Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các di tích chămpa với việc phát triển du lịch ở bình định.
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1988

Các di tích chămpa với việc phát triển du lịch ở bình định.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

TRẦN THỊ THU

Các di tích Chămpa với việc phát triển du lịch

ở Bình Định

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này tôi xim bày tỏ lòng biết ơn chân thành

đến:

Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.

Qúy thầy cô trong khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Ban Quản lí di tích tỉnh Bình Định, phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Bình

Định, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bình Định đã giúp đỡ tôi trong quá

trình tiến hành nghiên cứu và thu thập tư liệu.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Trần Thị Mai An đã

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh thăm hỏi,

cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi.

Trân trọng !

Đà Nẵng ngày 10 tháng 5 năm 2012

Tác giả

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 3

3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 6

6. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 7

7. Cấu trúc đề tài......................................................................................... 7

NỘI DUNG............................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ................................................. 8

1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 8

1.1.1. Du lịch.............................................................................................. 8

1.1.2. Tài nguyên du lịch........................................................................... 10

1.1.3. Du lịch văn hóa............................................................................... 12

1.2. Di tích lịch sử văn hóa........................................................................ 12

1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 12

1.2.2. Phân loại. ....................................................................................... 13

1.2.3. Ý nghĩa .......................................................................................... 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC DI

TÍCH CHĂMPA Ở BÌNH ĐỊNH............................................................ 15

2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Định.............................................................. 15

3

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 15

2.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................... 15

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng.................................................................... 16

2.1.1.3. Khí hậu ........................................................................................ 16

2.1.1.4. Thủy văn ...................................................................................... 17

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................... 18

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................. 21

2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................... 21

2.1.3.2. Đặc điểm xã hội ........................................................................... 22

2.1.3.3. Đặc điểm văn hóa và dân cư......................................................... 23

2.2. Các di tích Chămpa ở Bình Định......................................................... 24

2.2.1. Tháp Bình Lâm................................................................................ 25

2.2.2. Tháp Bánh Ít................................................................................... 27

2.2.3. Tháp Cánh Tiên............................................................................... 30

2.2.4. Tháp Dương Long ........................................................................... 32

2.2.5. Tháp Đôi......................................................................................... 33

2.2.6. Tháp Phú Lốc.................................................................................. 35

2.2.7. Tháp Thủ Thiện............................................................................... 37

2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại các di tích Chămpa ở Bình Định ......... 39

2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................... 39

2.3.2. Nguồn nhân lực............................................................................... 42

2.3.3. Nguồn khách và doanh thu............................................................... 44

2.3.4. Công tác quản lí, trùng tu di tích...................................................... 46

2.3.5. Công tác quảng bá, tuyên truyền...................................................... 48

2.3.6. Đánh giá thực trạng du lịch tại các di tích Chămpa .......................... 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH

CHĂMPA VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH........................ 52

3.1. Cơ sở để đưa ra giải pháp ................................................................... 52

3.1.1. Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020......................................................................... 52

3.1.2. Đề án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tỉnh Bình Định giai đoạn 2011

– 2020...................................................................................................... 53

3.2. Một số giải pháp khai thác giá trị các di tích Chămpa vào phát triển du

lịch Bình Định .......................................................................................... 54

3.2.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật kết hợp với quá trình tôn tạo và trùng tu

di tích Chămpa ......................................................................................... 54

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch...................................... 55

3.2.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch về các tháp Chăm ở Bình Định ................ 57

3.2.4. Hình thành các dịch vụ du lịch......................................................... 58

3.2.5. Liên kết giữa các di tích Chăm với các điểm du lịch khác trong tỉnh,

giữa các di tích Chăm trên cả nước........................................................... 60

3.2.5.1. Liên kết giữa các di tích Chăm với các điểm du lịch khác trong tỉnh 60

3.2.5.2. Liên kết giữa các di tích Chăm trên cả nước.................................. 62

3.2.6. Một số giải pháp khác ..................................................................... 64

3.3. Xây dựng một số tour du lịch.............................................................. 65

3.3.1. Chương trình du lịch 1: Huyền Thoại Chămpa (1 ngày).................... 65

3.3.2. Chương trình du lịch 2: Hành trình kết nối lịch sử (1 ngày) .............. 66

3.3.3. Chương trình du lịch 3: Về miền di sản (8 ngày 7 đêm)..................... 67

KẾT LUẬN............................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 71

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ về giao thông, truyền thông và những cải

thiện về chất lượng cuộc sống nên nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng. Vì

thế mà ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

của nhiều quốc gia. Những năm gần đây, hoạt động du lịch cũng đã góp phần

tăng trưởng nền kinh tế của nhiều nước. Kết quả tích cực từ hoạt động du lịch

của nhiều nước trên thế giới đã ngày càng khẳng định rõ hơn về ý nghĩa đó.

Không những thế, du lịch còn có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe, hạn chế

bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con người. Du lịch

làm tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục tinh thần yêu nước, sự hiểu

biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới…

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám

chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục… thì gần đây du lịch văn hóa

được xem là loại sản phẩm du lịch đặc thù của các nước đang phát triển, thu

hút nhiều thành phần khách. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản

phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng,

những nét văn hóa đặc trưng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và

quốc tế. Đối với khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong

tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để họ thỏa mãn nhu cầu tìm

hiểu, nâng cao nhận thức của mình. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn

hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm văn hóa vùng miền. Chương trình

lễ hội Đất Phương Nam (lễ hội văn hóa dân gian vùng đồng bằng Nam Bộ),

Du lịch Điện Biên (lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị 50

năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường di sản miền Trung (lễ hội dân

gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)…

2

là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và

ngoài nước.

Nói đến du lịch văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ, một nét đặc trưng

không thể không nói đến, đó là văn hóa Chămpa. Văn hóa Chămpa là một nền

với những hiện vật, chứng tích rất sống động mà cho đến nay vẫn chưa thể

“giải mã” luôn là địa chỉ thu hút sự tìm tòi, khám phá đối với khách du lịch

trong và ngoài nước.

Dọc theo dải đất này, du khách có thể ghé vào chiêm ngưỡng, khám

phá nhiều khu đền tháp còn khá nguyên vẹn tại Quảng Nam, Quảng Ngãi,

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đặc biệt, Bình

Định là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa Chămpa rất có giá trị, đó là

những dấu tích về thành quách, về các ngọn tháp rêu phong cổ kính.

Bình Định nay, Vijaya xưa là vùng đất định đô của vương quốc cổ

Chămpa từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ

của vương quốc Chămpa trước khi bước vào thời kỳ suy tàn. Trên vùng đất

này còn nhiều di tích khá nguyên vẹn với vẻ đẹp cổ kính, trong đó nổi bật

nhất hệ thống các di tích tháp Chămpa gồm 7 cụm với 13 tháp đã được Bộ

Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Như vậy, có thể

nói các di tích Chămpa ở Bình Định là hết sức phong phú, đa dạng, mang

những nét độc đáo riêng tạo ra sức hấp dẫn bí ẩn đối với du khách. Các di tích

Chămpa nơi đây, đã góp phần làm cho tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình

Định trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Tuy nhiên thực tế là các giá trị văn hóa Chămpa ở đây vẫn chưa được

khai thác có hiệu quả trong quá trình phát triển du lịch. Xuất phát từ thực tế

trên cùng với những tình cảm của một người con đối với quê hương, tôi thấy

việc nghiên cứu phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch ở các di tích

Chămpa Bình Định là rất cần thiết. Qua nghiên cứu để tìm ra những giải pháp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!