Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các con rrồng châu Á và thực tiễn đối ngoại với Việt Nam hiện nay - 1 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập
và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển
nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại
cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào
có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá
Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đối ngoại
rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì
hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời,
trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác
kinh tế quốc tế… đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy
được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các
quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở
nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước
khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai
nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa
Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm
phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này
lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất
cần thiết. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Quan hệ Thương mai giữa Việt Nam và Nhật
Bản thực trạng và giải pháp”.
Với yêu cầu của khoá luận về mặt kiến thức tổng hợp, kiến thức am hiểu sâu rộng
về thực tế chính sách là rất cao. Nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian, tài liệu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
cũng như năng lực nghiên cứu của mình nên trong đề tài em chỉ tập trung vào lĩnh
vực (quan hệ Thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn từ năm 1992 trở
lại đây). và em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như bạn
đọc để cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy các cô
và đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn Xuân Thiên đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn
thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Nhật Bản
1.1 Cơ sở lý luận.
Có thể nói, chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tạo
ra một diện mạo mới cho các quan hệ kinh tế quốc tế. Nó tác động lớn tới nhiều
quốc gia, làm thay đổi hẳn cục diện thế giới. Mở đầu, được đánh dấu bằng sự tan
rã của của chế độ chính trị ở đất nước Liên Xô và một loạt các nước Xã hội Chủ
nghĩa ở Đông Âu. Tình hình an ninh chính trị trên thế giới, về cơ bản đã ở trong
trạng thái ổn định. Nguy cơ của bùng nổ chiến tranh hạt nhân (thế chiến thứ 3) đã
bị đẩy lùi. Người ta đã cảm thấy yên tâm hơn, để tập trung vào đầu tư phát triển
kinh tế và củng cố đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
bất cập, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ ngoại giao giữa các nước như: hệ
thống tôn giáo của các nước rất phức tạp, quyền lợi các bên hay bị xung đột, gây
ra chiến tranh liên miên, làm cho nhiều khu vực trên thế giới không ổn định như:
khu vực Châu Phi, vùng Trung Cận Đông… mà điển hình là các lò lửa chiến tranh
ấn Độ – Pakistan; ixaren – Plestin, mà gần đây nhất là sự kiện ngày 11/09/2001
làm chấn động nước Mỹ. làm dấy lên làn sóng khủng bố khắp nơi trên thế giới;
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com