Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
146
Kích thước
897.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
937

Các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ NGUYỆT

CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƢỚC TỰ DO

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ NGUYỆT

CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƢỚC TỰ DO

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các hình phạt chính không tước tự do

trong Luật Hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn. Các nội dung,

thông tin được trình bày trong luận văn là trung thực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Đào Thị Nguyệt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ Luật Hình sự

BLTTHS: Bộ Luật Tố tụng hình sự

CTKGG: Cải tạo không giam giữ

HVLL: Hoàng Việt Luật Lệ

KTTD: Không tước tự do

PLHS: Pháp luật hình sự

QTHL: Quốc Triều Hình Luật

TAND: Tòa án nhân dân

TNHS: Trách nhiệm hình sự

THAHS: Thi hành án hình sự

THADS: Thi hành án dân sự

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1

Chƣơng 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG

TƢỚC TỰ DO......................................................................................................12

1.1. Những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không tƣớc tự do................12

1.1.1. Khái niệm hình phạt chính không tước tự do ...........................................12

1.1.2. Đặc điểm của các hình phạt chính không tước tự do ...............................13

1.1.3. Mục đích của các hình phạt chính không tước tự do................................16

1.1.4. Ý nghĩa của các hình phạt chính không tước tự do ..................................17

1.2. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình

phạt chính không tƣớc tự do ...............................................................................21

1.2.1. Các hình phạt chính không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam

thời phong kiến ..................................................................................................21

1.2.2. Các hình phạt chính không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam từ

thời Pháp thuộc đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ..................23

1.2.3. Các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự năm 1985…27

1.2.4. Các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự năm 1999 ..28

1.3. Các hình phạt chính không tƣớc tự do trong Bộ luật hình sự của một số

nƣớc trên thế giới .................................................................................................30

1.3.1. Các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự Liên Bang

Nga.....................................................................................................................30

1.3.2. Các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự Thụy Điển .33

1.3.3. Các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự Pháp .........34

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................37

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

VỀ CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƢỚC TỰ DO ................................38

2.1. Cảnh cáo.........................................................................................................38

2.1.1. Khái niệm.................................................................................................38

2.1.2. Điều kiện áp dụng ....................................................................................39

2.1.3. Hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội...........40

2.1.4. Thể thức chấp hành..................................................................................41

2.1.5. Quy định về hình phạt cảnh cáo trong Phần thứ hai - Các tội phạm của Bộ

luật hình sự ........................................................................................................41

2.2. Phạt tiền .........................................................................................................42

2.2.1. Khái niệm.................................................................................................42

2.2.2. Điều kiện áp dụng ....................................................................................44

2.2.3. Mức phạt tiền ...........................................................................................44

2.2.4. Hình phạt tiền áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ...................46

2.2.5. Thể thức chấp hành..................................................................................48

2.2.6. Quy định về hình phạt tiền trong Phần thứ hai - Các tội phạm của Bộ luật

hình sự ...............................................................................................................48

2.3. Cải tạo không giam giữ .................................................................................50

2.3.1. Khái niệm ................................................................................................50

2.3.2. Điều kiện áp dụng....................................................................................51

2.3.3. Thời hạn cải tạo không giam giữ.............................................................52

2.3.4. Hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng đối với người dưới 18 phạm tội......53

2.3.5. Thể thức chấp hành ..................................................................................54

2.3.6. Quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ trong Phần thứ hai - Các tội

phạm của Bộ luật hình sự.......................................................................................56

2.4. Trục xuất........................................................................................................57

2.4.1. Khái niệm.................................................................................................57

2.4.2. Đối tượng bị áp dụng hình phạt trục xuất ................................................58

2.4.3. Điều kiện áp dụng ....................................................................................59

2.4.4. Hình phạt trục xuất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.........................60

2.4.5. Thể thức chấp hành..................................................................................60

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.....................................................................................62

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG

TƢỚC TỰ DO VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..............................................63

3.1. Thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không tƣớc tự do..........................63

3.2. Một số bất cập trong quy định, áp dụng các hình phạt chính không tƣớc tự

do ...........................................................................................................................65

3.2.1. Bất cập trong quy định, áp dụng các hình phạt chính không tước tự do nói

chung .................................................................................................................66

3.2.2. Bất cập trong quy định, áp dụng từng hình phạt chính không tước tự do cụ

thể. .....................................................................................................................67

3.2.2.1. Hình phạt cảnh cáo ...............................................................................67

3.2.2.2. Hình phạt tiền........................................................................................68

3.2.2.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ.........................................................72

3.2.2.4. Hình phạt trục xuất ...............................................................................74

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình phạt chính không tƣớc tự do trong

Luật hình sự Việt Nam.........................................................................................76

3.3.1. Một số nhu cầu và yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về

các hình phạt chính không tước tự do ................................................................76

3.3.1.1. Một số nhu cầu hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các hình phạt

chính không tước tự do.......................................................................................76

3.3.1.2. Một số yêu cầu cần đảm bảo khi hoàn thiện các quy định về các hình

phạt chính không tước tự do...............................................................................77

3.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các

hình phạt chính không tước tự do.......................................................................79

3.3.2.1. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình phạt chính không tước tự do nói

chung .................................................................................................................80

3.3.2.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các hình phạt chính không tước tự do cụ

thể ......................................................................................................................83

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 101

KẾT LUẬN......................................................................................................... 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc quy định hình phạt nói chung và các hình phạt chính không tước tự do

nói riêng trong Bộ luật hình sự Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong công cuộc

đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như trong việc bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của người phạm tội. Với đặc trưng không buộc người bị kết án phải cách

ly khỏi môi trường sống bình thường, hình phạt chính không tước tự do tạo điều

kiện cho người phạm tội được sống, lao động, học tập, cải tạo trong môi trường xã

hội như khi chưa bị áp dụng hình phạt dưới sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ

quan nhà nước, tổ chức nơi người bị kết án sinh sống, làm việc. Do đó, với các hình

phạt chính không tước tự do, Nhà nước đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong

việc xử lý tội phạm. Đồng thời, việc tăng cường quy định và áp dụng các hình phạt

chính không tước tự do là một trong những nội dung quan trọng đã được đề ra trong

chiến lược cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ

Chính trị và đây cũng đang là xu hướng tiến bộ của các nước trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các hình phạt chính

không tước tự do trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc cần

được tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn.

Về lý luận, các quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không

tước tự do còn nhiều bất cập, vướng mắc như số lượng các điều luật, các khung

hình phạt thuộc Phần thứ hai - Các tội phạm có quy định hình phạt chính không

tước tự do tương đối ít cũng như trong Phần thứ hai - Các tội phạm, các hình phạt

chính không tước tự do hầu hết là được quy định trong chế tài lựa chọn với hình

phạt tù có thời hạn mà rất ít được quy định trong chế tài lựa chọn với các hình phạt

chính không tước tự do khác. Hơn nữa, trong một số trường hợp, độ giãn giữa hình

phạt chính tước tự do và hình phạt chính không tước tự do còn tương đối rộng. Bên

cạnh đó, quy định của Bộ luật hình sự về điều kiện áp dụng các hình phạt chính

không tước tự do trong một số trường hợp còn chưa rõ ràng, mang tính định tính

cũng như chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến những cách hiểu không

thống nhất. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn chưa quy định cơ chế đảm bảo việc áp

dụng và thi hành các hình phạt chính không tước tự do trên thực tế đã làm cho các

hình phạt này không đạt được hiệu quả mong muốn.

Về thực tiễn trong những năm vừa qua cho thấy, Tòa án rất ít áp dụng hình

phạt chính không tước tự do đối với người phạm tội. Tỷ lệ người phạm tội được áp

dụng hình phạt chính không tước tự do chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các hình phạt

2

chính tước tự do, đặc biệt là hình phạt tù có thời hạn. Điều này xuất phát từ nhiều

nguyên nhân như hình phạt chính không tước tự do cũng như những vấn đề về bảo

đảm quyền con người của người phạm tội thông qua việc quy định và áp dụng các

hình phạt chính không tước tự do trong những năm vừa qua chưa được chú trọng,

quan tâm đúng mức. Thực tiễn xét xử quá tuyệt đối hóa vai trò của hình phạt chính

tước tự do mà đặc biệt là hình phạt tù có thời hạn, trong đó có áp dụng hình phạt tù

nhưng cho hưởng án treo. Thực tế có không ít cán bộ áp dụng pháp luật vẫn chưa

nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của các hình phạt chính không tước tự

do, chưa thấy được hiệu quả cũng như lợi ích của việc áp dụng các hình phạt này

đối với người phạm nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung mà vẫn giữ tư tưởng

quá coi trọng hình phạt tù có thời hạn. Hơn nữa, chính vì pháp luật hình sự không

quy định cơ chế đảm bảo thi hành hình phạt chính không tước tự do trên thực tế nên

hiệu quả áp dụng mà các hình phạt này đưa lại cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi

Tòa án quyết định áp dụng các hình phạt này đối với người phạm tội. Ngoài ra, Bộ

luật hình sự năm 2015 mới được ban hành, vì vậy sẽ có nhiều quy định cần được

xem xét sửa đổi để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp

luật về các hình phạt chính không tước tự do trong thời gian qua, góp phần hoàn

thiện pháp luật hình sự trong thời gian tới, đồng thời nhằm đáp ứng được yêu cầu

đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm quyền con người của người phạm tội

thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận về các hình phạt chính không

tước tự do, làm rõ những ưu điểm cũng như bất cập trong quy định và thực tiễn áp

dụng các hình phạt này, từ đó làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các

quy định về các hình phạt chính không tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam

là vấn đề cần thiết. Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Các hình phạt chính

không tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao

học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát, dưới góc độ Luật hình sự có các công trình nghiên cứu tiêu

biểu liên quan đến đề tài“Các hình phạt chính không tước tự do trong Luật hình sự

Việt Nam” của tác giả như sau:

 Tình hình nghiên cứu trong nước:

- Các giáo trình Luật hình sự của các Trường Đại học như: Giáo trình Luật

Hình Sự Việt Nam - Phần Chung của Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh1

; Giáo

1 Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng Đức –

Hội Luật gia Việt Nam.

3

trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1 của Trường Đại học Luật Hà Nội2

; Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên3

; Giáo

trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung) của Khoa Luật - Trường Đại học Quốc

gia Hà Nội4…

Trong nội dung của các giáo trình này đã nêu rõ khái niệm cũng như điều

kiện áp dụng, thể thức thi hành của từng hình phạt chính không tước tự do cụ thể.

Những thông tin này giúp tác giả vận dụng để xây dựng lý luận về các hình phạt

chính không tước tự do tại Chương 1 và Chương 2 của Luận văn.

- Sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần Chung của tác giả Đinh

Văn Quế5

; Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung của tác giả Phạm Văn Beo6

; Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 - Phần Chung

do tác giả Nguyễn Đức Mai chủ biên7

. Trong nội dung của các sách này đã phân

tích các vấn đề cơ bản về khái niệm, điều kiện áp dụng của các hình phạt chính

không tước tự do. Thông qua đó, giúp cho tác giả hiểu thêm về khái niệm, điều kiện

áp dụng các hình phạt chính không tước tự do, đây là cơ sở cho việc nghiên cứu của

luận văn về các hình phạt không tước tự do này.

- Luận văn thạc sĩ Luật học: Các hình phạt không tước tự do trong Luật hình

sự Việt Nam của tác giả Lê Khánh Hưng8

.

Trong nội dung của Luận văn, tác giả đã phân tích được các vấn đề lý luận

chung về các hình phạt không tước tự do; lịch sử quy định các hình phạt không tước

tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam; đồng thời, phân tích được thực tiễn áp dụng

cũng như những bất cập, vướng mắc và đưa ra các định hướng hoàn thiện.

Tuy nhiên trong Luận văn thạc sĩ này, tác giả chưa đi sâu và tập trung phân

tích về các hình phạt chính không tước tự do mà tác giả chỉ đi vào phân tích, nêu lên

thực tiễn áp dụng, bất cập và kiến nghị hoàn thiện đối với các hình phạt không tước

tự do nói chung và các hình phạt bổ sung. Trong phần kiến nghị của Luận văn, tác

giả tập trung đưa ra những kiến nghị đối với từng hình phạt cụ thể trong phạm vi

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1, NXB Công an nhân dân.

3 Võ Khánh Vinh - Chủ biên (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Công an nhân

dân.

4 Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa luật (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

5 Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần Chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

6

Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam – (Quyển 1) Phần Chung, NXB Chính trị quốc gia.

7 Nguyễn Đức Mai - Chủ biên (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm

2009 - Phần Chung, NXB Chính trị quốc gia.

8 Lê Khánh Hưng (2010), Các hình phạt không tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ

Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật.

4

nghiên cứu mà chưa đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát nhất đối với các

hình phạt chính không tước tự do.

Ngoài ra, còn một số Luận văn thạc sĩ Luật học có liên quan như:

+ “Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng

Lâm9

,

+ “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam” của tác

giả Phạm Thị Hiền10

,

+ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo Luật hình

sự Việt Nam” của tác giả Lê Thị Trúc Quỳnh11

.

Nội dung phân tích trong các luận văn thạc sĩ này là các vấn đề lý luận về

khái niệm, điều kiện áp dụng, thể thức thi hành và thực tiễn áp dụng đối với từng

hình phạt chính không tước tự do cụ thể, từ đó đưa ra các kiến nghị với từng loại

hình phạt chính không tước tự do đó. Đây là những nội dung quan trọng giúp tác giả

nghiên cứu làm rõ hơn quy định về từng hình phạt chính không tước tự do trong

Luật hình sự Việt Nam.

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật: Có một số khóa luận tốt nghiệp cử

nhân luật nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Các hình phạt chính không tước tự do

trong Luật hình sự Việt Nam” như:

+ “Các hình phạt không tước tự do lý luận và thực tiễn áp dụng” của tác giả

Bùi Thị Trang12

.

Trong khóa luận này, tác giả đã phân tích khá đầy đủ về bản chất, vài trò, ý

nghĩa của hình phạt không tước tự do trong hệ thống pháp luật, cũng như phân tích

khá đầy đủ về định nghĩa, nội dung, điều kiện áp dụng và cách thức thi hành các

hình phạt không tước tự do theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời

tác giả bài viết cũng đã tiến hành khảo sát thực tế để thấy rõ những hạn chế và

khoảng cách lý luận – thực tiễn như thế nào, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này và thông qua đó đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện hơn

những qui định của pháp luật về vấn đề này nhằm giúp cho việc áp dụng và thi hành

các hình phạt không tước tự do trên thực tế đạt hiệu quả hơn.

9 Nguyễn Hoàng Lâm (2008), Hình phạt tiền trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

10 Phạm Thị Hiền (2007), Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11 Lê Thị Trúc Quỳnh (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo Luật hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12 Bùi Thị Trang (2007), Các hình phạt không tước tự do lý luận và thực tiễn áp dụng, Khóa luận tốt nghiệp

cử nhân, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM

5

Tuy nhiên, tác giả chưa đi vào phân tích lịch sử qui định các hình phạt không

tước tự do trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như phân tích các hình phạt

không tước tự do của Bộ luật hình sự Việt Nam với Bộ luật hình sự của một số

nước trên thế giới. Bên cạnh đó, trong phần bất cập, tác giả chưa nêu được các bất

cập về lý luận đối với từng hình phạt không tước tự do mà chủ yếu đi vào phân tích,

nêu lên thực tiễn áp dụng và thi hành các hình phạt không tước tự do.

+ “Hình phạt chính không tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam – Những

vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị An13

.

Trong khóa luận tốt nghiệp này, tác giả đã phân tích được những vấn đề khái

quát chung nhất về hình phạt cũng như là những vấn đề chung về hình phạt không

tước tự do. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn hệ

thống pháp luật cũng như góp phần giải quyết tình trạng ít áp dụng hình phạt không

tước tự do hiện nay ở các Tòa án.

Tuy nhiên trong khóa luận này, tác giả chưa đi sâu vào phân tích điểm khác

nhau giữa quy định các hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự năm

1999 với các giai đoạn trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như làm rõ sự

khác nhau trong Bộ luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính không tước tự do

với quy định của một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, khóa luận chưa đưa ra

được các kiến nghị đối với từng hình phạt cụ thể mà chỉ đưa ra những kiến nghị

mang tính chất khái quát đối với các hình phạt không tước tự do trong pháp luật

hình sự hiện hành.

+ “Các hình phạt không tước tự do trong luật Hình sự Việt Nam. Những vấn

đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Bùi Thị Thu Thủy14

.

Đây là khóa luận cử nhân phân tích khá đầy đủ các vấn đề lý luận chung về

hình phạt nói chung cũng như các hình phạt không tước tự do nói riêng đến thực

tiễn áp dụng và thi hành các loại hình phạt này. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đi sâu

vào phân tích lịch sử quy định các hình phạt không tước tự do trong pháp luật hình

sự Việt Nam cũng như đã có sự liên hệ, so sánh với các qui định về các hình phạt

không tước tự do của Bộ luật hình sự Việt Nam với Bộ luật hình sự của một số

nước trên thế giới.

Tuy nhiên, trong khóa luận tác giả chỉ đi vào phân tích thực tiễn áp dụng và

thi hành các hình phạt không tước tự do, việc phân tích thực tiễn áp dụng nhưng chủ

13 Nguyễn Thị An (2011), Hình phạt không tước tự do trong Luật trong Luật hình sự Việt Nam – Những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,

TP.HCM

14 Bùi Thị Thu Thủy (2011), Các hình phạt không tước tự do trong luật Hình sự Việt Nam. Những vần đề lý

luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM

6

yếu là phân tích bất cập về lý luận chứ chưa dựa trên các vụ án, bản án cụ thể, một

số kiến nghị đưa ra chưa có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc mang tính toàn

diện và đầy đủ.

Ngoài ra còn một số khóa luận và đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu về các

hình phạt chính không tước tự do nhưng cũng chỉ giới hạn phạm vi, nội dung

nghiên cứu đối với từng hình phạt chính không tước tự do cụ thể như :

+ “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam – Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thu Huyền15

.

+ “Vấn đề hiệu quả của hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự

Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thu Minh16

+ “Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề

bảo đảm quyền con người”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại

học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng năm 2013.

Trong nội dung các công trình nghiên cứu này là các vấn đề lý luận của từng

hình phạt chính không tước tự do cụ thể. Nội dung nghiên cứu của các tác giả đã tạo

điều kiện cho tác giả hiểu rõ thêm về các vấn đề lý luận của từng hình phạt chính

không tước tự do là cơ sở cho Luận văn nghiên cứu các hình phạt này.

- Tạp chí:

+ Bài viết “Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác

giả Trương Quang Vinh17. Trong nội dung bài viết tác giả nghiên cứu hình phạt tiền

trong Bộ luật hình sự năm 1999 và so sánh với hình phạt tiền năm 1985 và rút ra

được những điểm mới, đồng thời cũng nêu lên một số bất cập về qui định hình phạt

tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra hai vấn đề

cần trao đổi là cách thức thi hành hình phạt tiền và khoảng cách giữa mức tối thiểu

và mức tối đa của hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999.

+ Bài viết “Hình phạt trục xuất trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả

Đinh Tuấn Anh18. Trong nội dung bài viết tác giả tập trung nghiên cứu những vấn

đề lý luận về hình phạt trục xuất trong luật hình sự, phân tích những bất cập về thực

tiễn áp dụng hình phạt trục xuất từ đó đưa ra những định hướng hoàn thiện.

15 Nguyễn Thu Huyền (2010), Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật Hà Nội, HN.

16Trần Thị Thu Minh, (2001), Vấn đề hiệu quả của hình phạt cải tạo không giam giữ trong Luật hình sự Việt

Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM

17 Trương Quang Vinh (04/2002), Hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Luật học, (04).

18 Đinh Tuấn Anh, (12/2011), Hình phạt trục xuất trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí kiểm sát, (23).

7

+ Bài viết “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo

không giam giữ” của tác giả Nguyễn Văn Trượng19. Trong nội dung bài viết của

mình, tác giả đưa ra một số vấn đề cần trao đổi về thực tiễn áp dụng hình phạt cải

tạo không giam giữ như: Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong sự

tương quan với các hình phạt khác, việc xác định thời điểm tính thời hạn chấp hành

hình phạt cải tạo không giam giữ và việc tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ

đối với người phạm nhiều tội, trong đó có tội được thực hiện khi chưa thành niên,

có tội thực hiện khi đã thành niên. Qua đó, tác giả nêu ra những tồn tại, vướng mắc

trong thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ để định hướng cho việc

nâng cao hiệu quả của việc áp dụng loại hình phạt này trong thời gian tới.

Và một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành khác có nội dung liên

quan như:

+ “Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một số kiến

nghị sửa đổi” của tác giả Vũ Thế Đoàn – Nguyễn Hải Bằng20

.

+ “Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên

phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thúy21

.

+ “Thi hành án phạt cảnh cáo Theo luật thi hành án hình sự” của tác giả

Mai Thị Thanh Trúc22

.

+ “Về hình phạt cải tạo không giam giữ qua một vụ án” của tác giả Hoàng

Quảng Lực23

.

+ “Tăng cường hình phạt tiền đối với các tội chiếm đoạt tài sản trong Luật

hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Tường Vi24

.

+ “Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thi hành án treo,

cải tạo không giam giữ” của tác giả Nguyễn Ngọc Lâm25…

19 Nguyễn Văn Trượng, (2/2009), Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam

giữ”, Tòa án nhân dân, (04), tr15-18.

20 Vũ Thế Đoàn – Nguyễn Hải Bằng (2011), Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một

số kiến nghị sửa đổi, Tòa án nhân dân (01), tr.4-7

21 Vũ Thị Thúy (2010), Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong

Luật hình sự Việt Nam, Tòa án nhân dân, (21)

22 Mai Thị Thanh Trúc (2015), Thi hành án phạt cảnh cáo Theo luật thi hành án hình sự, Tòa án nhân dân,

(7), tr.26-27.

23 Hoàng Quảng Lực (2000), Về hình phạt cải tạo không giam giữ qua một vụ án”, Nhà nước và pháp luật,

(06), tr.61-63

24 Lê Tường Vi (2015), Tăng cường hình phạt tiền đối với các tội chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt

Nam, Tòa án nhân dân, (07), tr.23-25.

25 Nguyễn Ngọc Lâm (2003), Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thi hành án treo, cải tạo

không giam giữ, Tạp chí Kiểm sát, (05), tr.41-42,51.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!