Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người của các quốc gia thành viên liên hợp quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 10/2010 45
Ths. NguyÔn ThÞ Kim Ng©n *
ới 192 quốc gia thành viên, Liên hợp
quốc là một trong những tổ chức quốc
tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay.
Hợp tác quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp
quốc được triển khai toàn diện trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong
đó có hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền
con người. Cơ sở pháp lí để xác định nội
dung các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về
quyền con người của các quốc gia thành viên
Liên hợp quốc bao gồm: Hiến chương Liên
hợp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền
con người, các điều ước quốc tế về quyền con
người mà các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc đã kí kết hoặc gia nhập và các cam kết
mang tính tự nguyện của các thành viên.
Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện
pháp lí nền tảng để triển khai các quan hệ hợp
tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, trong đó
có các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quyền
con người. Khoản 3 Điều 1 Hiến chương Liên
hợp quốc đã khẳng định mục tiêu hoạt động
của Liên hợp quốc là: “thực hiện sự hợp tác
quốc tế… trong việc khuyến khích phát triển
và sự tôn trọng nhân quyền và những quyền
tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc
tôn giáo”.
(1) Ngoài việc xác định rõ mục tiêu
như trên, Hiến chương Liên hợp quốc còn
xem xét các quyền và tự do cơ bản của con
người theo nhiều góc độ và tương ứng với
từng góc độ đó có các cơ chế khác nhau để
đảm bảo cho việc phát triển và bảo vệ quyền
con người ở các quốc gia thành viên.
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 10/12/1948, chỉ ba năm sau
khi Liên hợp quốc thành lập. Tuyên ngôn
toàn thế giới về quyền con người là văn kiện
quốc tế đầu tiên tập trung đề cập các quyền
và tự do cơ bản của con người trên tất cả các
lĩnh vực dân sự và chính trị; kinh tế, văn hoá
và xã hội. Mặc dù về tính chất không phải là
điều ước quốc tế nhưng Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người có ý nghĩa rất lớn:
“là mục tiêu chung cho tất cả các dân tộc và
các quốc gia phấn đấu đạt tới”.(2) Hiện nay,
rất nhiều quy định trong Tuyên ngôn toàn
thế giới về quyền con người đã được coi là
tập quán quốc tế và có hiệu lực ràng buộc
đối với các quốc gia, trước hết là các quốc
gia thành viên Liên hợp quốc.
- Các điều ước quốc tế về quyền con
người mà các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc kí kết hoặc tham gia là cơ sở pháp lí
quan trọng và đầy đủ nhất để xác định nội
dung các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về
V
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội