp

chúng tôi có nhiều tư liệu để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình.

3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ra đời và hoạt động của các khu du

kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong thời kì vận động

Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), từ đó rút ra nhận xét về vai trò, vị trí

của các khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp ở tỉnh Phú Thọ trong cuộc

vận động Cách mạng tháng Tám.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 1939 đến năm 1945.

Song, để làm rõ yêu cầu của đề tài, luận văn có một phần đề cập khái

quát đến tình hình tỉnh Phú Thọ trước năm 1939.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, Luận văn phân tích một

cách khái quát về vị trí chiến lược của tỉnh Phú Thọ và tình tỉnh Phú Thọ

trước Chiến tranh thế giới thứ hai; làm rõ sự ra đời và hoạt động của các khu

du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1939 đến năm

1945. Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra một số nhận xét về vị trí, vai trò của các

khu du kích và căn cứ chống Nhật - Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong

cuộc vận động Cách mạng tháng Tám.

3.4. Mục đích nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!