Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

các điều kiện sản xuất chủ yếu của xí nghiệp quản lý và khai thác các công trình khí gọi tắt là xí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
CHƯƠNG 1
CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP QUẢN
LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ GỌI TẮT LÀ XÍ
NGHIỆP KHÍ (THUỘC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH
VIETSOPETRO)
SV: Vũ Thị Nhường 1 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
CHƯƠNG 1
CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ GỌI TẮT LÀ XÍ NGHIỆP KHÍ
(THUỘC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOPETRO)
1.1. Giới thiệu chung về xí nghiệp liên doanh Vietsopetro và xí
nghiệp khí.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp liên doanh "VSP"
Sau ngày Miền Nam được giải phóng, chính phủ Việt Nam đã áp dụng
nhiều biện pháp để xây dựng ngành dầu khí, trong đó có công việc ký kết hợp
đồng tìm kiếm, thăm dò, và khai thác dầu khí trong lúc nhà nước đang thiếu
vốn đầu tư. Tuy nhiên những vấn đề chính trị các công ty ký kết hợp đồng với
Việt Nam giai đoạn 1975 - 1980 đã rút về nước. Trước tình hình đó, để phát
triển ngành công nghiệp dầu khí, chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập
xí nghiệp liên doanh " Vietsopetro " trên cơ sở hiệp định chính phủ giữa nước
nhà Việt Nam và Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô cũ) ký
ngày 19/06/1981 tại Moscow "Thành lập xã hội liên doanh Vietsopetro tiến
hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký kết ngày 13/07/1980.
Tên: Xí nghiệp liên doanh "Vietsopetro"
Tên giao dịch: "VIETSOPETRO"
Theo hiệp định này
Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là pháp nhân của cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và hoạt động trên cơ sở điều lệ xí nghiệp Liên doanh
"Vietsopetro".
Các biện pháp tham gia Liên doanh gồm: Tổng cục dầu khí đây là tổng
công ty dầu khí mỏ và khí đốt Việt Nam (phía Việt Nam) và Bộ công nghiệp
khí (phía Liên Xô cũ). Hai bên đóng góp vốn ngang nhau để hình thành vốn
pháp định.
Cơ quan lãnh đạo của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là hợp đồng
xí nghiệp thành phần hội đồng do các phía tham gia thảo luận và chỉ định các
uỷ viên với số lượng ngang nhau của mỗi bên.
SV: Vũ Thị Nhường 2 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Cơ quan chấp hành của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là ban tổng
giám đốc, bao gồm Tổng giám đốc có tổng giám đốc thứ nhất và các phó tổng
giám đốc và công nhân Việt Nam và Liên Xô trong đó tổng giám đốc và phó
tổng giám đốc thứ nhất thuộc thành phần hợp đồng xí nghiệp Liên doanh
"Vietsopetro".
Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được miễn thuế và lệ phí hải quan
tại lãnh thổ Việt Nam khi chuyển đến và chuyển đi các vật tư, hàng hoá phục
vụ cho nhu cầu sản xuất.
- Lợi nhuận thu được chuyển đều cho các bên tham gia.
- Tài sản của XNLD "Vietsopetro" không bị trưng dụng cho các nhu cầu
của nhà nước hoặc cho nhu cầu xã hội cũng như không bị thu hồi hoặc bị tịch
thu theo thể thức hành chính.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Liên
doanh "Vietsopetro" trong cơ chế thị trường mới của Việt Nam, đặc biệt là luật
đầu tư Việt Nam ra đời năm 1987, ngày 16/07/1991 tại Hà Nội chính phủ cộng
hoà XHCN Việt Nam và Liên bang công hoà XHCN Xô Viết đã ký Hiệp ddịnh
Liên chính phủ (về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai
thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong khuôn khổ XNLD "Vietsopetro" còn gọi là hiệp định sửa đổi, ngày
16/07/1991.
Sao với hiệp định ký ngày 19/06/1981 thì hiệp định này có những thay
đổi sau:
- Kể từ ngày 01/01/1991 xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" hoạt động
theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự cấp vốn và tự hoàn vốn.
- Các bên tham gia xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" là bộ công
nghiệp nặng (Việt Nam ) hai bộ công nghiệp dầu khí (Liên Xô).
- Vùng hoạt động của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được giới hạn
ở các lô do hai phí thoả thuận và đến 01/01/1994 phải bàn giao lại thương lộ
chưa tìm thấy trên vọng dầu khí cho phía Việt Nam.
- Thời hạn hoạt động của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" tại thời
điểm 01/01/1991 là 1,5 tỷ USD, trong đó phần góp mỗi phí tham gia là ngang
nhau và bằng 750 triệu USD.
SV: Vũ Thị Nhường 3 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Từ dầu thô, hàng năm xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" được sử
dụng đến 35% doanh thu từ khai thác dầu để trang trải cho nhu cầu sản xuất và
phải được hội đồng xí nghiệp phê duyệt.
- Ngoài phần dầu để lại để chi phí cho sản xuất, xí nghiệp Liên doanh
"Vietsopetro" nộp thuế tài nguyên (18%), thuế xuất khẩu 14% thuế lội tức
(40% lợi nhuận).
Khí đồng hành và xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" không sử dụng
cho nhu cầu công nghệ được chuyển giao miễn phí cho phía Việt Nam.
Từ 01/01/1992 chức vụ Tổng giám đốc xí nghiệp Liên doanh
"Vietsopetro" được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Khi Liên Xô tan dã, Liên Bang Nga kế thừa vai trò của phía tham gia
trong xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" bằng hiệp định ký giữa chính phủ
Việt Nam và Liên Bang Nga ngày 27/05/1993. Về việc Liên Bang Nga đảm
nhận các nghĩa vụ của Liên Xô phù hợp với hiệp định sửa đổi ngày 06/07/1991.
Xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" ra đời trong bối cảnh đất nước vừa
thoát khỏi chiến tranh, kinh tế đầy khó khăn, thiếu thốn đầu tư lại bị chính sách
cấm vận của Mỹ ngành dầu khí tuy đã hình thành nhưng còn non trẻ, cơ sở vật
chất hầu như chưa có thiếu thốn về mọi mặt, thiếu chuyên gia, cán bộ giỏi
nhưng có một thuận lợi lớn là thống nhất đất nước đặc biệt là sự quan tâm chỉ
đạo của Đảng và nhà nước với phương châm xây dựng ngành công nghiệp dầu
khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, dưới sự quản lý
của tổng công ty dầu khí Việt Nam thành lập năm 1975 đã có những kinh
nghiệm ban đầu cho việc thăm dò vàkhai thác dầu khí cũng như sự cộng tác
nhiệt thành và trong sáng của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết,
cho nên chỉ hơn hai năm thành lập vỉa dầu công nghiệp đầu tiên tại mỏ Bạch
Hổ đã được phát hiện vài tấn dầu đầu tiên được khai thác ngày 26/06/1986. Trụ
sở chính của xí nghiệp Liên doanh "Vietsopetro" đặt tại 95A Lê Lợi thành phố
Vũng Tàu.
Quá trình phát triển của xí nghiệp Liên doanh "VSP" được chia làm 2
giai đoạn.
- Từ năm 1981 - 1990
- Từ năm 1991 - nay
SV: Vũ Thị Nhường 4 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
* Giai đoạn 1981 - 1990
Phù hợp với hiệp định năm 1981 giai đoạn này với nhiệm vụ chính là
thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm phát hiện ra các mỏ dầu ở thềm lục
địa phía Nam Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ bao gồm: xây dựng
tổ hợp lắp ráp chế tạo công trình biển, xây dựng kho bãi cầu cảng, thực hiện lắp
ráp, xây dựng giàn đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân dầu khí. Các nhiệm vụ
trên được cụ thể hoá bằng hai công trình công tác. Năm 1981 - 1985 và 1986 -
1990. Trong giai đoạn này xí nghiệp Liên doanh "VSP" đã triển khai các hoạt
động tìm kiếm thăm dò tại 7 lô (09, 16, 15, 05, 04, 10, 11) chỉ trong vòng 2
năm hoạt động xí nghiệp đã phát hiện ra dòng dầu đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên
giàn khoan cố định. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trữ
lượng mỏ Bạch Hổ, ngoài ra có phát hiện hai mỏ dầu khí có trữ lượng công
nghiệp là mỏ Rồng và mỏ Đại Hùng đồng thời phát hiện thêm cấu tạo Thăng
Long có triển vọng dầu khí và một số mỏ dầu khác.
* Giai đoạn từ năm 1991 - nay
Đây là giai đoạn khai thác công ngiệp của mỏ Bạch Hổ, đưa mỏ Rồng
vào khai thác thử, xây dựng hoàn chỉnh hoạt động vào khai thác toàn mỏ, tiếp
tục xây dựng căn cứ dịch vụ trên bờ phục vụ tốt cho công tác khoan, khai thác
dầu khí trên biển. Ngoài ra xí nghiệp còn thực hiện công tác dịch vụ cho các
công ty dầu khí nước ngoài hay phục vụ trong nước, đặc điểm của giai đoạn
này là xuất phát từ yêu cầu nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ
chế kinh tế mới và đặc biệt là khi Luật đầu tư của Việt Nam ra đời xí nghiệp
Liên doanh VSP hoạt động theo hiệp định sửa đổi tháng 07/1991 từng bước
hoàn thành công tác quản lý tổ chức lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh
theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa tức là hoạt động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, từ đó giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa lợi ích xã hội và lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động.
Kể từ khi bắt đầu khai thác tần dầu đầu tiên năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ
đến nay sản lượng dầu thô của xí nghiệp Liên doanh VSP đã tăng dần qua các
năm và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu đứng thứ một ở nước ta.
Hiện nay hoạt động của xí nghiệp ngoài biển có 12 giàn khoan cố định, 7
giàn khoan nhẹ (BK) với 160 giếng khoan trong đó có 122 đang được khai thác,
1 giàn công nghệ trung tâm, 3 trạm chứa dầu không bến, 200km đường ống nội
bộ và liên mỏ, 2 giàn tự nâng cùng các giàn của nhà thầu...
SV: Vũ Thị Nhường 5 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Tất cả tạo thành một hệ thống khép kín từ khâu khoan khai thác đến vận
chuyển xử lý dầu thô và bơm ép nước duy trì áp suất vỉa.
Năm 1998 xí nghiệp đã phát hiện ra tầng dầu sản lượng cao từ tầng đá
nóng, đá granit nứt nẻ mỏ Bạch Hổ với lưu lượng mỗi giếng/1000 tấng/ ngày
đêm. Đây là một số các mỏ có trữ lượng dầu lớn nhất Đông Nam Á.
Cùng với việc khai thác dầu thô xí nghiệp đã xử lý thu gom và vận
chuyển khí đồng hành vào bờ, làm lợi cho xí nghiệp hàng trăm triệu USD.
Sau 20 hoạt động (từ tháng 06/1981 - 2001) VSP đã được những thành
tựu cơ bản như sau:
- Xây dựng căn cứ tổng hợp trên bờ hiện đại để phục vụ công tác khoan
và khai thác dầu khí trên biển, đồng thời thực hiện công tác dịch vụ cho bên
ngoài góp phần đưa vũng tàu thành khu công nghiệp dầu khí.
- Xác minh trữ lượng công nghiệp từ các mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng, mỏ
Rồng xây dựng hoàn chỉnh công nghệ khai thác trong toàn mỏ, kết quả này đã
đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu thô có sản lượng
đáng kể trong khu vực.
- Tháng 10/1997 VS P đã khai thác tấn dầu thứ 50 triệu nhân sự kiện
này, VSP đã được nhà nước Việt Nam phong tặng tập thể "Anh hùng lao động".
- Năm 1998 đã tìm thấy vỉa dầu trong tầng móng Mỏ Bạch Hổ, đây là
một phát triển mới trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác các mỏ dầu khí
tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam và khu vực, đồng thời mở ra hướng phát
triển đầy triển vọng cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ năm 1998
VSP đã đưa mức khai thác dầu thô lên 10 triệu tấn/năm.
- Đến tháng 11/2001 VSP đã kỷ niệm 20 ngày thành lập và chào mừng
tần dầu thứ 100 triệu. Đây là một thành công rất lớn của VSP nói riêng và Tổng
công ty dầu khí Việt Nam nói chung. Theo kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)
XNLD sẽ khai thác 6,2 tỉ USD. Nhưng chỉ sau 3 năm kể từng tháng 7/1999
VSP đã khai thác được 30 triệu tấn dầu thêm một kết quả thật đáng mừng cho
ngành dầu khí đầy triển vọng.
- Cùng với dầu thô, VSP cung cấp khí đồng hành vào bờ đảm bảo cho
các nhà máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ hoạt động với sản lượng 1 tỷ m3
trong năm
1998 và 1,4 tỷ m3
trong năm 1999. Trong 20 năm qua, đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong xí nghiệp liên doanh VSP đã trưởng thành nhanh chóng. Ngày
nay cán bộ công nhân viên Việt Nam chiếm lực lượng quản lý và sản xuất trực
SV: Vũ Thị Nhường 6 Lớp KTQTDN Dầu khí
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
tiếp của VSP trong đó có trên 2000 chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành
nghề. VSP thực sự là nơi đào tạo nhiều cán bộ và chuyên gia cho ngành dầu khí
Việt Nam là cơ sở cho hướng hoạt động dầu khí theo khả năng tự chủ, tự lực.
Trung bình mỗi năm, ngành dầu khí đã đóng góp vào ngân sách nhà
nước khoảng 800 - 850 triệu USD - chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu dầu.
Có thể nói rằng việc xuất khẩu dầu thô là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất quốc gia.
Như vậy, sau 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, xí nghiệp
liên doanh VSP đã trở thành cánh chim đầu đàn của ngành khai thác dầu mỏ,
khí đốt; góp phần phát triển ngành dầu khí Việt Nam và đưa nước ta trở thành
một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu Đông Nam Á.
SV: Vũ Thị Nhường 7 Lớp KTQTDN Dầu khí